Luật phản phục: Đây là tính cách và quy luật quan trọng nhất

Một phần của tài liệu thảo luận Tóm tắt luận ngữ của Khổng Tử (Trang 35)

của "đạo". Vạn vật do "đạo" sinh ra và do "đức" mà trưởng thành. Vì vậy, nó phải theo quy luật phản phục. Luật phản phục tức là sự tuần hoàn của vũ trụ: vạn vật sinh ra, vận động, phát triển, mất đi rồi lai quay lại dạng ban

đầu, "vạn vật phồn thịnh, đều trở về gốc của chúng"(chương 16). Gốc đó tức là "đạo".

Luật vận hành của "đạo" là từ "vô". "Vô" sinh ra hữu, "hữu" sinh ra vạn vật, vạn vật biến hóa tới một trạng thái nào đó rồi lại quay trở về "vô", rồi từ "vô" lại tiếp tục một vòng tuần hoàn mới. Lão Tử cho rằng, biết được luật đó là sáng suốt, không biết thì gây họa. Các loài vật khác đều sống theo luật thiên nhiên cả, đều giữ được cái "đức" mà "đạo" ban cho. Chỉ có con người là đánh mất cái "đức" đó, rồi mỗi ngày sa đọa thêm mới sinh ra loạn lạc. Nhưng ông cũng cho rằng, loài người có thể tìm lại cái "đức" do tu dưỡng. Con người có định mệnh là quy căn nhưng cũng có tự do ý chí, có thể làm cho luật phản phục quy căn đó tiến mau hay chậm hơn.

+ Sự luân phiên và sự tương đối của các tương phản

Vũ trụ tiến tới cùng cực một trạng thái nào đó thì quay trở lại, ngược lại trạng thái trước. Không có cái gì là bất di bất dịch. Ví dụ: trăng tròn rồi lại khuyết, thịnh rồi lại suy, vơi lại đầy (chương 22); "gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không suốt ngày" (chương 23). Đó là sự luân phiên của các tương phản. Sự luân phiên Êy không phải là đối nghịch mà là tương thành với nhau.

Đối với "đạo", vật nào cũng ngang nhau. Chính có thể biến thành tà, thiện có thể trở thành ác, phúc họa không có gì là cố định, cực thẳng thì dường như cong (chương 58, 45). Mọi cái đều tương đối hết. Sự vật không có gì là tuyệt đối cả.

+ "Tổn hữu dư, bổ bất túc": Lão Tử cho rằng vạn vật từ "vô" mà sinh ra, mới đầu còn nhỏ, yếu (bất túc), lớn dần lên, mạnh lên (được bồi bổ); khi lớn, mạnh tới cực điểm rồi (hữu dư) thì ngược trở lại, nhỏ đi, yếu đi, giảm dần, suy dần khi tới "vô" thế là xong một vòng. "Đạo trời bắt chỗ dư, bù chỗ thiếu", còn đạo người thì không thế (chương 77).

- Triết lý "vô"

"Vô"là bản thể của trời đất. Vạn vật phát triển đến cực điểm thì bị "tổn" dần cho tới khi trở về "vô". Vậy, "vô" là điểm kết thúc và cũng là

điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển. "Vô" không có nghĩa là không có gì, trái với "hữu" mà "vô" là vô sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta. Nó như "đạo", nó có tính huyền diệu, nó sinh ra "hữu", "hữu" sinh ra vạn vật rồi lại trở về "vô". Do đó, "vô" và "hữu" tương thành nhau, sinh lẫn nhau và đều từ "đạo" mà ra, đều huyền diệu (chương 1). Không có "vô" thì "hữu" vô dụng, không có "hữu" thì "vô" cũng vô dụng. Ví dụ: ta làm cái cốc nhưng ta lại sử dụng khoảng không trong cái cốc để đựng nước...

Khi nhìn nhận vũ trụ ta phải bỏ hết tư dục, thành kiến, thấy được luật "quy căn" của vạn vật là từ "vô" sinh "hữu" rồi từ "hữu" lại trở về "vô". Hiểu được luật bất biến đó và hành động theo nó thì suốt đời không bị tai họa (chương 16).

Những tư tưởng trên đây là cơ sở triết học hình thành chính trị quan của Lão Tử.

4. Tư tưởng chính trị trong "Đạo đức kinh"

Tư tưởng chính trị bao trùm của Lão Tử là tư tưởng "vô vi nhi trị". Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn, dân khổ là vì không sống theo "đạo", không thuần phác, quả dục, do đó mà sinh ra tham lam, xảo trá, tranh giành, chém giết nhau. Thánh nhân dạy phải làm sao cho dân "phản phác". Muốn vậy, người trị dân phải hồn nhiên, chất phác, cứ tự nhiên để cho mọi vật phát triển theo tính của chúng, không đa sù, chi li (chương 28). Giữ được cái "phác" thì vạn vật sẽ quy phục (chương 32). Chính sách đó Lão Từ gọi là "vô vi".

Ông cho rằng, "trị nước lớn như nấu cá nhỏ". Nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nhiều quá thì nó nát, cũng như trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi quá nhiều, can thiệp vào việc dân quá thì dân sẽ chống đối (chương 60). Đó là hậu quả của chính sách "hữu vi". Ngược lại, "vô vi nhi trị", trị dân cứ theo "đạo", cứ thuận theo tự nhiên, Ýt can thiệp vào việc của dân, để cho dân thuận lẽ tự nhiên mà sống. Khi đó ta không làm gì mà dân tự cải hóa, ta ưa thanh tĩnh mà dân tự thuần chính, ta vô dục mà dân tự chất phác, dân vui vẻ mà yên ổn phát triển theo bản năng

của họ (chương 29,37,57,59,63,64,65). Sở dĩ như vậy là vì người và việc đổi thay vô định, không thể làm theo ý riêng của ta được, ta đừng bó buộc đời sống của dân, đừng áp bức cách sinh nhai của dân. Có như vậy dân mới không phản kháng lại (chương 72).

Bước đầu của chính sách "vô vi" là giảm thiểu sự can thiệp vào dân tới mức thấp nhất (chương 18). Chính sách cai trị thời đó quá phiền hà, đặt ra quá nhiều chức quan nhiễu sự quá. Lão Tử bảo phải thu hẹp phạm vi chính sự lại cho đến mức tối thiểu. "Triều đình càng nhiều quyền mưu thì quốc gia càng hỗn loạn, người trên càng nhiều kỹ xảo thì việc bậy càng sinh nhiều, pháp lệnh càng nghiêm thì đạo tặc càng nổi" (chương 57). Bậc thánh nhân chỉ cần thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của dân, lo cho dân đủ ăn, khỏe mạnh, thuần phác, không ham muốn (vô dục) như vậy là "vô vi" mà nước sẽ trị (chương 3).

Lão Tử cho rằng người khéo dùng đạo trị nước thì không dùng mưu trí nhiều vì như vậy sẽ làm cho dân khôn lanh cơ xảo. Đó là cái họa cho nước. không dùng mưu trí thì dân sẽ đôn hậu, chất phác, dễ cai trị. Đó là cái phúc cho nước (chương 56). Theo Lão Tử, "thánh nhân xử sự theo thái độ "vô vi", dùng thuật không nói mà dạy dỗ dân" (chương 2). Dạy dỗ bằng cách không nói là để cho vạn vật sinh trưởng mà không can thiệp vào. Tư tưởng đó trái ngược với Đạo Khổng, Mặc cho rằng dạy dân, giáo dân là nhiệm vô quan trọng nhất của nhà cầm quyền, mà dạy dân thì dùng lễ, nhạc và giảng cho dân đạo nhân, nghĩa, hiếu, trung. Lão Tử cho rằng nên lấy đức trị dân, đừng gây oán (chương 79). Người cai trị không nên dùng chế độ hà khắc, cực hình để trị dân.Việc đó đã có "đạo trời" lo, kẻ nào làm bậy thì "đạo trời" không tha. "Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt" (chương 73, 74).

Một phần của tài liệu thảo luận Tóm tắt luận ngữ của Khổng Tử (Trang 35)