Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Đạo đức kinh"

Một phần của tài liệu thảo luận Tóm tắt luận ngữ của Khổng Tử (Trang 32)

II. Nội dung tác phẩm

2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Đạo đức kinh"

Xã hội Trung Quốc cổ đại là một xã hội chiếm hữu nô lệ không điển hình. Nhà nước ra đời sớm và được tổ chức trên cơ sở tôn quân quyền, phụ quyền và nam quyền. Quyền trị dân thuộc về giai cấp quý tộc. Họ có bổn phận che chở dân, dân phải nuôi họ, tuân lệnh họ. Trong nhà thì người cha nắm quyền, đàn ông có quyền hơn đàn bà. Trong xã hội thì kẻ sĩ đứng đầu, rồi tới nông dân, công đứng sau và thương bị coi rẻ hơn cả.

Đó là một xã hội mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do đó, nó phụ thuộc vào tự nhiên rất cao, vai trò của thủy lợi rất lớn. Sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước và được tập trung tối cao vào ông vua chuyên chế,

không có tư hữu ruộng đất, tàn dư công xã kéo dài, nền kinh tế xã hội diễn ra với sự cống nạp từ bên dưới và phân phối từ bên trên.

Lịch sử Trung Quốc cổ đại là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ, giữa tầng lớp thượng lưu của xã hội với những người nông dân bị phá sản, bị nô dịch và phụ thuộc, giữa tầng lớp quý téc gia truyền bị bần cùng hóa với những thương nhân và trọc phú tiếm quyền. Những xung đột giai cấp trong xã hội rất sâu sắc, đã tạo tiền đề chính trị - xã hôi cho cuộc đấu tranh của các trường phái tư tưởng chính trị khác nhau rất đa dạng và phong phó.

Sang thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc rối loạn bởi sự xâu xé, chiến tranh, tranh bá quyền của hàng trăm tiểu quốc. Trung Quốc bị chia nhỏ thành hàng trăm tiểu quốc. Các tiểu quốc đó đánh nhau liên miên, xã hội rơi vào cảnh loạn lạc, chết chóc, li tán. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là vì sao xã hội loạn và làm thế nào để xã hội ổn định? Từ đó xuất hiện phong trào "bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng". Hàng trăm nhà khác nhau đã đưa ra tư tưởng của mình để cắt nghĩa nguyên nhân xã hội loạn và từ đó đưa ra các cách chữa trị xã hội Êy. Trong trăm nhà đó thì nổi lên 4 nhà lớn, trong đó có phái Lão gia do Lão Tử sáng lập. Tư tưởng của Lão Tử được thể hiện trong tác phẩm "Đạo đức kinh".

Một phần của tài liệu thảo luận Tóm tắt luận ngữ của Khổng Tử (Trang 32)