II. Nội dung tác phẩm
3. Tác phẩm "Đạo đức kinh" và những tư tưởng triết học chủ yếu
- Tác phẩm "Đạo đức kinh" ngày nay dài hơn 5000 chữ, chia làm
81 chương ngắn. Chương ngắn nhất có 21 chữ (chương 40), chương dài nhất chưa đầy 150 chữ (chương 20, 38). 81 chương này chia thành 2 thiên. Thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi là Đạo kinh, thiên hạ từ chương 38 đến hết gọi là Đức kinh.
"Đạo đức kinh" bao gồm những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan và chính trị quan. Hai nội dung được chú ý hơn cả là tư tưởng triÕt học về thế giới quan và tư tưởng chính trị quan. Trong đó, tư tưởng về thế giới quan chính trị là cơ sở triết học của tư tưởng chính trị trong tác phẩm.
Về tư tưởng triết học trong tác phẩm
Lão Tử cho rằng, bản nguyên của vũ trụ (hay tổng thể nguyên lý của vũ trụ) là "đạo". "Đạo" có trước cả trời đất, thượng đế và muôn loài, "đạo" sinh ra vũ trụ. "Đạo" đó vô cùng huyền diệu, vĩnh cửu, bất biến, con người không hiểu biết được. Nó yên lặng, trống không, đứng một mình mà không thay đổi, vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng. "Đạo" là ở tự nhiên, "đạo" với tự nhiên là một, vì ngoài "đạo" ra không còn gì khác nữa (chương 25).
* Bản thể của "đạo": Bản thể của "đạo" là vô thanh, vô sắc, vô
hình. Nó không tên, không thể giảng được, không đặt tên được vì nó độc lập tuyệt đối, không có thuộc tính. Nó mập mờ, thấp thoáng mà bên trong nó có hình tượng, có vật; nó thâm viễn, tối tăm mà bên trong nó có cái tinh túy, tinh túy đó rất xác thực và đáng tin (chương 21). Thể của "đạo" là "vô", nó rất huyền bí, nhưng là "vật hỗn độn mà thành". Vậy "đạo" tựa như "hữu" lại tựa như "vô", ở giữa khoảng "không" và "có".
Dụng của "đạo": Dụng của "đạo" thì lớn lao vô cùng, có công dụng
vô biên. Nó là bản nguyên của vạn vật, sinh ra vạn vật mà không khoe công lao, làm chúa tể vạn vật và làm phép tắc cho vạn vật. Vạn vật sinh ra từ "đạo", biến hóa rồi lại quay trở về "đạo". Nó là căn nguyên của vạn vật, hễ giữ được nó là nắm được chân lý, mà xử lý được mọi sự vật (chương 14).
Lão Tử cho rằng "đạo" chỉ có công sinh ra vạn vật, còn công nuôi dưỡng, che chở mỗi vật tới lúc lớn lên là do "đức". "Đức" là một phận của "đạo" trong mỗi vật, từ "đạo" mà ra. Nó là nguyên lý của mõi vật, nó bao bọc mỗi vật, nuôi lớn mỗi vật. Nó cũng có thể coi là bản năng sinh tồn của vạn vật và nó thuận theo luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh và biến đổi theo hoàn cảnh (chương 51). "Đạo" và "đức" sinh dưỡng vạn vật nhưng không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật tự phát triển. Nó không chiếm cho minh và không cậy công lao (chương 51).
* Tính cách và quy luật của "đạo": "Đạo" là mẹ của vạn vật, cho
"đạo". Biết được vạn vật mà lại giữ được "đạo" thì suốt đời không nguy (chương 52).