Tính cấp thiết của đề tài:Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu đang là chủ đề lớn được quan tâm trên toàn cầu. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm và đầu tư xứng đáng tới Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Viện Khoa học KTTV MT), đơn vị đầu ngành của Quốc gia về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu. Trong những năm gần đây, Viện đã có sự phát triển mạnh mẽ về vốn, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, công tác quản lý của Viện còn bộc lộ nhiều yếu kém. Việc tổ chức kế toán nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ cho quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) của Viện. Trong những năm qua, Viện Khoa học KTTV MT đã áp dụng Hệ thống kế toán ban hành theo quyết định số 19QĐBTC ngày 3032006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua quá trình áp dụng cho thấy, hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) đáp ứng được yêu cầu quản lý của luật NSNN đồng thời phát huy được vai trò quan trọng của công cụ kế toán đối với tăng cường quản lý. Tuy nhiên hệ thống chế độ kế toán HCSN áp dụng cho tất cả các đơn vị HCSN không đưa ra cho từng lĩnh vực đặc thù nên việc vận dụng còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Do vậy, cần hoàn thiện tổ chức kế toán áp dụng đối với các đơn vị HCSN nhằm phản ánh một cách đúng, đủ và kịp thời tình hình thu chi tài chính, những biến đổi trong cơ chế, chính sách tài chính quy định hoạt động cho lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu. Từ đó đáp ứng được nhu cầu về thông tin kế toán tài chính của chủ thể quản lý.Xuất phát từ sự cần thiết ấy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
Trang 1Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh doanh và quản lý
“Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS Phạm Thị Bích Chi cùng với sự chỉ bảo của một số thầy cô giáo
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực không trùng lặp với đề tài khác Mọi số liệu được sử dụng đã được tríchdẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo
HỌC VIÊN K19
ĐỖ THẢO HƯƠNG
Trang 2Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này là sự cố gắng rất nhiều củatôi Tuy nhiên, tôi sẽ không thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này nếu khôngnhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của tất cả các thầy cô vàngười thân Sau đây là lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ tôi trongthời gian qua:
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô đã dạy
dỗ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong thời gian qua, đặc biệt là PGS.TS Phạm ThịBích Chi là người trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp này Các thầy, cô đãchỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý thuyết, cũng như các kỹnăng phân tích, cách giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi… Các thầy, cô luôn là ngườitruyền động lực trong tôi, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm, các bạn cùng lớp và cácmột số bạn khác đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệpcủa mình
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
HỌC VIÊN K19
ĐỖ THẢO HƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3.1 Mục tiêu chung 4
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu 5
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 6
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài nghiên cứu 6
1.8 Kết cấu của luận văn 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 7
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 8
2.1 Đặc điểm các đơn vị hành chính sự nghiệp ảnh hưởng tới tổ chức kế toán 8
2.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp 8
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp 10
2.1.3 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp 11
2.1.4 Vai trò của tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp 15
2.1.5 Yêu cầu tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp 17
2.1.6 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp 17
2.2 Nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp 19
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 19
Trang 4CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG 35
3.1 Tổng quan về Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường 35
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
3.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường 37
3.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính tại Viện 40
3.2 Thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường 45
3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Viện 45
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG 58
4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường 58
4.1.1 Những ưu điểm 58
4.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 60
4.2 Những yêu cầu định hướng hoàn thiện 67
4.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường 68
4.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 68
4.3.2 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán 70
4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường 77
4.4.1 Về phía Nhà nước 77
4.4.2 Về phía Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
Trang 6Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức công tác kế toán 22
Sơ đồ 2.2 Quá trình luân chuyển chứng từ 24
Sơ đồ 3.1 Quá trình cấp phát, tiếp nhận kinh phí cho các đơn vị HCSN thuộc Viện Khoa học KTTV & MT 43
Sơ đồ 3.2 Trình tự luân chuyển chứng từ tại Viện Khoa học KTTV & MT 49
Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn hợp 69
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ chi tiền mặt 71
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thanh toán tiền lương 71
Bảng 3.1 Kinh phí cấp phát qua các năm 43
Bảng 3.2 Tình hình quyết toán kinh phí ở Viện Khoa học KTTV & MT 45
Trang 7CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu đang là chủ đề lớn đượcquan tâm trên toàn cầu Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm vàđầu tư xứng đáng tới Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (ViệnKhoa học KTTV & MT), đơn vị đầu ngành của Quốc gia về nghiên cứu cơ bảntrong lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu Trong nhữngnăm gần đây, Viện đã có sự phát triển mạnh mẽ về vốn, nhân lực và công nghệ Tuynhiên, công tác quản lý của Viện còn bộc lộ nhiều yếu kém
Việc tổ chức kế toán nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tinphục vụ cho quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện tốt côngtác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) của Viện.Trong những năm qua, Viện Khoa học KTTV & MT đã áp dụng Hệ thống kế toánban hành theo quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tàichính Qua quá trình áp dụng cho thấy, hệ thống chế độ kế toán hành chính sựnghiệp (HCSN) đáp ứng được yêu cầu quản lý của luật NSNN đồng thời phát huyđược vai trò quan trọng của công cụ kế toán đối với tăng cường quản lý Tuy nhiên
hệ thống chế độ kế toán HCSN áp dụng cho tất cả các đơn vị HCSN không đưa racho từng lĩnh vực đặc thù nên việc vận dụng còn bộc lộ nhiều nhược điểm Do vậy,cần hoàn thiện tổ chức kế toán áp dụng đối với các đơn vị HCSN nhằm phản ánhmột cách đúng, đủ và kịp thời tình hình thu chi tài chính, những biến đổi trong cơchế, chính sách tài chính quy định hoạt động cho lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn,Môi trường và Biến đổi khí hậu Từ đó đáp ứng được nhu cầu về thông tin kế toántài chính của chủ thể quản lý
Xuất phát từ sự cần thiết ấy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: " Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường"
Trang 8Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài, tác giả đã
cố gắng khắc phục những yếu điểm và phát huy những ưu điểm để bài viết đượchoàn chỉnh hơn Trên cơ sở đó tác giả đã định hướng nghiên cứu theo trình tự: xácđịnh mục tiêu nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; câu hỏinghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tác giả cũng đưa ra ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của Luận văn, đây chính là kết quả luận văn cần đạt được Tóm lại, trongChương 1 tác giả đã trình bày được nền tảng của nội dung nghiên cứu, là cơ sở địnhhướng cho tác giả thực hiện toàn bộ nội dung luận văn
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HCSN
2.1 Đặc điểm các đơn vị hành chính sự nghiệp ảnh hưởng tới tổ chức kế toán
Trong phần này, tác giả đã đưa ra khái niệm khái quát nhất về đơn vị hànhchính sự nghiệp Sau đó tác giả trình bày nội dung phân loại đơn vị hành chính sựnghiệp theo các căn cứ sau:
- Một là theo tính chất, các đơn vị HCSN
- Hai là theo phân cấp quản lý tài chính của đơn vị HCSN
- Ba là căn cứ vào đặc điểm nguồn thu sự nghiệp của đơn vị HCSN
Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ yếuđược thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát Đặc điểm nổibật của đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủyếu không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.Tiếp theo tác giả trình bày đặc điểm hoạt động của đơn vị HCSN theo các nộidung: thực hiện nghĩa vụ với NSNN; huy động vốn và vay vốn tín dụng; quản lý và
sử dụng tài sản; các khoản chi thường xuyên; chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập;
sử dụng kết quả tài chính trong năm; quản lý sử dụng cán bộ, viên chức
Trang 9Các đặc điểm nêu trên đòi hỏi tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN phải đượcsắp xếp khoa học để phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính của đơn vị.
Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN được thực hiện theo quy trình
từ lập dự toán thu chi NSNN đến việc tổ chức thực hiện dự toán thu chi NSNN vàcuối cùng là quyết toán NSNN
Trên cơ sở những đặc điểm cơ bản nêu trên, tác giả đã trình bày vai trò của tổchức kế toán trong đơn vị HCSN Tổ chức kế toán là một trong những nội dungquan trọng trong tổ chức công tác quản lý của đơn vị HCSN Tổ chức kế toán phảiđược tổ chức một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với từng đơn vị để đảm bảo cungcấp thông tin về hoạt động tài chính của đơn vị một cách có hệ thống, kịp thời,chính xác cho nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu quả nhất
Luận văn cũng chỉ rõ để thực hiện được vai trò của tổ chức kế toán trong cácđơn vị HCSN cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định Các nguyên tắc phảiđược thực hiện quán triệt một cách đồng bộ mới có thể thực hiện tốt được vai tròcủa tổ chức kế toán
2.2 Nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp
Nội dung của tổ chức kế toán tại đơn vị HCSN bao gồm:
Tổ chức bộ máy kế toán: trong luận văn tác giả đưa ra khái niệm bộ máy kế
toán, tổ chức bộ máy kế toán và các yêu cầu khi tổ chức bộ máy kế toán Tùy đặcđiểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổ chức côngtác kế toán sau: hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung; hình thức tổ chức côngtác kế toán phân tán; hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức tài
khoản kế toán, tổ chức sổ kế toán, tổ chức báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán
Thứ nhất, Tổ chức chứng từ kế toán
Luận văn nêu được khái niệm, vai trò và nội dung của tổ chức chứng từ kếtoán Nội dung tổ chức chứng từ kế toán bao gồm: xác định danh mục chứng từ vàtrình tự luân chuyển chứng từ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm bốn
Trang 10bước: tổ chức lập chứng từ; tổ chức kiểm tra chứng từ; tổ chức sử dụng chứng từ; tổchức lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ.
Thứ hai, Tổ chức tài khoản kế toán
Luận văn nêu được vai trò của tổ chức tài khoản kế toán trong các đơn vịHCSN Từ đó luận văn nêu nội dung tổ chức tài khoản kế toán và căn cứ để đơn vịHCSN vận dụng để xây dựng danh mục hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vịmình
Thứ ba, Tổ chức sổ kế toán
Luận văn trình bày được khái quát hai nội dung chính của tổ chức sổ kế toán
đó là tổ chức hình thức sổ kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán Các đơn vị HCSNcần lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với điều kiện của đơn vị mình và lựachọn hệ thống sổ kế toán phù hợp với hệ thống tài khoản kế toán đã xây dựng chođơn vị
Thứ tư, Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Luận văn đưa được nội dung và vai trò của tổ chức hệ thống báo cáo ở đơn vị
Cụ thể nội dung như sau: Thứ nhất, quy định mẫu biểu báo cáo kế toán Thứ hai,quy định trách nhiệm lập báo cáo kế toán Thứ ba, quy định trách nhiệm của ngườikiểm tra báo cáo kế toán Thứ tư, quy định nơi gửi và công khai báo cáo tài chính.Thứ năm, quy định về phương pháp lập báo cáo kế toán
Thứ năm, tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Luận văn nêu được khái niệm, vai trò của công tác kiểm tra kế toán và tổ chứccông tác kiểm tra kế toán Để phát huy được vai trò đó, luận văn chỉ ra được tổchức, nội dung của các cuộc kiểm tra kế toán
Như vậy, ở chương 2, tác giả đã trình bày các nội dung tổ chức kế toán tạiđơn vị HCSN Đây chính là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng tạiđơn vị khảo sát trong chương 3
Trang 11CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1 Tổng quan về Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Đầu tiên, tác giả giới thiệu quá trình hình thành và phát triểnViện Khoa họcKTTV & MT Viện được thành lập theo Nghị định 215/CP ngày 05 tháng 11 năm
1976 của Hội đồng Chính phủ nay là Chính Phủ
Ngày 16 tháng 12 năm 2003; ngày 02 tháng 8 năm 2007 và ngày 27 tháng 11năm 2008 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ tình hình thực tế và nănglực hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ đã lần lượt ký các Quyếtđịnh số 17/2003/QĐ-BTNMT, Quyết định số 1159/QĐ-BTNMT, Quyết định số2481/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaViện Khoa học KTTV & MT trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trong phần tổng quan này tác giả cũng đã mô tả khái quát về thực trạng cơ sởvật chất chủ yếu của Viện Khoa học KTTV & MT và các thành tựu chủ yếu củaViện Khoa học KTTV & MT:
Tiếp theo, tác giả trình bày đặc điểm tổ chức quản lý tại Viện Khoa họcKTTV & MT bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Về chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học KTTV & MT
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường là viện nghiên cứu cơ bảntrực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ, đào tạo đại học về khí tượng, khí hậu, khí tượng nông nghiệp,thuỷ văn, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn biển và môi trường (sau đây gọi làkhí tượng thuỷ văn và môi trường); đào tạo sau đại học về khí tượng, thủy văn vàmôi trường
Về cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học KTTV & MT
Theo Quyết định số 2481/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
Trang 12cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, Viện Khoahọc KTTV & MT được tổ chức như bao gồm: Ban lãnh đạo; Bộ máy giúp viện Việntrưởng gồm 03 phòng chức năng và 03 phòng Nghiên cứu; Và các đơn vị sự nghiệptrực thuộc gồm: Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam; Trungtâm nghiên cứu Khí tượng - Khí hậu; Trung tâm nghiên cứu Khí tượng nôngnghiệp; Trung tâm nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên nước; Trung tâm nghiêncứu môi trường; Trung tâm nghiên cứu Biển và tương tác Biển - khí quyển; Trungtâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
Về đặc điểm quản lý tài chính tại Viện
Viện Khoa học KTTV & MT vừa thực hiện tài chính cấp II trực thuộc Bộ tàinguyên và Môi trường, vừa thực hiện tài chính cấp III trực thuộc Viện cấp II trêncùng 1 con dấu 1 tài khoản Viện là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phầnchi phí hoạt động Do đó tổ chức quản lý tài chính tại Viện thực hiện đúng cácnguồn thu, chi theo các văn bản của Nhà nước
Luận văn đã mô tả và phần tích được trình tự quản lý tài chính bao gồm: Quá
trình lập dự toán kinh phí, Quá trình cấp phát kinh phí, Quá trình quyết toán kinh phí.
3.2 Thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
kế toán tài chính cấp III Các đơn vị cấp III khác thuộc Viện cũng tổ chức bộ máy
kế toán theo hình thức tập trung Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện cấp IIIkhông tổ chức bộ máy kế toán Do các đơn vị mới đi vào thực hiện hoạt động dịch
vụ nên công việc kế toán phát sinh không nhiều Phòng kế toán của đơn vị cấp IIIViện thực hiện phân công nhiệm vụ cho kế toán chuyên quản theo dõi và thực hiện
kế toán trưởng phần dịch vụ cho các đơn vị
Trang 13Về tổ chức công tác kế toán
Thứ nhất, Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Viện Khoa học KTTV & MT
về cơ bản áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 được sửa đổi, bổ sung theo theo theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn phản ánh đầy đủ 4 chỉ tiêu: chỉ tiêu tiền lương, chỉ tiêu vật tư, chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu TSCĐ
Viện Khoa học KTTV & MT xây dựng quy trình lập, luân chuyển chứng từcho từng loại trên cơ sở căn cứ vào nội dung cụ thể của các nghiệp vụ kinh tế phátsinh Tất cả các chứng từ kế toán đều phải thông qua bộ phận kế toán của Viện để xử lý Quy trình lập, luân chuyển chứng từ kế toán tại Viện Khoa họcKTTV & MT được thực hiện theo trình tự các bước: (1) Lập chứng từ kế toán vàphản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ; (2) Kiểm tra chứng
từ kế toán; (3) Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi sổ kế toán; (4) Lưu trữ và bảoquản chứng từ
Thứ hai, Tổ chức hệ thống TKKT
Viện Khoa học KTTV & MT được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu
Do đó về cơ bản phải áp dụng hệ thống TKKT ban hành theo Quyết định số19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006, được sửa đổi, bổ sung theo theo Thông tư
số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính
Viện Khoa học KTTV & MT dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 thuộc hệthống TKKT do chế độ kế toán quy định Đối với những tài khoản có yêu cầu quản
lý chi tiết đối với một số chỉ tiêu, bên cạnh các tài khoản cấp 1, cấp 2, Viện còn mởchi tiết cho các tài khoản đó Đặc biệt ở Viện đã thực hiện công tác kế toán trênphần mềm IMAS8, các tài khoản còn được chi tiết hoá theo từng đối tượng thanhtoán thông qua việc mã hóa các đối tượng đó
Để hiểu rõ hơn việc vận dụng hệ thống tài khoản trong quá trình hạch toán cácnghiệp vụ phát sinh, tác giả đã tóm tắt thành sơ đồ hạch toán tổng hợp các hoạtđộng của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Trang 14Thứ tư, Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hiện nay, các đơn vị thuộc Viện Khoa học KTTV & MT đều tổ chức vậndụng báo cáo tài chính theo định kỳ quy định chung của Bộ Tài chính ban hànhtheo Quyết định số Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 được sửađổi, bổ sung theo theo theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của
Bộ Tài chính
Ngoài thực hiện chế độ báo cáo hiện hành Viện Khoa học KTTV & MT cònthực hiện quy chế báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường theo quyết định2398/QĐ-BTNMT ngày 15/12/2009 Ban hành Quy chế quản lý tài chính trong các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thứ năm, Tổ chức kiểm tra kế toán
Công tác kiểm tra kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT được thực hiệntheo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC của Bộ tài chính về Quy chế tự kiểm tra tàichính kế toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và Quy chếquản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tàinguyên và Môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo quyếtđịnh 2398 ngày 15/12/2009
Công tác kiểm tra kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT được tiến hànhtrên hai phương diện: Một là kiểm tra kế toán bởi cơ quan chủ quản là Bộ Tàinguyên và Môi trường; Hai là kiểm tra kế toán trong nội bộ Viện Khoa học KTTV
& MT
Như vậy, trong chương 3 Luận văn đã hoàn thành những nội dung chính sauđây: Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT Đếnghiên cứu vẩn đề này, tác giả đã đi từ tổng quan về các đơn vị trực thuộc Viện
Trang 15Khoa học KTTV & MT, trong đó nêu khái quát về Viện và các đơn vị trực thuộc,đặc điểm tổ chức hoạt động, cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị này Tiếptheo tác giả đi vào nội dung chính của chương 3 đó là phản ánh lại thực trạng tổchức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Viện Với những nội dung trên chương 3chính là nền tảng cơ sở của chương 4 để đưa ra kết quả nghiên cứu thực trạng và đềxuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Luận văn đã nêu được ưu nhược điểm tại đơn vị về công tác tài chính và tổchức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT
Bên cạnh những ưu điểm trong việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính và việc tổchức kế toán như tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ và những mặt đạt được trong tổchức công tác kế toán, luận văn cũng chỉ rõ được những nhược điểm đang tồn tại:
Về tổ chức bộ máy kế toán: bố trí nhân sự, phân công nhân sự không hợp lýcủa phòng Kế hoạch - Tài chính Viện cấp III
Về tổ chức công tác kế toán:
Một là Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ: Hệ thống danh
mục chứng từ kế toán được sử dụng không thống nhất cho các đơn vị thuộc Viện;Việc lập, ghi chép số liệu liên quan đến các yếu tố ghi trên chứng từ gốc có chỗ cònchưa đầy đủ hoặc quá rút gọn và không rõ ràng; Khâu luân chuyển chứng từ giữacác bộ phận vẫn còn chậm; Công tác lưu trữ chứng từ kế toán còn nhiều khó khăn
do điều kiện về diện tích hạn hẹp
Trang 16Hai là Tổ chức hệ thống TKKT: Một số đơn vị chưa vận dụng đầy đủ tài
khoản cấp một cần thiết để phản ánh đối tượng kế toán ở đơn vị; một số tài khoảncấp 1 tất cả các đơn vị không theo dõi chi tiết đến cấp 2 theo yêu cầu quản lý
Ba là Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Một số đơn vị mở sổ kế toán chưa đầy đủ hoặc có mở sổ nhưng lại khôngđúng, chưa có dấu giáp lai giữa các trang sổ Mặc dù hầu hết các đơn vị đều ápdụng hình thức Chứng từ ghi sổ nhưng đều không mở sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được ghi chép thường xuyên; Các đơn vịHCSN thuộc Viện Khoa học KTTV & MT tuy sử dụng phần mềm nhưng sổ quỹthực tế, hầu hết vẫn ghi sổ kế toán thủ công
Bốn là Tổ chức báo cáo kế toán: Viêc lập báo cáo tài chính vẫn còn được làm
mang tính hình thức Đặc biệt các đơn vị trực thuộc Viện cấp III mới chỉ chú trọngđến báo cáo thuế, không chú trọng tới việc tổng hợp số liệu gửi cấp trên, báo cáo gửilên đơn vị cấp III thường xuyên quá hạn và mẫu biểu không thống nhất
Năm là Tổ chức kiểm tra kế toán: Hầu như các đơn vị không xây dựng kế hoạch kiểm tra kế toán, nếu có kiểm tra kế toán thì chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng của kiểm tra Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chất lượng kiểm tra kế toán còn thấp là do phân công, phân nhiệm không
rõ ràng: Cán bộ kế toán còn làm nhiều công việc kiêm nhiệm dẫn đến hạn chế chức năng tự kiểm tra, giám sát giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán; trình
độ kế toán thấp, không đủ khả năng thực hiện các công việc về kiểm tra, phân tích báo cáo kế toán.
4.2 Những yêu cầu định hướng hoàn thiện
Để hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT thì trong quátrình hoàn thiện Viện phải đảm bảo những yêu cầu sau:
4.2 Những yêu cầu định hướng hoàn thiện
Yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện như sau: phải thực hiện thốngnhất quy định của Nhà nước; phải căn cứ đặc thù riêng của đơn vị; phải đảm bảocung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan; phải đảm bảo tổ chức vận
Trang 17cụng chế độ kế toán đáp ứng yêu cầu minh bạch, công khai.
4.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Về tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ thực tiễn tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị thuộc ViệnKhoa học KTTV & MT hiện nay, tác giả đã nêu cụ thể các giải pháp hoàn thiện tổchức bộ máy kế toán trong các đơn vị là lựa chọn mô hình bộ máy kế toán và sắpsếp lại nhân sự trong bộ máy kế toán
Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống TKKT: Cần đưa ra một hệ thống tài khoản
thống nhất chung trong toàn Viện để từ đó các đơn vị có cơ sở vận dụng tài khoản
kê toán, việc mở thêm các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 cũng được đồng nhất
Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán: Cần hoàn thiện hệ thống sổ kếtoán đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý, mở đầy đủ sổ kế toán tương ứng với hệ thốngtài khoản kế toán của đơn vị
Thứ tư, Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán cần
phải nộp đúng, đủ về số lượng biểu mẫu, chất lượng của số liệu, nội dung trongtừng báo cáo và thời hạn quy định
Thứ năm, Hoàn thiện kiểm tra kế toán: Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra và nộidung kiểm tra bao gồm toàn bộ các khâu công việc liên quan đến công tác kế toánnhư: chứng từ việc chấp hành chế độ ghi chép ban đầu và ghi chép trên sổ kế toán,lập báo cáo kế toán thực hiên các định mức, các dự toán thu chi
4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường
Về phía Nhà nước
Thứ nhất, tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, đảm bảo
cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện theo luật pháp và điều
Trang 18chỉnh chế tài bằng pháp luật.
Thứ hai, hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức là những chuẩn mực cực
kỳ quan trọng để đo lường tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động
Về phía Viện Khoa học KTTV & MT
Để hoàn thiện đổi mới tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT thì xéttrên phương diện vi mô, Viện cần thự hiện những nội dung sau: Nhận thức rõ hơn
về tầm quan trọng của tổ chức kế toán trong lĩnh vực quản lý; Xây dựng và hoànchỉnh quy chế chi tiêu nội bộ; Hoàn thiện tốt quy chế quản lý tài chính; Có thái
độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩnmực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước; Xây dựng hệ thống dự toán sát với tìnhhình chi tiêu của đơn vị; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quyđịnh hiện hành
Trong chương 4, tác giả luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu về tổ chức
kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT Từ đó, mạnh dạn đưa ra một sổ giải pháphoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT và những điềukiện trên cả phương diện vĩ mô và vi mô để thực hiện những giải pháp đó
Trang 19KẾT LUẬN
Trong chiến lược phát triển của Viện Khoa học KTTV & MT, việc hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán, hướng tới mục đích tăng cường tính tự chủ được coi làmột trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và qua khảo sát thực tế tạiViện Khoa học KTTV & MT, luận văn đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn tổ chức công tác kế toán làm nền tảng đưa ra phương hướng và giải phápkhắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ViệnKhoa học KTTV & MT
Có thể khái quát nội dung như sau:
1 Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán, nội dung
tổ chức công tác kế toán, phân cấp quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN
2 Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoahọc KTTV & MT Từ đó rút ra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại làm cơ sởđưa ra những giải pháp hoàn thiện
3 Luận văn đã đề xuất các nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toántai Viện Khoa học KTTV & MT trên cơ sở hoàn thiện một số nội dung chủ yếu nhưhoàn thiện chứng từ, hoàn thiện vận dụng hệ thống tài khoản, hoàn thiện sổ sách vàbáo cáo kế toán… Cụ thể như sau:
- Đề xuất vận dụng hệ thống tài khoản vào hạch toán phù hợp với chuẩn mực
kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành
- Đề xuất tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng chuyên môn hoá lao động
- Đề xuất bổ sung một số báo cáo kế toán quản trị
- Trình bày phương hướng cũng như một số nội dung cần chú trọng để hoànthiện tổ chức kiểm tra kế toán góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin kếtoán
- Đề xuất thống nhất phần mềm kế toán trong tất cả các phần hành của HTKT.Đồng thời luận văn cũng đưa ra những điều kiên để cho các giải pháp đó
Trang 20mang tính khả thi cả về phía Nhà nước và bản thân đơn vị HCSN.
Trang 21CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu đang là chủ đề lớn đượcquan tâm trên toàn cầu Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm vàđầu tư xứng đáng tới Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (ViệnKhoa học KTTV & MT), đơn vị đầu ngành của Quốc gia về nghiên cứu cơ bảntrong lĩnh vực Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi Khí hậu Trong nhữngnăm gần đây, Viện đã có sự phát triển mạnh mẽ về vốn, nhân lực và công nghệ Tuynhiên, công tác quản lý của Viện còn bộc lộ nhiều yếu kém
Việc tổ chức kế toán nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tinphục vụ cho quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện tốt côngtác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) của Viện.Nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, tổ chức kế toán cần phải được hoànthiện, đảm bảo mọi khoản thu, chi của nhà nước được phản ánh kịp thời, trung thực.Thông qua thông tin do kế toán cung cấp, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởngnắm bắt được tình hình thu, chi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách, có các biện pháptăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do NSNN cấp, tăng nhanhkhả năng tạo vốn từ nội bộ các đơn vị Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tổchức hợp lý, khoa học công tác kế toán Tổ chức kế toán ở Viện Khoa học KTTV &
MT trong xu thế hội nhập có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là nền tảng thực hiện tốtcông tác quản lý đối với mô hình các Viện nghiên cứu cơ bản của quốc gia
Trong những năm qua, Viện Khoa học KTTV & MT đã áp dụng Hệ thống kếtoán ban hành theo quyết định số 19/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BộTài chính Qua quá trình áp dụng cho thấy, hệ thống chế độ kế toán hành chính sựnghiệp (HCSN) đáp ứng được yêu cầu quản lý của luật NSNN đồng thời phát huyđược vai trò quan trọng của công cụ kế toán đối với tăng cường quản lý Tuy nhiên
hệ thống chế độ kế toán HCSN áp dụng cho tất cả các đơn vị HCSN không đưa ra
Trang 22cho từng lĩnh vực đặc thù nên việc vận dụng còn bộc lộ nhiều nhược điểm Đồngthời cũng hạn chế việc tăng cường kiểm soát các khoản thu chi tài chính, các khoảnthu vào NSNN không được phản ánh kịp thời, chính xác dẫn đến quản lý gặp nhiềukhó khăn Do vậy, cần hoàn thiện tổ chức kế toán áp dụng đối với các đơn vị HCSNnhằm phản ánh một cách đúng, đủ và kịp thời tình hình thu chi tài chính, nhữngbiến đổi trong cơ chế, chính sách tài chính quy định hoạt động cho lĩnh vực Khítượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu Từ đó đáp ứng được nhu cầu vềthông tin kế toán tài chính của chủ thể quản lý.
Xuất phát từ sự cần thiết ấy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: "Hoàn thiện tổ chức
kế toàn tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường"
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Tổ chức kế toán có vai trò rất quan trọng, là công cụ sắc bén, hiệu quả cho cácnhà quản lý Trước vai trò to lớn của công tác tổ chức kế toán, có nhiều nghiên cứutrong và ngoài nước về tổ chức kế toán Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trungcho khối các doanh nghiệp
Khi nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xinnghiên cứu theo hướng: hệ thống tổ chức kế toán của các đơn vị HCSN
Nhằm hướng tới hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN cókhông ít tác giả (cao học viên, nghiên cứu sinh, các nhà hoạch định chính sáchtài chính công…) Tuy nhiên, các công trình của các tác giả có nhiều điểm yếu
về phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu, cònthiếu khách quan trong việc đề xuất giải pháp nên giá trị đưa vào thực tiễn củacác công trình thấp Tác giả tìm hiểu một số nghiên cứu trước đây về đề tài như:
“Hoàn thiện thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế nhằm tăngcường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam” – Luận án tiến sỹ của Lê KimNgọc – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009;
"Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán trong các đơn vị sự nghiệp có thuthuộc Bộ Tài chính" - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Thuận – Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân, năm 2008;
Trang 23"Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Ytế" – Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Phương Thảo – Trường Đại học Kinh tế Quốcdân, năm 2008;
“Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường công tác tài chínhtrong các trường Đại học dân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” – Luận văn thạc sĩcủa Nguyễn Thị Thu Hà – Học viện tài chính, năm 2006;
“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các trường cao đẳng, trung học chuyênnghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” – Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại họcThương mại, năm 2010
“Hoàn thiện tổ chức kế toán thu chi trong các trường đại học công lập thựchiện cơ chế tự chủ tài chính” – Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mai –Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008
Các nghiên cứu đã phân tích tương đối chi tiết về mặt lý luận, phản ánh đượcthực trạng tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thực tế khảo sát Đặc biệt làluận án tiến sỹ của Lê Kim Ngọc đã nghiên cứu một cách sâu sắc nhất lý luận về tổchức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
Tuy nhiên, hầu hết các luận văn thạc sĩ đã đánh giá thực trạng công tác hạchtoán kế toán (HTKT) tại đơn vị khảo sát chung chung, nội dung đánh giá còn nhiềuhạn chế, đơn vị khảo sát không điển hình
Ngoài ra, khi phân tích những nhược điểm của tổ chức kế toán trong đơn vịkhảo sát, tác giả không phân tích rõ nguyên nhân dẫn tới các hạn chế của công tácHTKT dẫn tới kiến nghị còn chủ quan, không khả thi trong thực tiễn
Các tác giả chưa chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính, mặc dù đây là mộtyếu tố rất quan trọng điều chỉnh sự phù hợp của tổ chức kế toán Trong giai đoạnhiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tăng cường tựchủ của các đơn vị sự nghiệp, việc hoàn thiện tổ chức kế toán phù hợp với cơ chếquản lý tài chính là rất cấp bách
Trong bài nghiên cứu này, tôi cố gắng khắc phục được những yếu điểm, pháthuy những điểm mạnh của các tác giả để bài viết được hoàn chỉnh hơn Bài nghiên
Trang 24cứu của tôi nghiên cứu tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT Đây là mộtđơn vị nghiên cứu khoa học cơ bản, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu tổchức kế toán cho đơn vị này.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới và hoàn thiện từng bướccông tác tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT, nhằm phát triển quy mô,nâng cao chất lượng lĩnh vực Khí tượng Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậugóp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung, đề tài hướng tới năm mục tiêu cụ thể sau:
Một là nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN;
Hai là nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa họcKTTV & MT;
Ba là rút ra những mặt đạt được và những tồn tại cần khắc phục trên cơ sởthực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT;
Bốn là xác định được yêu cầu có tính nguyên tắc cho việc hoàn thiện tổ chức
kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT;
Năm là đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại ViệnKhoa học KTTV & MT
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức công tác và bộ máy kế toán tại ViệnKhoa học KTTV & MT tại năm 2011
Về mặt lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung tổ chức kế toántrong đơn vị HCSN Về thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tổchức công tác và bộ máy kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT các năm 2009,
2010, 2011
Trang 251.5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi về mặt lý luận:
- Tổ chức kế toán ảnh hưởng như thế nào đến các đơn vị HCSN?
- Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN bao gồm những nội dung gì?
Câu hỏi thực tiễn:
- Thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT đã phù hợp vớiyêu cầu quản lý chưa, chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân.?
- Những giải pháp nào có thể sử dụng để hoàn thiện tổ chức kế toán tại ViệnKhoa học KTTV & MT và những điều kiện thực hiện các giải pháp này?
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả dùng phương pháp thu thập số liệu
sơ cấp và thứ cấp
Phương pháp sơ cấp
Là một phương pháp nghiên cứu dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện
đã hoặc đang tồn tại, hoặc thu thập những số liệu thống kê đã tích lũy trên cơ sở đóphát hiện qui luật của sự vật hoặc hiện tượng Trong phương pháp này người nghiêncứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gâybiến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu
Tác giả đã quan sát trực tiếp tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kếtoán bao gồm: tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ kếtoán, báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn vàMôi trường
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ phòng Kế hoạch - Tàichính, văn phòng và một số lãnh đạo đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dungnghiên cứu
Phương pháp thứ cấp
Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu
Trang 26nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tại đơn vịkhảo sát.
Các nguồn tài liệu chính tác giả tham khảo bao gồm:
- Các website liên quan: website của đơn vị khảo sát, website về văn bản phápluật và kế toán tài chính
- Các luận án, luận văn nghiên cứu về tổ chức kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
- Các văn bản quy phạm pháp luật về luật kế toán, chế độ kế toán…
- Các tài liệu liên quan đến phần thực trạng của đơn vị khảo sát: quy chế chitiêu nội bộ, báo cáo tài chính, hệ thống chứng từ, sổ sách của đơn vị, các số liệuthống kê, hồ sơ năng lực của đơn vị
- Xử lý logic đối với thông tin định tính Đây là việc tổng hợp những thôngtin rời rạc đã thu thập được của tác giả để xây dựng cơ sở lý luận một cách hệ thống
và có căn cứ, làm tiền đề để phân tích thực trạng tại đơn vị khảo sát
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng Đây là việc sử dụngphương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thuthập được
Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quansát và phỏng vấn Tác giả không ghi chép các số liệu nguyên thủy vào đề tài, màphải sắp xếp, tổng hợp chúng thành các bảng biểu, phụ lục để phục vụ mục tiêunghiên cứu
1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu " Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn & Môi trường" có những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn.
Trang 27Về lý luận, với việc đi sâu nghiên cứu đề tài đặt ra Tác giả đã hệ thống hóa,làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kếtoán trên cơ sở nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại ViệnKhoa học KTTV & MT hiện nay và đề xuất những giải pháp cơ bản, đồng thời kiếnnghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT
1.8 Kết cấu của luận văn
Ngoài các trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
04 chương:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN
- Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Viện Khoa học KTTV & MT
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, Luận văn đã chỉ ra được tầm quan trọng của hoàn thiện tổchức kế toán trong đơn vị HCSN Từ đó tác giả định hướng nghiên cứu theo trìnhtự: xác định muc tiêu nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; câuhỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tác giả cũng đã đưa ra ý nghĩa khoahọc và thực tiễn của Luận văn, đây chính là kết quả luận văn cần đạt được Tóm lại,Chương 1 sẽ là nền tảng cơ sở cho tác giả thực hiện toàn bộ nội dung của Luận văn
Trang 28CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
2.1 Đặc điểm các đơn vị hành chính sự nghiệp ảnh hưởng tới tổ chức kế toán
2.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa về đơn vị HCSN Tác giả xin nêu ra định nghĩa kháiquát nhất về đơn vị HCSN theo giáo trình kế toán công trong đơn vị HCSN củaTrường Đại học Kinh tế Quốc dân: "Đơn vị HCSN là đơn vị do nhà nước quyết địnhthành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước
về một hoạt động nào đó Đặc trưng cơ bản của các đơn vị sự nghiệp là được trangtrải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinhphí từ ngân quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trựctiếp" [10, trg 12] Đó là các đơn vị HCSN trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quanĐoàn thể, các tổ chức xã hội do trung ương và địa phương quản lý và các đơn vị trựcthuộc lực lương vũ trang
Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể phân loại như sau:
* Theo tính chất, các đơn vị HCSN bao gồm:
- Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộmáy hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước)
- Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế,
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…
- Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức quần chúng,…
* Theo phân cấp quản lý tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp được tổ chứctheo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tácchấp hành ngân sách cấp đó Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:
- Đơn vị sự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệptrực thuộc trung tương và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sở, ban,…Đơn vị dựtoán cấp I trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán
Trang 29nguồn kinh phí cấp phát Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm: Tổng hợp và quản lýtoàn bộ vốn của ngân sách giao, xác định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị
kế toán cấp dưới; Phê chuẩn dự toán quí, năm của các đơn vị cấp dưới; Tổ chứcviệc hạch toán kinh tế, việc quản lý vốn trong toàn ngành; Tổng hợp các báo biểu kếtoán trong toàn ngành, tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm tra tài chính đối với đơn vịcấp dưới
- Đơn vị dự toán cấp II: Trực thuộc đơn vị dự toán đơn vị cấp I chịu sự lãnhđạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I Đơn vị
dự toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phầnkinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc.Định kỳ đơn vị phải tổng hợp chi tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấpIII báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp
- Đơn vị dự toán cấp III: Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II Chịu sự lãnh đạotrực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp II, là đơn vịcuối cùng thực hiện dự toán Đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng kinh phí củangân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêukinh phí báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ
Đơn vị dự toán có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp Ở các đơn vị chỉ có mộtcấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp III Ở các đơn vị được tổ chứcthành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I,đơn vị dự toán cấp dưới làm nhiệm vụ của đơn vị cấp III
* Căn cứ vào đặc điểm nguồn thu sự nghiệp, đơn vị HCSN được phân loại đểthực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, NSNN không phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn
bộ kinh phí hoạt động
Trang 30Việc phân loại trên được ổn định trong thời gian 3 năm Sau thời hạn 3 nămThủ tướng Chính phủ sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Như vậy, đơn vị HCSN rất đa dạng, phạm vi rộng, chi cho hoạt động chủ yếuđược thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát Đặc điểm nổibật của đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủyếu không phải là SXKD mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị HCSN hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với tính chất,đặc điểm, quy mô hoạt động khác nhau Dù thuộc ngành, lĩnh vực nào có thể kháiquát đặc điểm chung của các đơn vị HCSN như sau:
Thực hiện nghĩa vụ với NSNN
Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủcác loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy địnhcủa pháp luật
Huy động vốn và vay vốn tín dụng
Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tíndụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng vànâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật
Quản lý và sử dụng tài sản
Đơn vị HCSN thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nướctheo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị HCSN Đối vớiTSCĐ sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốntheo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Số tiền trích khấu haoTSCĐ và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN được để lại bổ sungQuỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Các khoản chi thường xuyên
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, Thủ trưởng đơn
vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp
Trang 31hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được quyết địnhphương thức khoán chi chi cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Chế độ tiền lương, tiền công, thu nhập
Đơn vị HCSN được xác định tổng quỹ lương để trả cho người lao động trên cơ
sở tiền lương tối thiểu của nhà nước không tăng quá 2 lần (đối với đơn vị tự đảm bảomột phần kinh phí) và không quá 2,5 lần (đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phíthường xuyên) Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lươngtối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn cho NSNN, cả hai loại đơn vị sựnghiệp phải trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới từ cácnguồn: thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị
Sử dụng kết quả tài chính trong năm
Hàng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị HCSN được trích lập bốn quỹ:Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp
2.1.3 Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp
Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị HCSN là tổng thể các phương pháp, cáchình thức và công cụ được vận dụng trong suốt quá trình quản lý các hoạt động tàichính của đơn vị, tổ chức ở những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêunhất định Việc tạo ra cơ chế quản lý tài chính thích hợp đối với các đơn vị HCSN
sẽ tạo ra quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị HCSN, đảm bảo đơn vịhoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của xã hội Đồng thời cơ chế quản lý tàichính thích hợp cũng nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí,tăng cường đấu tranh chống tham ô, lãng phí; sắp xếp bộ máy tổ chức và lao độnghợp lý, tăng thu nhập, tăng phúc lợi, khen thưởng cho người lao động
Trang 32Từ năm 2002, Chính phủ ban hành nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Nghị định này
là một chủ chương lớn của nhà nước trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị này.Đến năm 2006, nhà nước ban hành nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quyđịnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Theo cơ chế này thì công tácquản lý tài chính tại các đơn vị HCSN được thực hiện theo quy trình từ lập dự toánthu chi NSNN đến việc tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN và cuối cùng là quyếttoán NSNN
2.1.3.1 Lập dự toán thu chi Ngân sách Nhà nước
Theo luật NSNN: Lập dự toán NSNN là quá trình phân tích đánh giá giữa khảnăng thu và nhu cầu chi để từ đó xác định các chỉ tiêu thu chi, dự trữ ngân sách chophù hợp trên cơ sở đó xác lập các biện pháp lớn về mặt kinh tế xã hội và các biệnpháp hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu chi đề ra được trong thực tế
Việc lập dự toán phải tuân theo các yêu cầu sau:
Một là, dự toán NSNN phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi ngân sách nhànước (bao gồm cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, nguồn vốn vay nếu có) đảmbảo chi cho hoạt động thường xuyên theo chức năng của đơn vị và thực hiện nhữngnhiệm vụ trọng tâm của từng thời kỳ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiếnlược, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực
Hai là, dự toán ngân sách của các đơn vị phải đảm bảo tính khả thi cao và sátthực tế; đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá do cơ quan có thẩm quyền banhành; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ba là, dự toán thu, chi NSNN phải đảm bảo căn cứ định hướng theo chỉ thịcủa Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
dự toán ngân sách nhà nước kế hoạch; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việclập dự toán ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch 5 năm và nhiệm vụ cụ
Trang 33thể của ăm kế hoạch; Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngânsách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.2.1.3.2 Chấp hành dự toán thu chi Ngân sách Nhà nước
Sau khi được giao dự toán thu, chi NSNN, các đơn vị tổ chức chấp hành dựtoán NSNN Theo luật NSNN: Chấp hành dự toán NSNN là việc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền tổng hòa các biện pháp hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chitrong kế hoạch ngân sách trở thành hiện thực
Chấp hành dự toán thu NSNN: Đối với mọi khoản thu của đơn vị HCSN phảinộp NSNN và được quản lý thông qua kho bạc Nguồn thu trong các đơn vị HCSNbao gồm:
- Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng,nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đốinguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi
dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn
vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ); Kinh phí thực hiện chương trìnhđào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêuquốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nướcquy định (nếu có);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớnTSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệttrong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩmquyền phê duyệt;
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp;
Trang 34- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viênchức trong đơn vị;
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướctheo quy định của pháp luật
Chấp hành dự toán chi NSNN: Chi NSNN được hiểu là quá trình phân phối và
sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo cho việc thựchiện chức năng của nhà nước Thực chất chi NSNN là quá trình phân phối lại cácnguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng
Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể, không chỉ dừng lại trên các định hướng màphải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt đông và từng công việc thuộc chức năngcủa nhà nước Vì vậy, mọi khoản chi phải được thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự,thủ tục theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước Nội dung các khoản chiNSNN gồm:
- Chi thường xuyên; gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, trích khấu haoTSCĐ theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật)
- Chi không thường xuyên; gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Chithực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nướcđặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá donhà nước quy định; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theoquy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chithực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); Chi đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện các dự ánđược cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợnước ngoài; Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết; Các khoản chi khác theoquy định (nếu có)
Trang 35Như vậy quản lý tài chính trong các đơn vị HCSN có vai trò rất quan trọngnhằm kiểm soát tình hình sử dụng nguồn kinh phí nhà nước cấp đạt hiệu quả, tiếtkiệm, chống thất thoát Bên cạnh đó thông qua quản lý tài chính, các đơn vị có thể
tự chủ về nguồn lực, phát huy các nguồn thu hợp pháp, tiết kiểm các khoản chi phí
để nâng cao thu nhâp cho người lao động
2.1.4 Vai trò của tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Tổ chức kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức côngtác quản lý của đơn vị HCSN Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra cáchoạt động kinh tế - tài chính trong đơn vị nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý ở một đơn vị HCSN Hơn thế nữa,
nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau của các đốitượng có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của đơn vị, trong đó cócác cơ quan chức năng của Nhà nước
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về tổ chức công tác kế toán, mỗi quan điểmthể hiện những cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu tổ chức công tác kế toán Cóthể khái quát các khái niệm cơ bản sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán được hiểu là nhữngmối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của công tác kế toán: chứng từ kếtoán, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán”
Thực chất, quan điểm này xuất phát từ bản chất của công tác kế toán là sự cấuthành các yếu tố công tác kế toán Điều đó thể hiện sự vận dụng một cách khoa họccác phương pháp kế toán vào thực tế Song nếu chỉ chấp nhận tổ chức công tác kếtoán về phương diện phương pháp thì vô hình dung đã hạ thấp vai trò của nó
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán phải giải quyết trênhai phương diện: Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kếtoán và các phương tiện tính toán nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu khoa học
kế toán và tổ chức bộ máy kế toán nhằm liên kết các cán bộ, nhân viên kế toán ởđơn vị để thực hiện tốt công tác kế toán ở đơn vị”
Trang 36Quan điểm thứ hai xuất phát từ nội dung công việc kế toán là thu nhận, hệthống hoá, xử lý và cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanhphục vụ quản lý kinh tế - tài chính của đơn vị Ở đây, các nhân viên kế toán trên cơ
sở được phân công, phân nhiệm kết hợp sử dụng các phương pháp kế toán thực hiệnkhối lượng công tác kế toán Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là các nguyên tắc kế toántạo nền tảng đảm bảo thực hiện tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý và hiệuquả chứ nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán không phải để thực hiện các nguyêntắc kế toán
Tóm lại, tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện hạch toán ban đầu,phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế - tài chính bằng các phương pháp kế toánđúng với nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực, thể lệ kế toán do Nhà nước ban hành vàphù hợp với đặc điểm, điều kiện của đơn vị HCSN Tổ chức công tác kế toán baohàm tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản, báo cáo kế toán áp dụng trongtừng loại hình đơn vị HCSN cụ thể
Tổ chức công tác kế toán giúp cho các nhà quản lý nắm được những thông tin
về tài sản, nguồn thu, chi và kết quả hoạt động của toàn đơn vị, từng bộ phận, từngnhiệm vụ một cách thường xuyên, liên tục Khi đó, thủ trưởng đơn vị có thể điềuhành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, xác định được chính xác hiệu quả của cáchoạt động của đơn vị, lập kế hoạch hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn
Tổ chức công tác kế toán còn giúp Nhà nước có thể theo dõi được sự pháttriển của đơn vị, tiến tới tổng hợp sự phát triển của ngành, lĩnh vực Đồng thời còngiúp Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo và ban hành luật lệ về
cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình hoạt động của từng Bộ ngành
Để tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị HCSN được khoa học và hợp lýcần căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt đông đồngthời phải căn cứ vào các chính sách, chế độ, luật lệ được Nhà nước ban hành Tổchức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị HCSN không chỉtiết kiệm kinh phí NSNN mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ,
có chất lượng phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau
Trang 37Như vậy, với chức năng tổ chức thực hiện khối lượng công tác kế toán và sắpxếp nhân sự kế toán, tổ chức công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vàhiệu quả của công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung
2.1.5 Yêu cầu tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp
Để phát huy chức năng, vai trò quan trọng của tổ chức kế toán trong quản lýhoạt động của các đơn vị HCSN, tổ chức kế toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả Điều này khôngnhững góp phần đáp ứng được những mục tiêu tiết kiệm chi phí mà còn dễ điềuhành, bố trí khoa học hợp lý công việc kế toán, giúp nâng cao hiệu quả của công tác
kế toán
- Tổ chức kế toán phải cung cấp thông tin nhanh, kịp thời và chính xác choquản lý Đảm bảo được yêu cầu này chính là phát huy được chức năng quan trọngcủa thông tin kế toán
Tổ chức kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ và vai trò quan trọng của kế toán Muốn vậy, tổ chức kế toánphải dựa vào các căn cứ sau:
- Chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế tài chính của nhà nước nói chung và chế độ
kế toán hiện hành nói riêng
- Đặc điểm, tính chất hoạt động và mục đích hoạt động của đơn vị
- Khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán của đơn vị
- Tình hình, mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, truyền tin củađơn vị
2.1.6 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Tổ chức kế toán là nỗ lực chủ quan của con người nhằm vận dụng tốt nhất cácphương pháp của kế toán trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin phục
vụ quản lý Trong quá trình này, tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN phải tuân thủnhững nguyên tắc nhất định để phát huy được đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụcủa kế toán cũng như yêu cầu của kế toán Có thể đề cập đến những nguyên tắc cơbản sau:
Trang 38Một là, đảm bảo tuân thủ những lý luận cơ bản của tổ chức.
Tổ chức kế toán là một lĩnh vực đặc thù của tổ chức nói chung Vì vậy, những
lý luận cơ bản của tổ chức: tính hệ thống của tổ chức, đối tượng, mục tiêu, chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức kế toán không được thiên về hình thức một cách chủquan Tổ chức kế toán phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán giữa đốitượng và phương pháp, hình thức và bộ máy kế toán trong đơn vị kế toán
Hai là, tổ chức kế toán phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý.
Trong đơn vị HCSN, ngoài bộ phận kế toán còn có các bộ phận quản lý nhưvật tư, kỹ thuật, kế hoạch… Các bộ phận này phải có quan hệ chặt chẽ với nhau tạothành hệ thống quản lý đơn vị Tổ chức kế toán cần đảm bảo sự thống nhất nàynhằm thực hiện so sánh, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hoặc mốiliên hệ trong việc đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán với các bộ phận khác
Ba là, tổ chức kế toán phải bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ
tài chính kế toán hiện hành
HTKT là công cụ quan trọng để nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế
và việc chấp hành NSNN của các đơn vị Để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, thôngtin kế toán được thông nhất và tin cậy đối với các đối tượng sử dụng, nhà nước đãban hành các chuẩn mực kế toán cũng như các chế độ về kế toán tài chính, đòi hỏicác đơn vị phải tuân thủ thực hiện Do đó khi triển khai các nội dung của tổ chứcHTKT trong các đơn vị, chúng ta phải nắm vững các chuẩn mực, chế độ về kế toántài chính của nhà nước, để đảm bảo các nội dung kế toán được tổ chức phải thốngnhất với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Bốn là, tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với những đặc thù của đơn vị.
Mỗi đơn vị đều có những đặc điểm, điều kiện riêng đòi hỏi tổ chức kế toánthích hợp với đặc thù của từng đơn vị, tránh dập khuôn, máy móc đảm bảo sự hàihòa giữa tính thống nhất và tính đặc thù, để có thể phát huy được vai trò của kế toántrong hệ thống quản lý của đơn vị
Năm là, tổ chức kế toán phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Nguyên tắc này giúp cho kế toán thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của
Trang 39mình hiệu quả với chi phí thấp nhất Vì vậy trong tổ chức kế toán phải luôn xem xétmối quan hệ giữa chi phí bỏ ra cũng như công lao động của người kế toán với kếtquả của thông tin kế toán phục vụ cho quản lý.
Các nguyên tắc nêu trên là những nguyên tắc mang tính chất bao quát, xuyênsuốt toàn bộ quá trình tổ chức kế toán, chúng phải được thực hiện quán triệt mộtcách đồng bộ mới có thể thực hiện tốt được vai trò của tổ chức kế toán
2.2 Nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp, bố trí, phân công cho những ngườilàm công tác kế toán trong đơn vị, sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy môhoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị
Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thốngnhất, tập trung công tác kế toán, thông tin kinh tế của đơn vị Bộ máy kế toán phảigọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ kế toán đơn vị.Trong các đơn vị HCSN, tổ chức công tác kế toán bao gồm các phần hành sau:
- Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loạivốn bằng tiền của đơn vị gồm tiền mặt, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá tại quỹ củađơn vị hoặc gửi tại Kho bạc nhà nước
- Kế toán vật tư, tài sản: Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biếnđộng vật tư, sản phẩm, hàng hóa tại đơn vị; phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trịhao mòn của TSCĐ hiện có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xâydựng cơ bản và sửa chữa tài sản tại đơn vị mình
- Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị; phản ánh các khoản
nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả công chức, viênchức, các khoản phải nộp Ngân sách và việc thanh toán các khoản phải trả, phảinộp; các ĐVSN có thu thuộc diện chịu thuế GTGT phải đăng ký, kê khai nộp thuếGTGT theo luật định
Trang 40- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Phản ánh số hiện có và tình hình biếnđộng các nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện dự án, kinh phí khác và các loại vốn, quỹ củađơn vị Phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các quỹ tại đơn vị.
- Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu phí, lệ phí,thu sự nghiệp, thu hội phí, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các khoảnthu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu phải nộp ngân sách, nộpcấp trên
- Kế toán các khoản chi: Phản ánh các khoản chi hoạt động, chi hoạt động sảnxuất, cung ứng dịch vụ và chi phí của các hoạt động khác trên cơ sở đó để xác địnhkết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; phản ánh các khoản chi thườngxuyên gồm: chi thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chi thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia, chi tinh giản biên chế, chi thực hiện nhiệm vụđột xuất do cấp có thẩm quyền giao, chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị
và các khoản chi khác
- Lập các báo cáo tài chính theo quy định
* Tổ chức mô hình bộ máy kế toán
Lựa chọn các hình thức tổ chức công tác kế toán có liên quan mật thiết đếnviệc thiết kế bộ máy kế toán ở đơn vị Trưởng phòng kế toán phải căn cứ vào qui
mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toánhiện có để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của đơn
vị Tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổchức công tác kế toán sau:
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
- Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
- Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán
* Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thựchiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị Ở các bộ phận kinh doanh, dịch vụ,…