Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
107,11 KB
Nội dung
TÓM LƯỢC Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 đã có những đổi mới đáng kể trong định hướng và phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới qua những năm đối đầu đổi mới nền kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta trải qua nhiều thử thách và đạt được một số thành tựu nhất định đáng khích lệ. Để có thể thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh tế đó, các doanh nghiệp phải xác định rõ các mục tiêu và định hướng được con đường mà mình đang đi, mình đã và đang đứng ở vị trị nào trong nền kinh tế ấy? Muốn phát triển tiếp theo như thế nào? Phải đi như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đề ra? Sẽ có những thách thức trở ngại nào, cơ hội nào được đề ra khi đi con đường ấy?. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đảm bảo cho sự tồn tại ,phát triển bền vững, lâu dài theo những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào công tác hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch định là một trong những hoạt động cơ bản và có ý nghĩa lớn nhất của nhà quản trị. Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Nhà nước ta đã tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nền kinh tế cùng với đó là sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế ở Việt Nam.Với tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi các công ty phải xác định được cho mình những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh tranh đúng đắn và trước hiện là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Thương Mại em đã được học hỏi, tích luỹ rất nhiều kiến thức không những về chuyên môn nghề nghiệp mà em còn học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống, và nhiều điều hiểu biết về các lĩnh vực xã hội. Để có được những hiểu biết và kiến thức đó, đầu tiên là nhờ có sự dạy bảo nhiệt tình từ các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian thực tập, nhà trường và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện tối đa cho em để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Trong thời gian tiến hành thực hiện bài khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Phan Đình Quyết công tác tại bộ môn ‘Quản trị chiến lược ’đã giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Đồng thời, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH PCCC Vạn Xuân, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về kinh tế, xã hội, và giúp em nâng cao được sự hiểu biết về thực tế công tác quản trị tại các công ty. Để có được điều này là nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng kinh doanh tại công ty TNHH PCCC Vạn Xuân.Sự nhiệt tình của các anh chị đã giúp em có đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết để hoàn thành bài khóa luận này. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đặc biệt thầy giáo Phan Đình Quyết, các anh chị trong cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thắm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt và khủng hoảng lan rộng toàn cầu như hiện nay, quản trị chiến lược luôn luôn đóng vai trò tiên phong cho con đường thành công của một doanh nghiệp. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xác lập mục tiêu dài hạn, từ những mục tiêu ngắn hạn, cách thức và phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt mục tiêu ấy. Trong đó, vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đã được khẳng định trong thực tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Năm 2012, Tạp chí Fortune tiến hành một cuộc phỏng vấn với 200 nhà lãnh đạo của các công ty xuyên quốc gia trong danh sách của Fortune thì có tới 88,7% các nhà lãnh đạo nhất trí về vai trò quan trọng của hoạch định chiến lược đối với thành công lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời có đến 72% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phản đối quan niệm cho rằng hoạch định chiến lược là sự xa xỉ. Hoạch định mang tính chiến lược cao và cùng với sự phát triển của tổ chức thì vai trò của hoạt động này ngày càng quan trọng. Nó là xương sống chi phối mọi hoạt động cũng như văn hóa của một tổ chức. Do đó, doanh nghiệp cần phải có biện pháp hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh cho phù hợp với môi trường kinh tế để đạt hiệu quả cao. Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân là một doanh nghiệp chuyên về thi công xây dựng thiết kế hoạt động trong lĩnh vực mua bán nguyên vật liệu xây dựng, xây lắp và thiết kế các công trình liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy, vì vậy việc tăng hiệu quả hoạch định chiến lược kinh doanh là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với công ty. Công ty đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty em đã thấy việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty vẫn còn một số vấn đề hạn chế như việc xác định mục tiêu dài hạn, công tác phòng ngừa giảm thiểu rủi ro và các chính sách trong hoạch định chiến lược kinh doanh. Qua nghiên cứu lý thuyết về chiến lược kinh doanh nói chung, quá trình quản trị chiến lược kinh doanh nói riêng, và việc nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tập tại công ty TNHH PCCC Vạn Xuân (kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn nhân viên và một số cán bộ quản lý của công ty), có thể thấy hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty là chưa tốt làm tác động tới hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế chiến lược của doanh nghiệp. Do đó “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân” là có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết. 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Vấn đề chính của đề tài là: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân”, trong đó đề tài tập trung đi vào nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau: - Chiến lược kinh doanh là gì? Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? - Nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh xây dựng ( thi công thiết kế, lắp đặt) là gì? - Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân ra sao? - Cần những giải pháp gì để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân” nhằm thực hiện 3 mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. - Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân. - Đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH PCCC Vạn Xuân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân” bao gồm các yếu tố cấu thành, mô hình, quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, nghiên cứu các cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh điểm yếu của công ty, từ đó rút ra những ảnh hưởng tới công tác hoạch định chiến lược của công ty. Giải quyết và hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh, và các hoạt động trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, chủ yếu tập trung vào quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Đưa ra các nhân tố, điều kiện, lực lượng, nguồn lức ảnh hưởngđến hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. • Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích việc thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân ở địa bàn Hà Nội - Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong 3 năm 2012 – 2014, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian 6 năm tới từ 2015-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng 2 phương pháp chủ yếu để nghiên cứu: phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Để tiến hành phân tích dữ liệu theo hai phương pháp trên có hai cách tiến hành dữ liệu chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích xử lí dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Cụ thể, khi nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng tại công ty sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về công ty như: Kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu phân bổ nguồn lực các phòng ban….Ngoài ra phương pháp phân tích xử lí dữ liệu thứ cấp và sơ cấp qua tiến hành phát và thu thập phiếu điều tra và phỏng vấn đối tượng nhà quản trị cấp chức năng tại công ty và một số nhân viên. 6. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và được chia theo các mục chính: Phần mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của côn ty PCCC Vạn Xuân. Chương 3: Các kết luận và đề xuất với vấn đề hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty PCCC Vạn Xuân. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về chiến lược. a) Lý thuyết về chiến lược Dưới sự phát triển của nền kinh tế cùng với những cách nhìn khác nhau từ nhiều góc độ nên có nhiều định nghĩa về chiến lược khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung về bản chất các khái niệm này đều mang những điểm chung nhất. Dưới đây là một số khái niệm chiến lược phổ biến. Theo Alfred Chandler (1962): “chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. (Nguồn: Slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương mại) Theo Michael Porter (1996):“Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là lựa chọn cái chưa làm”. (Nguồn: Slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương mại) Theo cuốn Khái luận về quản trị chiến lược của Fred. David: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn ”. Theo Jonhson & Scholes (1999): “ chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan”. (Nguồn: Slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương mại) b) Nội dung của chiến lược - Phương hướng của DN trong dài hạn: nó chỉ ra cái đích mà DN cần hướng tới. Mọi hoạt động, định hướng phát triển của DN nhất nhất phải tuân theo tầm nhìn định hướng này. Mục tiêu của từng thời kỳ có thể thay đổi nhưng tầm nhìn, tôn chỉ định hướng của DN phải mang tính dài hạn và phải được phổ biến sâu rộng trong toàn thể DN. - Thị trường và quy mô của DN: chiến lược phải thể hiện được thị trường mục tiêu mà DN đang hướng tới cũng như quy mô hiện tại và tương lai của DN nhằm phục vụ thị trường mục tiêu đó. - Lợi thế cạnh tranh của DN: là những thế mạnh đặc biệt của DN cho phép DN đạt được chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội, sự đổi mới vượt trội và đáp ứng khách hàng vượt trội so với ĐTCT. - Các nguồn lực cần thiết để DN cạnh tranh: các nguồn lực để DN cạnh tranh bao gồm những nguồn lực nào: nhân lực, tài chính, marketing, dịch vụ sau bán,… và nguồn lực nào đóng vai trò chủ chốt. - Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN: là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng trực tiếp đến DN đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía DN - Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan: chiến lược phải nhằm đáp ứng được các kỳ vọng của các cổ đông cũng như các tổ chức, cơ quan khác có liên quan. c) Các cấp chiến lược (1). Chiến lược cấp công ty: Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc DN có liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của DN để đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông; là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức. Chiến lược cấp công ty sẽ trả lời cho câu hỏi Công ty đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh doanh nào? (2). Chiến lược cấp kinh doanh: Liên quan tới việc làm thế nào một DN có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể. Chiến lược cấp kinh doanh phải chỉ ra được cách thức DN cạnh tranh trong các ngành khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ nguồn lực hiệu quả. Nó giúp DN trả lời các câu hỏi như: Ai là khách hàng của DN? Nhu cầu của khách hàng là gì? Chúng ta phải khai thác lợi thế cạnh tranh của DN như thế nào để phục vụ nhu cầu của khách hàng? (3). Chiến lược cấp chức năng: là lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Chiến lược chức năng giải quyết hai vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chức năng. Thứ nhất là đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với môi trường tác nghiệp. thứ hai là phối hợp các chính sách chức năng khác nhau. 1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh được hiểu là tập hợp những quyết định và hành động nhằm hướng đến các mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Chiến lược kinh doanh liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới Chiến lược kinh doanh nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm, góp phần hoàn thành chiến lược doanh nghiệp, phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thi trường (đoạn thị trường) cụ thể. Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ nguồn lực hiệu quả. Theo Alan Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là các công cụ, giải pháp, nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của DN”. Nói một cách cụ thể ta có thể hiểu “ CLKD liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào DN có thể cạnh tranh nhiều hơn trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan tới các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tọa ra được cơ hội mới…” 1.1.3. Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh Theo Anthony: “ Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định về các mục tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, về các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp đặt các nguồn lực” Theo Denning định nghĩa: “ Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm – thị trường, khả năng sinh lời, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh” Còn theo Irving thì: “ Hoạch định chiến lược là quá trình chính gồm cả các chiến lược thay thế để thực hiện những mục tiêu, nó phải phù hợp với những kiến thức đã được đánh giá một cách có hệ thống qua những điểm mạnh, yếu, nội tại và môi trường kinh doanh” Tóm lại có thể hiểu khái niệm hoạch định chiến lược như sau: “ Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các mục tiêu, các công việc cần phải thực hiện của công ty, tổ chức, những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dàu hạn, lựa chọn trong số chiến lược thay thế” (Theo Giáo trình quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm. NXB Thống kê 2000). Hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản. Hoạch định chiến lược kinh doanh là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. 1.1.4. Vị trí của hoạch định chiến lược trong việc quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này. Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện qua 3 giai đoạn chính: • Hoạch định chiến lược: bao gồm việc xác định sứ mệnh, thiết lập các mục tiêu, đề ra các chiến lược, chính sách. • Triển khai thực hiện chiến lược: bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình. • Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết. Sơ đồ khái quát quá trình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp: Hình 1.1: Sơ đồ khái quát quá trình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp (Nguồn: Giáo trình quản trị Chến lược – Đại học Thương Mại) Từ sơ đồ trên ta thấy, hoạch định chiến lược là công việc đầu tiên mà quản trị chiến lược phải làm nó là bước đầu cho việc thực hiện một chiến lược để đi tới mục tiêu của một doanh nghiệp. Việc thực hiện có đạt kết quả hay không phải phụ thuộc vào hoạch định chiến lược có đi đúng hướng hay không? Tóm lại hoạch định chiến lược có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 1.2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới Chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.Trên thế giới đã có rất nhiều công ty xây dựng thành công chiến lược kinh doanh của mình tào cơ sở cho những lý luận, cơ sở thực tiễn về chiến lược ra đời. Thực tiễn và lý luận quản trị chiến lược nói chung và hoạch định CLKD nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt sôi động và thường xuyên cập nhật (trên các tạp chí khoa học). Những nguyên lý quản trị, những mô hình chiến lược chung, CLKD, các chiến lược chức năng đã được nghiên cứu và triển khai khá hệ thống, phổ biến và thực sự phát huy vai trò là nền tảng cho sự thành công của DN, các tập đoàn. Các công trình nghiên cứu nước ngoài tiêu biểu có thể kể đến: [1] Michael E. Poter (2008) Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ Đã giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất, ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã [...]... vậy tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Cường Lập, tìm ra những thành công và những mặt còn hạn chế trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty nhằm đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh 1.3 1.3.1 Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. .. hội tìm ra chiến lược cho công ty Các bài luận văn trên đã nêu được cơ sở lý luận của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, ứng dụng của lý luận vào thực tế việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, những thành công và hạn chế trong hoạch định chiên lược của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh và Công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT, chưa có đề tài nào về công ty TNHH Cường... vững cho doanh nghiệp [3] Trương Thị Ánh Hồng (năm 2010): “ Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh” Luận văn nghiên cứu sâu về hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp, các bước trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh Luận văn đã đề ra được một số giải pháp thiết thực cho Công ty Trường Thịnh Hạn chế lớn nhất của bài... tranh của doanh nghiệp Định vị, xác lập vị thế cạnh tranh của SBU Phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp cho SBU CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PCCC VẠN XUÂN 2.1 Khái quát về công ty TNHH PCCC Vạn Xuân 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp • Tên công ty : CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VẠN XUÂN • Tên... doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân 2.4.1 Đánh giá khái quát về công tác hoạch định CLKD của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân Về mức độ nhận thức của Ban lãnh đạo về tầm quan trọng của hoạch định CLKD: Hình 2.2: Mức độ nhận thức của Ban lãnh đạo Công ty về tầm quan trọng của hoạch định CLKD (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ta có thể thấy công tác hoạch định CLKD... Thực trạng hoạch định sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược của Công ty 2.4.2.1 Thực trạng hoạch định sứ mạng kinh doanh của Công ty Hình 2.4: Thực trạng hoạch định sứ mạng kinh doanh của Công ty (Nguồn: Xử lý phiếu điều tra của tác giả) Như vậy cho đến hiện nay Công ty vẫn chưa có một văn bản chính thức nào về sứ mạng kinh doanh Đây có thể coi là một thiếu sót cực kỳ quan trọng của Công ty vì bản... công ty kinh doanh Hình 1.2: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh (Nguồn: Giáo trình Quản trị Chiến lược – Đại học Thương mại) 1.3.2 Nôi dung hoạch định chiến lược kinh doanh 1.3.2.1 Xác định tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp Thực chất của việc xác định tầm nhìn chiến lược chính là việc định hướng cho tương lai, là một khát vọng của doanh nghiệp về những điều mà doanh nghiệp... liệu đưa ra vẫn chưa rõ ràng, chưa thuyết phục [4] Nguyễn Thị Mai Hồng (Năm 2010): Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần liên doanh SANA – WMT” Luận văn trên đã đưa ra được một số giải pháp khá hữu ích và khả thi nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty mà luận văn nghiên cứu Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế trong phần phân... bị công nghiệp; - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; 2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH PCCC Vạn Xuân - (Nguồn: Phòng Nhân sự) Công ty tổ chức theo mô hình trực tiếp chức năng, với bộ máy gọn nhẹ, đứng đầu là giám đốc và các trưởng phòng của công ty, để đảm bảo cho hoạt động quản lý và kinh - doanh của doanh. .. hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến hoạch định chiến lược kinh 2.3.2.1 doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân Nguồn lực Theo như số liệu của doanh nghiệp, tổng số lao động của doanh nghiệp hiện tại tính đến tháng 12 năm 2014 là 60 người Trong đó, tùy từng phòng ban cụ thể mà trình độ lao động của công ty được tuyển khác nhau trình độ lao động của công ty nhìn chung khá cao, đại học và trên đại . trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân ra sao? - Cần những giải pháp gì để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn. hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của. cứu thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH PCCC Vạn Xuân trong 3 năm 2012 – 2014, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời