1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập: Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội

125 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội...90 3.1.Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành l

Trang 1

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục bảng biểu 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I : Thực trạng thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2006-2009 9

I Khái quát về Ngân hàng TMCT Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội 9

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội 9

2 Cơ cấu tổ chức : 11

2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng : 11

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : 13

II Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 15

1 Đặc trưng của các dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 15

2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội 19

2.1.Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 19

2.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư 25

2.2.1.Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án 25

2.2.2.Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án 26

2.2.2.1 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án : 26

2.2.2.2 Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm : 27

Trang 2

2.2.2.3 Nghiên cứu thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

dự án : 27

2.2.2.4 Xem xét, đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối trên các mặt : 28

2.2.2.5 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 29

2.2.3.Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 29

2.2.4.Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật : 30

2.2.4.1 Địa điểm xây dựng: 30

2.2.4.2 Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án : 30

2.2.4.3 Công nghệ, thiết bị 30

2.2.4.4 Quy mô, giải pháp xây dựng : 31

2.2.4.5 Môi trường, PCCC : 31

2.2.5.Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án : 32

2.2.6.Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn 32

2.2.6.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư dự án : 32

2.2.6.2 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án : 33

2.2.6.3 Thẩm định nguồn vốn đầu tư : 33

2.2.7.Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án : 33

2.2.8.Phân tích rủi ro dự án : 35

2.2.8.1 Phân loại rủi ro : 35

2.2.8.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro : 36

2.3.Phương pháp thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 39

2.3.1 Thẩm định theo trình tự: 39

2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu : 42

2.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy: 45

2.3.4.Phương pháp dự báo: 47

Trang 3

2.3.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 49

III Ví dụ : Thẩm định dự án đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị cho thi công đường( chủ đầu tư Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Hồng Ngân) tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội 50

1 Tóm lược dự án và khách hàng vay vốn 51

1.1.Tóm lược về khách hàng : 51

1.2.Tóm lược về dự án vay vốn : 51

1.3.Đề nghị vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội : 51

1.4.Đánh giá hồ sơ vay vốn : 52

1.4.1 Hồ sơ đã có : 52

1.4.2 Nhận xét, đánh giá về hồ sơ vay vốn của khách hàng : 52

2 Đánh giá khách hàng vay vốn 53

2.1.Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng : 53

2.2 Đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn : 54

2.3.Xem xét công nợ và quan hệ của khách hàng với Ngân hàng : 55

2.4.Đánh giá chung, nhận xét, kết luận của Chi nhánh : 55

3 Thẩm định dự án đầu tư 55

3.1.Giới thiệu về dự án đầu tư xin vay vốn tại Chi nhánh : 55

3.2.Nội dung, kết quả đánh giá dự án đầu tư của Chi nhánh : 56

3.2.1.Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án : 56

3.2.2 Đánh giá về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư : 58

3.2.3 Thẩm định về phương diện tài chính của dự án đầu tư : 59

3.2.3.1 Xem xét nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện dự án : 60

3.2.3.2 Tính toán chi phí, các khoản mục chi phí của dự án : 61

3.2.3.3 Tính toán doanh thu mà dự án đầu tư mang lại : 62

3.2.3.4 Xác định hiệu quả của dự án : 63

Trang 4

3.2.3.5 Độ nhạy của dự án : 65

3.2.4.Xem xét, xây dựng kế hoạch trả nợ của dự án : 66

3.2.6.Dự kiến những lợi ích thu được của Chi nhánh nếu đồng ý cho vay đối với dự án : 68

4 Một số đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Tây Hà Nội 68

4.1.Những ưu điểm đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh : 68

4.2.Những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định của Chi nhánh : 69

4.3 Một số nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội 72

4.3.1.Nguyên nhân khách quan : 73

4.3.2.Nguyên nhân chủ quan : 74

Chương II : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 76

1 Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội đến năm 2015 76

2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 78

2.1.Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư : 78

2.2.Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư : 86

2.3.Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư : 87

2.4.Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư : 88

2.5.Một số các giải pháp đi kèm nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh 89

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội 90

3.1.Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan : 90

Trang 5

3.2.Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước và các Ngân hàng thương mại

khác : 91

3.3.Một số góp ý với Ngân hàng Công thương Việt Nam : 92

3.4 Một số ý kiến đối với khách hàng : 92

Kết luận 94

Danh mục tài liệu tham khảo 95 Phụ lục

Danh mục viết tắt

TMCP : Thương mại cổ phần

CBTĐ : Cán bộ thẩm định

Trang 6

CBQLRR : Cán bộ quản lý rủi ro

NHCT : Ngân hàng công thương

CPXD&TM : Cổ phần xây dựng và thương mại

Danh mục bảng biểu

Bảng 1 : Tình hình đầu tư và tài trợ vốn của Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2009 17Bảng 2 : Tài trợ vốn theo cơ cấu nghành kinh tế 19Bảng 5 : Những máy móc thiết bị được công ty CPXD&TM Hồng Ngân đầu

tư mới 57

Trang 7

Bảng 6 : Chi phí các loại thiết bị 62Bảng 7 : Bảng tính doanh thu các máy móc thiết bị 63Bảng 8 : Bảng tính hiệu quả hoạt động của dư án (Phụ lục)

Bảng 9: Bảng dòng tiền (Phụ lục)

Bảng 10 : Bảng phân tích độ nhạy của dự án đầu tư dây chuyền, máy móc

thiết bị cho thi công đường ( chủ đầu tư Công ty CPXD&TM HồngNgân) 66Bảng 11 : Kế hoạch trả nợ Ngân hàng 67

Đồ thị 1 : Tình hình đầu tư và tài trợ vốn 18

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng, thông quahoạt động nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn chocác hoạt động đầu tư Nhưng trong quá trình cho vay, không phải doanhnghiệp nào cũng được Ngân hàng đáp ứng, ngân hàng chỉ chấp nhận cho vaykhi có cơ sở về tính khả thi của dự án vay vốn, đảm bảo vốn vay được sửdụng hiệu quả và đúng mục đích, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp vàngân hàng

Dựa trên những hồ sơ về dự án vay vốn do doanh nghiệp cung cấp, cùngvới những thụng tin có sẵn và thu thập được, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩmđịnh dự án đầu tư trên tất cả các phương diện pháp lý, kỹ thuật, tài chính,…Kết quả của quá trình thẩm định dự án sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được nhữngkết luận cuối cùng : Có hay không cho vay, cho vay với số vốn là bao nhiêu,thời gian bỏ vốn cho dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho dự án như thế nào

để thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong tương lai,…

Ngân hàng phải sàng lọc, xem xét cho vay đối với dự án nào để vốnđược sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro đối với đồng vốn cho vay

Để làm được điều đó, công tác thẩm định cần được hết sức chú trọng

Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác thẩm định

dự án đầu tư trong Ngân hàng, qua thời gian được thực tập tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội, em xin được trìnhbày một số vấn đề về đề tài “ Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội” Trong bài viếtnày sẽ đề cập đến những nội dung chính sau :

Chương I : Thực trạng thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội

Trang 9

Chương II : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự ánđầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội.Tìm hiểu về công tác thẩm định dự án đầu tư, nội dung, quy trình cũngnhư các phương pháp được áp dụng cụ thể, và qua dự án ví dụ sẽ giúp chúng

ta có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này Tuy nhiên trong bài viết này cũngkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong thầy cô có thể xem xét vàgóp ý cho bài viết sau của em được tốt hơn Em cũng xin chân thành cảm ơnthầy giáo hướng dẫn TS Phạm Văn Hùng đã giúp em trong quá trình thựchiện bài viết này

Chương I : Thực trạng thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội giai đoạn 2006-2009

Trang 10

I Khái quát về Ngân hàng TMCT Công thương Việt Nam – chi nhánh

Tây Hà Nội.

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Tây Hà Nội.

Ngân hàng Công thương Cầu Diễn được thành lập vào tháng 02 năm

2006 trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Cầu Diễn thuộc chi nhánh Ngânhàng Công thương Cầu Giấy theo quyết định 054/QĐ –HĐQT – NHCT1ngày 24/02/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam vềviệc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Diễn

Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội theo quyết định số 496/QĐ –HĐQT – NHCT1 ngày 05/08/2009 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam về việc chuyển đổi và đổi tên chi nhánh NHCT CầuDiễn thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây HàNội

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà nội là chinhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam, là đơn vị đại diện pháp nhân có condấu riêng, trực tiếp kinh doanh và hoạch toán nội bộ Xét về mô hình tổ chức

và hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chinhánh Tây Hà Nội được thành lập và hoạt động theo sự chỉ đạo, định hướngcủa Ngân hàng Công thương Việt Nam Chính vì vậy mà trong công tác thẩmđịnh dự án đầu tư tại Chi nhánh, việc thẩm định được tiến hành theo đúng quytrình và quy định chung của trụ sở chính- Ngân hàng Công thương Việt Nam,đồng thời cũng độc lập một cách tương đối Tức là công tác thẩm định vẫnđược tuân thủ theo quy định bắt buộc chung song vẫn có thể giản lược ở một

số khâu, phù hợp với điều kiện của Chi nhánh, điều này được hướng dẫn cụthể tại các quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam đối với Chinhánh cụ thể Ví dụ như quyết định 2207/QĐ-NHCT5 ngày 2006, quy định cụthể và có hướng dẫn chi tiết về quy trình cho vay theo dự án tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Tây Hà Nội

Trang 11

Sau thời gian hoạt động, mô hình bộ máy và cán bộ của Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội từng bước ổn định vàhoàn thiện Trong đó, đội ngũ cán bộ thẩm định qua các năm đã có sự gia tăng

về số lượng cũng như chất lượng Đội ngũ cán bộ thẩm định đang ngày càng

ổn định, không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tổ chứccác đợt tập huấn để củng cố và bổ sung kiến thức Điều này đã và đang giúpcho hiệu quả của công tác thẩm định được cải thiện và nâng cao, góp phầnvào sự phát triển vững mạnh của Chi nhánh

Trụ sở ngân hàng bao gồm: Ban lãnh đạo, Phòng cho vay khách hàngdoanh nghiệp, Phòng cho vay khách hàng cá nhân, Phòng kế toán, Phòng tiền

tệ kho quỹ, Phòng tổ chức hành chính và các Phòng giao dịch

2 Cơ cấu tổ chức :

Mô hình tổ chức của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Tây Hà Nội được thể hiện ở sơ đồ dưới đây Trong đó đứng đầu là Banlãnh đạo, dưới là các Phòng, Ban với từng chức năng và nhiệm vụ riêng, vàdưới sự quản lý của Ban lãnh đạo là các phòng giao dịch, mới được thành lậpgần đây nhất là phòng giao dịch Hoài Đức, được thành lập vào 15/10/2009Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam– Chi nhánh Tây Hà Nội

Trang 12

Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh là khá chặt chẽ Dưới sự lãnh đạochung của Ban lãnh đạo, các Phòng, Ban cũng có mối quan hệ qua lại lẫnnhau Điều này rất hữu ích đối với công tác thẩm định Sự kết hợp, trao đổigiữa các phòng khách hàng, phòng tổng hợp và tổ rủi ro sẽ giúp cung cấp và

bổ sung thông tin cho công tác thẩm định Hơn nữa, việc tham khảo và có sựtham gia của nhiều bên sẽ rút ngắn thời gian và mang lại hiêu quả, tính chínhxác cao cho công tác thẩm định

Hình 1.2 : Cơ cấu các phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội

Trang 13

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :

Ban lãnh đạo : là Ban đứng đầu, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các bộphận trong hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động đúng theo kế hoạch,phát huy mọi mặt nhằm đạt được kết quả cao nhất Ban lãnh đạo có thểbao quát, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận kết hợp với nhau để việc thẩmđịnh mang lại hiệu quả cao nhất

Phòng khách hàng cá nhân : thông qua việc tiếp cận trực tiếp với nhữngkhách hàng là các cá nhân, cung cấp dịch vụ cho họ, từ đó khai thác và

sử dụng nguồn vốn thu được từ họ một cách hợp lý và hiệu quả Ở đây,các cán bộ của ngân hàng sẽ giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm,dịch vụ của ngân hàng, tư vấn, giải đáp cho họ Ngoài ra còn có nhiệm

vụ thẩm định khách hàng và cấp tín dụng Còn đối với những kháchhàng đã làm việc với ngân hàng, những khách hàng cũ, thì tại đây, ngânhàng sẽ quản lý các khỏan tín dụng đã cấp cho họ.Phòng còn có chứcnăng kiểm soát, là thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạtđộng của các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, thực hiện tổng hợp, thống

kê báo cáo theo yêu cầu nghiệp vụ Phòng khách hàng cá nhân nắm vữngcác thông tin về khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng cũ, lưutrữ thông tin của những khách hàng cũ Do vậy đây là nơi tiến hành thẩmđịnh khách hàng ( thẩm định tư cách pháp lý, thẩm định năng lực tàichính,…) cũng như cung cấp thông tin một cách đắc lực cho công tácthẩm định

Phòng khách hàng doanh nghiệp : chức năng và nhiệm vụ của phòng nàycũng tương tự như phòng khách hàng cá nhân, chỉ khác đối tượng kháchhàng ở đây là các tổ chức, các doanh nghiệp Nhưng vì đối tượng kháchhàng là lớn hơn nên phạm ngoài những chức năng, nhiệm vụ đó, phòngnày còn thực hiện các công việc các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài

Trang 14

trợ thương mại, thực hiện các việc liên quan đến mua bán, chuyển đổingoại tệ.

Phòng kế toán : có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch kế toán,thanh toán với khách hàng Phòng thực hiện công tác thanh toán, bù trừ,thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng Đối với chính ngân hàng,phòng kế toán tính toán các chi tiêu của nội bộ, thực hiện công tác kếtoán, lập các báo cáo và kế hoạch tài chính, kế hoạch mua sắm, chi tiêunội bộ

Phòng tổ chức hành chính : thực hiện theo dõi, áp dụng các chế độ vềtiền lương, các chế độ về bảo hiểm xã hội, các chế độ đãi ngộ đối vớingười lao động( bảo hiểm y tế cho người lao động) Phòng còn thực hiệnquản lý người lao động, tuyển dụng, điều động và sắp xếp cán bộ Ở đây,các cán bộ tổ chức biết được cán bộ nào với khả năng nào thì phù hợpvới vị trí công việc nào Từ đó, cán bộ tổ chức tiến hành sắp xếp cácCBTĐ sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, cũng như để dễ dàngtrong việc liên kết, làm việc theo nhóm, có mối quan hệ mật thiết với các

bộ phận khác Việc này giúp nâng cao chất lượng của công tác thẩmđịnh Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng đào tạo, tập huấn cho cán

bộ, quản lý hồ sơ của cán bộ Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, thựchiện thu, chi các khoản chi tiêu nội bộ của cơ quan Thực hiện công tácthi đua, khen thưởng

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ : có chức năng kiểm tra, kiểm soát đốivới tất cả các vấn đề liên quan đến cơ quan Đây là bộ phận có thể tổnghợp, thống kê báo cáo theo yêu cầu nghiệp vụ Như vậy, ở đây sẽ cónhững thông tin tổng hợp về tình hình đầu tư và tài trợ vốn của Chinhánh, khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư, CBTĐ có thể tìm hiểu thêmcác thông tin liên quan đến lĩnh vực mà Chi nhánh đang tài trợ vốn.Ngoài ra, nếu ban lãnh đạo hoặc người có thẩm quyền yêu cầu phòng

Trang 15

kiểm tra, theo dõi, xem xét, đánh giá một vấn đề có liên quan đến cơquan, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ đó.

Phòng tổng hợp : chức năng và nhiệm vụ chính của phòng tổng hợp làtập trung khai thác và huy động vốn Ngoài ra, là phòng có liên quan mậtthiết với các phòng khác, phòng tổng hợp nắm được tình hình hoạt độngchung, từ đó điều tiết và lập ra những báo cáo mang tính tổng hợp DOvậy, khi tiến hành thẩm định, các thông tin từ phòng tổng hợp là rất hữuích vì nó được tổng hợp từ những phòng khác Thẩm định là công việcbao gồm nhiều nội dung và có đề cập đến nhiều mảng khác nhau nênthông tin từ phòng tổng hợp sẽ đáp ứng được phần nào cho công tácthẩm định, vừa giúp tiết kiệm thời gian

Tổ rủi ro : tiến hành thẩm định độc lập những dự án vay vốn tại ngânhàng để phát hiện rủi ra, đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án vayvốn, từ đó góp phần đưa ra quyết định cho vay hay không Bên cạnh đó,phòng còn thực hiện tra những chứng từ, kế toán hàng ngày (hậu kiểm)

để đảm bảo không có sai sót Đầu tư là một quá trình luôn tiềm ẩnnhững rủi ro có thể hoặc không thể biết trước Do vậy, khi đánh giá,xem xét dự án đầu tư trên các nội dung, tổ rủi ro với chức năng chuyênviệt sẽ phát hiện và dự báo về những rủi ro, từ đó đưa ra những biệnpháp phòng ngừa hợp lý và kịp thời

II. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội.

1 Đặc trưng của các dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội.

Các sản phẩm chính của hoạt động cho vay bao gồm :

Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Trang 16

Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gianhoàn vốn dài

Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

Thấu chi, cho vay tiêu dựng

Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chếtài chính trong nước và quốc tế

Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tếCác dự án vay vốn tại ngân hàng rất đa dạng Các dự án có thể vay trongnhững khoảng thời gian linh hoạt, ngắn hạn, trung hoặc dài hạn Đặc biệtngân hàng còn tham gia đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự ánlớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình

Bên cạnh việc đưa hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, thìngân hàng còn rất xem trọng việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào để cóhiệu quả nhất Nguồn vốn huy động được qua các năm tăng trưởng phản ánhhiệu quả hoạt động của ngân hàng, chi nhánh tiếp tục chủ trương đẩy mạnhhoạt động cho vay có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng, đẩy mạnh quátrình huy động vốn Huy động vốn và cho vay vốn hiệu quả là yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Bảng 1 : Tình hình đầu tư và tài trợ vốn của Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị tính : tỷ đồng

“ Nguồn : Chi nhánh NHCT Tây Hà Nội, báo cáo tổng kết 4 năm 2006-2009

Đồ thị 1 : Tình hình đầu tư và tài trợ vốn

Trang 17

Tình hình cho vay và đầu tư

Năm 2006, là năm mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chinhánh Tây Hà Nội mới được thành lập và đi vào hoạt động, do vậy số vốn banđầu cũng như hoạt động đầu tư và cho vay giai đoạn này còn chưa phát triển,những con số thu được ban đầu còn hạn chế Năm 2006, số vốn ngân hànghuy động được là 630 tỷ đồng, và đã đầu tư và cho vay 272 tỷ đồng Như vậy,

tỷ trọng vốn dung để đầu tư và cho vay chiếm 43,17% tổng nguồn vốn

Trải qua năm đầu hoạt động, ngân hàng đã nhanh chóng tạo dựng đượcchỗ đứng cho riêng mình Năm 2007, số vốn ngân hàng huy động được là1062.3 tỷ đồng, đầu tư và cho vay là 658 tỷ đồng, chiếm 61,94% tổng nguồnvốn Vậy, so với năm khởi đầu 2006, năm 2007, ngân hàng đã khẳng địnhbước đầu hoạt động mang lại hiệu quả Không những gia tăng về quy mô vốnhuy động được, mà trong hoạt động đầu tư và cho vay cũng gia tăng kể và sốtuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn

Cụ thể, đầu tư và cho vay năm 2007 chiếm 61,94% tổng vốn, cao hơn tỷtrọng ở năm đầu 2006 là 43,17%

Theo đà phát triển ổn định đó, mặc dù trong những năm qua được đánhgiá là mấy năm có những khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu cũng như trong

Tình hình đầu tư và tài trợ vốn

Tình hình đầu tư và tài trợ vốn

Trang 18

khu vực, ảnh hưởng tới nền kinh tế nước nhà, và ngành ngân hàng là mộttrong những ngành đầu tiên nhạy cảm với những biến động đó Nhưng chinhánh vẫn đứng vững và giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định 15- 20% mỗinăm.

Trong 4 năm hoạt động, nhìn vào những con số thống kê tổng hợp,chúng ta có thể thấy sự gia tăng theo thời gian, điều đó chứng tỏ tính hiệu quảtrong hoạt động của ngân hàng,

Hoạt động đầu tư và tài trợ vốn năm 2008 đạt 925 tỷ đồng, tăng 267 tỷđồng so với năm 2007, và chiếm 73,41% tổng vốn Đến 31/12/2009, tổng dư

nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nộiước đạt 1156.25 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2008, và chiếm 76,47% tổngvốn Trong đó :

Theo kỳ hạn nợ :

nợ

Theo cơ cấu ngành kinh tế:

Bảng 2 : Tài trợ vốn theo cơ cấu nghành kinh tế

Tài trợ vốn theo thành phần

kinh tế

Số vốn tài trợ(tỷ đồng)

Theo cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế:

Trang 19

Phân tích theo cơ cấu ngành kinh tế có thể thấy, những dự án vay vốn tạichi nhánh rất phong phú, tập trung chủ yếu ở các ngành mũi nhọn như côngnghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng và cho vay hợp vốn.

Về quy mô của các dự án vay vốn cũng không giới hạn, từ những dự ánvay vốn nhỏ như vay vốn để mua máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng hayxây dựng cơ sở hạ tầng theo từng giai đoạn đến những dự án có mức vay lớnhơn như các dự án tài trợ, hợp vốn,…( Năm 2007, ngân hàng đã tham gia tàitrợ cho dự án Vinasat – vệ tinh đầu tiên của Việt Nam với giá trị gần 300 tỷđồng)

2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội.

2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội.

Quy trình cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh được tóm tắt tronglưu đồ quy trình cho vay tại phụ lục

Trong đó, quy trình thẩm định được thể hiện trong sơ đồ sau :

Hình 1.3 : Sơ đồ về quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh

Thẩm định tài chính dự

án đầu tư

Kiểm

soát từ

Thẩm định tủi ro tín dụng

Xét duyệt Tham gia

Trang 20

Bước 1 : Hướng dẫn tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ

sơ cho Phòng quản lý rủi ro

Bước 2 : Thẩm định, tái thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu

tư, biện pháp bảo đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định, tái thẩm định.

- Thẩm định, tái thẩm định :

Người thực hiện : Cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng khách hàng

Căn cứ thẩm định, tái thẩm định : Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng,phòng giao dịch, điểm giao dịch cung cấp, thông tin thu thập được trong quátrình phỏng vấn, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất, kinh doanh của khách hàngvay vốn và các thông tin từ các nguồn khác ( CIC, cơ quan quản lý doanh

Trang 21

nghiệp, thông tin từ Phòng quản lý chi nhánh và thông tin NHCT Việt Nam,

…)

Nội dung thẩm định và tái thẩm định :

+ Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn : thực hiện theo hướngdẫn tại quy trình cho vay vốn lưu động

+ Thẩm định/tái thẩm định dự án đầu tư : thực hiện theo hướng dẫn tínhtoán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư

+ Thẩm định/tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay : thực hiện theoquy trình nhận bảo đảm

+ Xác định lãi suất cho vay : thực hiện theo quy định về xác định lãi suấthuy động, cho vay của NHCT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Tổnggiám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định :

Người thực hiện : cán bộ tín dụng

Nội dung thực hiện :

+ CBTĐ lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định theo biểu số MS06/TTTĐ –Quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ban hành theoquyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006, ghi rõ ý kiến đềxuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo ( nếu có), ký và trìnhlãnh đạo phòng

+ Trong quá trình thẩm định/tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham giacủa các phòng ban, cá nhân khác, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để trìnhGiám đốc/Phó giám đốc xem xét, quyết định; làm đầu mối chuyển hồ sơ vàtổng hợp ý kiến của các phòng ban, cá nhân theo quy định của Giám đốc/Phógiám đốc Chi nhánh

+ Nếu dự án đầu tư có quy mô lớn, phức tạp, CBTĐ báo cáo lãnh đạophòng để trình Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định mua

Trang 22

thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập( nếu có)

Lưu ý đối với từ trình tái thẩm định : Nội dung tờ trình tái thẩm địnhkhông cần nêu lặp lại những vấn đề đã được đề cập ở tờ trình thẩm định mànêu những đặc điểm khác biệt hoặc cần nhấn mạnh so với tờ trình thẩm định

- Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định :

Người thực hiện : lãnh đạo phòng khách hàng

Nội dung thực hiện :

+ Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩmđịnh của CBTĐ, yêu cầu CBTĐ bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dungcòn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có)

+ Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đềxuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩmquyền quyết định cho vay

+ Trình duyệt tờ trình

theo quy định lên người có thẩm quyền quyết định cho vay, hoặc chuyển 01bản sao tờ trình thẩm định/tái thẩm định và hồ sơ khoản vay ( trừ các hồ sơ đãsao, gửi ở bước 1) cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện thẩm định rủi ro tíndụng độc lập ( trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định của Tổng giámđốc hoặc khi người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu)

Phòng quản lý rủi ro, Lãnh đạo Phòng khách hàng yêu cầu CBTĐ lập tờ trình

bổ sung ( nếu cần thiết), kiểm soát và ký tờ trình bổ sung, tập hợp hồ sơ trìnhngười có thẩm quyền cho vay xem xét, quyết định

nhận được báo cáo thẩm định rủi ro, lãnh đạo Phòng khách hàng với vai trò

là thư ký hội đồng tín dụng có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các

Trang 23

thành viên Hội đồng theo quy định của Quy chế hội đồng tín dụng Trườnghợp đặc biệt, báo cáo thẩm định rủi ro có thể gửi đến các thành viên muộnhơn, nhưng phải trước khi họp ( nếu được chủ tịch Hội đồng tín dụng chấpnhận trên thông báo triệu tập họp).

Bước 3 : thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng ( áp dụng cho các trường hợp phải thẩm

định rủi ro theo quy định của Tổng giám đốc hoặc khi người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu)

- Thẩm định rủi ro tín dụng và lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng.

Người thực hiện : cán bộ quản lý quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng quản lýrủi ro

Nội dung thực hiện :

+ Nghiên cứu hồ sơ do Phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giaodịch cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánhgiá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm vềcác đề xuất của mình

+ Cán bộ quản lý rủi ro lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụngtheo biểu số MS08/BCRR – Quy địnhvề cho vay đối với khách hàng là những

tổ chức kinh tế, ký và trình lãnh đạo phòng quản lý rủi ro

+ Trong quá trình thẩm định, nếu cần thu thập thêm thông tin, nắm bắttình hình thực tế, CBQLRR báo cáo lãnh đạo phòng và phối hợp với Phòngkhách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch để làm việc với khách hàng

- Kiểm soát và chuyển báo cáo thẩm định rủi ro về Phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch.

Người thực hiện : lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro

Nội dung thực hiện :

Trang 24

+ Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình của CBQLRR và nội dung báo cáo kếtquả thẩm định rủi ro tín dụng của CBQLRR, yêu cầu CBQLRR bổ sung,chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ( nếu có).

+ Sao để giữ lại 01 bản báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng cùngcác tài liệu cần thiết, chuyển bản chính báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tíndụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng ( trừ những bộ hồ sơ đã nhận được ở bước1) cho Phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch

Bước 4 : xét duyệt cho vay.

Người thực hiện : Người có thẩm quyền quyết định cho vay

- Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh :

+ Yêu cầu bộ phận thuộc Phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giaodịch, Phòng quản lý rủi ro ( nếu có) bổ sung hồ sơ, thông tin, giải trình thêmcác nội dung chưa rõ ( nếu có )

+ Trong trường hợp khoản vay không phải thẩm định rủi ro theo quyđịnh, nhưng xét thấy cần thiết, có thể yêu cầu Phòng quản lý rủi ro thực hiệnthẩm định rủi ro tín dụng độc lập

+ Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định có chữ ký củaCBTĐ, lãnh đạo phòng; báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng ( nếu có)

đã có chữ ký của CBQLRR và lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro và báo cáo thẩmđịnh của cơ quan tư vấn ( nếu có); ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý cho vay

và các điều kiện ( nếu có) vào tờ trình thẩm định cho vay

- Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh :

+ Thực hiện các bước tương tự như trường hợp khoản vay thuộc thẩmquyền quyết định cho vay

Trang 25

+ Trường hợp đề xuất cho vay, chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng kháchhàng Trụ sở chính ( quản lý đối tượng khách hàng đó).

Bước 5 : Thông báo cho khách hàng.

Bước 6 : Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ và nhập các thông tin về khoản vay, kiểm tra giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống INCAS.

Bước 7 : Giải ngân

Bước 8 : Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng

và sửa đổi các thông tin về khoản vay trong hệ thống INCAS.

Bước 9 : Kiểm tra, giám sát vốn vay.

Bước 10 : Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh.

Bước 11 : Thanh lý HĐTD, HĐBĐ, giải chấp tài sản.

Bước 12 : Luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ hồ sơ.

Ngân hàng với tư cách là đơn vị cho vay vốn, việc thẩm định dự án đầu

tư sẽ tập trung chủ yếu phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu qủa tài chính vàkhả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội,hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêucầu của từng dự án

Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích,đánh giá bao gồm:

2.2.1 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án

- Mục tiêu đầu tư của dự án

- Sự cần thiết đầu tư dự án

- Quy mô đầu tư : công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sảnphẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm

Trang 26

- Quy mô vốn đầu tư : tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêuchí khác nhau ( xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công

và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động) ; phương án nguồn vốn đểthực hiện dự án : vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết …

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án

2.2.2 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu

ra của dự án.

2.2.2.1 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án :

Việc phân tích, đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án sẽ đề cập đến những nội dung chính sau :

- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thờiđiểm thẩm định

- Ước lượng tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra củaphương án

- Dự tính tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu racủa phương án

- Ước lượng mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa vàkhả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đólưu ý liên hệ với mức gia tăngtrong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm khác

có cùng công dụng

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối vớisản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đốivới sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp

lý của dự án đầu tư trên các phương diện như :

- Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn này

- Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm

Trang 27

- Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư ( các giai đoạn đầu tư,mức huy động công suất thiết kế).

2.2.2.2 Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm :

- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiệntại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứngđược bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là dosản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thếcạnh tranh hơn

- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự ánkhác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu

- Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cungsản phẩm, dịch vụ

2.2.2.3 Nghiên cứu thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án :

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án,xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của

dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địacủa các nhà sản xuất khác Việc định hướng thị trường này có hợp lý haykhông

Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường Cán bộ tín dụngcần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với :

- Thị trường nội địa : cần xem xét đánh giá các mặt sau :

Trang 28

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sảnphẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không.

+ Sản phẩm có phù hợp với thị trường của người tiêu thụ, xu hướng tiêuthụ hay không

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơnkhông, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không

- Thị trường nước ngoài :

+ Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu haykhông ( tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,…)

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào sovới các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn nghạch không.+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trườngxuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào

2.2.2.4 Xem xét, đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối trên các mặt :

- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, cócần hệ thống phân phối không

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa,mạng lưới phân phối có phud hợp với đặc điểm của thị trường hay không.Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phốiđóng vai trị khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xemxét, đánh giá kỹ Cán bộ tín dụng cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạnglưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phảithu khi tính toán nhu cầu vốn lưu điểm ở phần tính toán hiệu quả dự án

Trang 29

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn về phân phối thì cần có nhậnđịnh xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không Nếu đã có đơn hàng cần xemxét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.

2.2.2.5 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năngcạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đứa ra được các dựkiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theocác chỉ tiêu chính sau:

- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩmnếu dự án có nhiều loại sản phẩm

- Khách hàng có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu phương án cónhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường

- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

2.2.3 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.

Trên cơ sở hồ sơ dự án ( báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tàinguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu,

…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền, công nghệ, đánh giá khả năng đápứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án qua:

- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm

- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cungcấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng,mức độ tínnhiệm

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giátrong thường hợp phải nhập khẩu

- Đối với các dự án phải gắn với vùng nguyên liệu thì khả năng xây dựngvùng nguyên liệu như thế nào,

Trang 30

Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đềchính sau :

+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không ?+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động đượcnguồn nguyên nhiên liệu đầu vào

2.2.4 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật : 2.2.4.1 Địa điểm xây dựng:

- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không,

có gần các nguồn cung cấp : nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụhay không, có nằm trong vùng quy hoạch hay không

- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá sosánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng nhưảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu,tiêu thụ

2.2.4.2 Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án :

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khảnăng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ, … hay không ?

- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay có sẵn trên thị trường

- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào

- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không

2.2.4.3 Công nghệ, thiết bị

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thếgiới

- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý

do lựa chọn công nghệ này

- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảocho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không

Trang 31

- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danhmục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thìthiết bị này có đáp ứng được không

- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không

- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dự án dựkiến không

- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị cóchuyên cung cấp các thiết bị của dự án không

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết,kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhàchuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tưvấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể

2.2.4.4 Quy mô, giải pháp xây dựng :

- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự ánhay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không

- Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nàocần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiếthoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phùhợp với thức tế hay không

- Vấn đề hạ tầng cơ sở : giao thông, điện, cấp thoát nước,…

2.2.4.5 Môi trường, PCCC :

- Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án cóđầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trongtrường hợp yêu cầu phải có hay chưa

Trang 32

Trong phần này, cán bộ tín dụng cần phải đối chiếu với các quy địnhhiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánhgiá tác động môi trường, PCCC hay không.

2.2.5 Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án :

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh giá hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điềuhành công nghệ thiết bị mới của dự án

- Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu : tư vấn, thi công, cung cấp thiết

bị, công ngệ…( nếu đã có thông tin)

- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án : số lượng lao động dự án cấn,đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứngnguồn nhân lực cho dự án

2.2.6 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.

- CBTĐ cần đánh giá tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiếtchưa ( CBTĐ cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, pháy sinhthêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụngngoại tệ…) Từ đó, đưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xácđịnh mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án

Trang 33

- Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mứcvốn đầu tư mới ở dạng khái toán CBTĐ phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúcrút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.

- Ngoài ra, CBTĐ cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưuđộng cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án nhằm có cơ sở thẩmđịnh giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này

2.2.6.2 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án :

Cán bộ tín dụng cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án vànhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không; khả năngđáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độthi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trongtừng giai đoạn có hợp lý không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tưtrước

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiếntiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thờigian vay trả

2.2.6.3 Thẩm định nguồn vốn đầu tư :

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, cán bộ tín dụng rà soátlại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng thamgia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủđầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu Chi phí củatừng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn Cânđối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn

dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án

2.2.7 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án :

Cơ sở tính toán : những phân tích, đánh giá ở phần trên sẽ được lượng

hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán cụ thể như sau :

Trang 34

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư : phần này

sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn

cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định ( TSCĐ) , khấu hao (KH), khấu haoTSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả

- Đỏnh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án với phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán : mức huyđộng công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng vớiđặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm,tổng chi phí sản xuất trực tiếp

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, củacác doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án( phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốnlưu động hàng năm

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án đểxác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách

Phương pháp tính toán :

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ tín dụng phải thiết lập đượccác bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giáhiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hainhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể ,gồm có :

- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án :

+ NPV

+ IRR

+ ROE ( đối với những dự án có vốn tự có tham gia)

+ BEP ( sản lượng, doanh thu hòa vốn)

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ :

Trang 35

+ Nguồn trả nợ hàng năm

+ Thời gian hoàn trả vốn vay

+ DSCR : chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêukhác như : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năngđổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực,… sẽ được đề cập theo từng dự án cụ thể.Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính đượchướng dẫn cụ thể tại phụ lục

Kết luận, đánh giá : dựa trên những kết quả tính toán, CBTĐ đưa ra kết

luận đánh giá về tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

2.2.8 Phân tích rủi ro dự án :

2.2.8.1 Phân loại rủi ro :

Một dự án, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đi vào sảnxuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau, việc tính toán khả năng tàichính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự ánkhông bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra

Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rấtquan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng nhưchủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu Dưới đây là phân loại một sốrủi ro chủ yếu :

- Rủi ro cơ chế chính sách

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất

- Rủi ro thế trường, thu thập, thanh toán

- Rủi ro về cung cấp

- Rủi ro kỹ thuật và vận hành

- Rủi ro môi trường và xã hội

- Rủi ro kinh tế vĩ mô

- …

Trang 36

2.2.8.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro :

- Đối với rủi ro cơ chế chính sách :

Rủi ro này được xem xét là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chínhsách của địa điểm xây dựng dự án, bao gồm : các sắc thuế mới, hạn chế vềchuyển tiền, các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quantới dòng tiền của dự án

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách :

+ Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án ( thểhiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyđịnh hiện hành có liên quan đến dự án

+ Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đềnày

+ Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnhhưởng tiêu cực tới dự án

+ Hỗ trợ, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ( trách nhiệm của chủ đầu tư )+ …

- Đối với rủi ro về tiến độ thực hiện ( đối với những dự án xây dựng)

Rủi ro này là rủi ro phát sinh khi hoàn tất dự án không đúng thời hạn,không phù hợp với các thông số và các tiêu chuẩn thực hiện

Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngânhàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiệncác biện pháp sau :

+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín, có sức mạnh tài chính và kinhnghiệm

+ Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chấtlượng công trình

+ Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng

Trang 37

+ Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của kháchhàng trong trường hợp vượt dự toán.

+ Quy định trách nhiệm về vấn đề đền bù, giải tỏa mặt bằng

+ Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràngngĩa vụ của các bên

+ Hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành xây dựng

- Đối với rủi ro thị trường :

Rủi ro này bao gồm : rủi ro thị trường đầu vào ( nguồn cung cấp, giá cả,

…) , rủi ro thị trường đầu ra ( hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhucầu của thị trường, thiếu sức cạnh tranh giá cả,…)

Loại rủi ro này được giảm thiểu bằng cách :

+ Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận

+ Dự kiến cung – cầu thận trọng

+ Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùngcuối cùng

+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng cácbiện pháp : phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,tiết kiệm chi phí sản xuất,…

+ Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ ( nếu có)

+ Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra

+ Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh ( nếu có)

- Đối với rủi ro về nguồn cung cấp :

Rủi ro về nguồn cung cấp xảy ra khi dự án không có được nguồn nguyênnhiên vật liệu chính với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vậnhành dự án, tạo dòng tiền ổn định, bảo đảm khả năng trả nợ

Loại này có thể giảm thiểu bằng cách :

+ Trong quá trình xem xét dự án, CBTĐ phải nghiên cứu, đánh giá cẩntrọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào

Trang 38

trong hồ sơ dự án Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán,xác định hiệu quả tài chính của dự án.

+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư

+ Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.+ Những hợp đồng, thỏa thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụngcuối cùng

+ Những hợp đồng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào dài hạn vớinhà cung cấp có uy tín

- Đối với rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì :

Đây là loại rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bải trì ở mức độphù hợp với các thông số thiết kế ban đầu

Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiệnmột số biện pháp sau :

+ Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng

+ Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm

+ Có thể kết hợp vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích

và phạm vi rõ ràng

+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất,chiến tranh,…

+ Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành

+ Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

- Đối với rủi ro về môi trường và xã hội :

Là rủi ro xảy ra khi dự án có thể có những tác động tiêu cực đối với môitrường và người dân xung quanh

Loại rủi ro này chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua một số biện phápsau :

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện,được cấp có thểm quyền chấp nhận bằng văn bản

Trang 39

+ Nên có sự tham gia của các bên liên quan ( cơ quan quản lý môitrường của địa phương ) từ khi bắt đầu triển khai dự án

+ Tuân thủ các quy định về môi trường

+ Có biện pháp xử lý môi trường khi bắt đầu triển khai dự án

- Đối với rủi ro kinh tế vĩ mô :

Đây là loại rủi ro pháy sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giáhối đoái, lạm phát, lãi suất,…

Loại rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách :

+ Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản

+ Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm

+ Bảo vệ trong các hợp đồng ( ví dụ : chỉ số hóa, cơ chế chuyển qua, giá

Trang 40

hoặc không thể chấp nhận được Tuy nhiên, mức độ tập trung cho những nộidung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự ánTrong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể làđiều kiện để tiếp tục nghiên cứu Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bịbác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nộidung tiếp theo.

Tại Chi nhánh, phương pháp thẩm định theo trình tự được vận dụngthường xuyên và tương đối triệt để

Ví dụ, đối với hồ sơ vay vốn của dự án đầu tư mua mới tàu của Công tyTNHH Vận tải biển và thương mại Thuận Nghĩa, Chi nhánh đã thẩm địnhtheo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, nội dung thẩm định chủ yếu qua cácbước như sau

Trước hết là thẩm định tổng quát, Ngân hàng sẽ xem xét dự án và kháchhàng vay vốn

+ Về khách hàng vay vốn :

- Tân khách hàng: Công ty TNHH vận tải biển và thương mại Thuận nghĩa

- Địa chỉ trụ sở: Số 472, đường 2/9, phường Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu,

+ Về hồ sơ dự án : tên dự án, chủ đầu tư, vốn đầu tư, mục đích và sự cầnthiết thực hiện dự án là những nội dung được đề cập đến, bao gồm

- Dự án: Đầu tư mua mới tàu 5.361 tấn

Ngày đăng: 12/05/2015, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w