1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn luật ngân hàng Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá

32 2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 298 KB

Nội dung

Chiết khấu GTCG tuy là hình thức ra đời sau một số nghiệpkhác nhưng với một số ưu điểm như không cần tài sản đảm bảo, quy trình đơn giản vànhanh chóng, đây là một cách hiệu quả để các TC

Trang 1

LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - K07502

*****

ĐỀ TÀI :

PHÁP LUẬT VỀ

CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ

MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG GVHD: TS Lê Vũ NamNhóm 9 – K07502

TP.HCM, tháng 11 năm 2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính, làmột bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động củanền kinh tế hàng hóa Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự pháttriển kinh tế xã hội của một quốc gia Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng tháitrái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn và một bên là khả năng về vốn Thịtrường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầukhách quan của việc giải quyết mẫu thuẫn giữa hai trạng thái trái ngược này Mâu thuẫnnày ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung giantrong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn Và cũng chính sự pháttriển của hệ thống trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng,cùng với các nghiệp vụ của nó, sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường tàichính

Trong số các hoạt động của các trung gian tài chính, hoạt động liên quan đến quan hệtín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bao gồm các hình thức như cho vay,cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán, …, và chiết khấu GTCG Với việc chiếtkhấu GTCG cho TCTD, khách hàng được đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngay mặc dùGTCG chưa đến hạn thanh toán Bên cạnh đó, hoạt động chiết khấu GTCG cũng là mộthoạt động của NHNN với vai trò là một trong những công cụ giúp NHNN thực hiệnchính sách tiền tệ

Nhận thấy tầm quan trọng đó của hoạt động chiết khấu GTCG, nhóm chúng tôi lựachọn nội dung “ PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ” làm đề tài nghiêncứu trong môn Luật Ngân Hàng

Mục đích nghiên cứu: từ các quy định của pháp luật hiện hành để phân tích về cácvấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu GTCG, đồng thời so sánh với thực tiễn nhằm

Trang 3

đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của pháp luật và đưa ra những dự báo về hoạt độngnày trong tương lai

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp phântích, tổng hợp, so sánh và dự báo

Bố cục của đề tài gồm có ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về chiết khấu GTCG

Chương II: Pháp luật điều chỉnh về chiết khấu GTCG

Chương III: Kết luận

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾT KHẤU GTCG

I LỊCH SỬ RA ĐỜI HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Ngân hàng ra đời đầu tiên vào khoảng 3500 năm trước công nguyên dưới dạng tiệmcầm đồ Giai đoạn đó vì tình hình xã hội không ổn định, trộm cắp xảy ra khắp nơi, nêncác thương nhân và gia đình giàu có lo lắng Để giữ gìn của cải họ gửi vào các nhà thờ,nhà giàu có hoặc lãnh chúa Hoạt động ngân hàng lúc này còn đơn giản, họ gửi của cảirồi chờ đến kì hạn thì rút tiền ra và trả công cất giữ Đến khoảng 2000 năm trước côngnguyên thì hoạt động ngân hàng có bước tiến khi các “ngân hàng sơ khai” này nhận ranhu cầu cần vốn kinh doanh của những thương nhân trong xã hội rất cao, trong khi họ lạiđang giữ một lượng lớn của cải nhàn rỗi Lúc này hoạt động cho vay lấy lời ra đời, và cứ

thế các nghiệp vụ khác cũng dần hình thành Với sự xuất hiện và và phát triển ngày càng

đa dạng các công cụ tài chính, các phương tiện và cách thức chuyển giao các công cụ nàycũng ngày càng phong phú Chiết khấu GTCG tuy là hình thức ra đời sau một số nghiệpkhác nhưng với một số ưu điểm như không cần tài sản đảm bảo, quy trình đơn giản vànhanh chóng, đây là một cách hiệu quả để các TCTD có thể tài trợ vốn cho giới thươngnhân trong các thương vụ mua bán bằng việc chiết khấu thương phiếu – đối tượng màkhởi thủy, hoạt động chiết khấu của các ngân hàng hướng tới

Đối với NHNN, vai trò thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đòi hỏi phải có nhữngcông cụ nhất định Hoạt động của các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thươngmại, chủ yếu nhận tiền gửi của công chúng và cho vay Phần lớn số tiền cho vay của ngânhàng này lấy từ nguồn tiền gửi huy động của của dân chúng Tuy nhiên không phải lúcnào hoạt động của ngân hàng thương mại cũng đều diễn ra một cách trôi chảy thuận lợi.cũng có lúc, nhu cầu rút tiền lớn, ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng thiếu vốn.trong tình huống này ngân hàng thương mại có thể giải quyết bằng cách vay NHTW.Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hìnhthức: cho vay có bảo đảm bằng các giấy tờ có giá, hồ sơ tín dụng và chiết khấu hay tái

Trang 5

chiết khấu các giấy tờ có giá Chiết khấu GTCG là một trong những hình thức của tái cấpvốn, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD.

II GIẤY TỜ CÓ GIÁ

GTCG nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhậnquyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lývới các chủ thể khác GTCG có ba thuộc tính: (1) Xác nhận quyền tài sản của một chủ thểxác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thểkhác trong giao lưu dân sự Sở dĩ giấy tờ có giá có thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó làbằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể đối với người thụ hưởng (chủ thể

có quyền sở hữu đối với khoản nợ) trong một thời hạn nhất định theo các điều kiện nhấtđịnh (hoặc vô điều kiện)

GTCG sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm các công cụchuyển nhượng và các GTCG khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngânhàng Nhà nước về chiết khấu, tái chiết khấu GTCG

1 Công cụ chuyển nhượng

Công cụ chuyển nhượng là GTCG ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toánkhông điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.1 Cụm từ “công cụchuyển nhượng” mới được chính thức đưa vào luật Các công cụ chuyển nhượng 2005,còn trước đó, trong pháp luật Việt Nam có Pháp lệnh Thương phiếu được Ủy ban thường

vụ Quốc hội thông qua năm 1999 nhưng trên thực tế là Pháp lệnh này vẫn chưa đi vàocuộc sống do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan

Thương phiếu là loại GTCG hình thành và phát triển trong hoạt động thương mại giữacác doanh nghiệp, được sử dụng trong khâu thanh toán, giúp doanh nghiệp đòi nợ hoặcnhận nợ, thanh toán cho nhau Trong quá trình đó, xuất hiện hình thức tín dụng thươngmại – tức là việc các doanh nghiệp mua bán chịu với nhau Các công cụ này cũng chính

1 Khoản 1- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005

Trang 6

là các công cụ để giúp tín dụng thương mại thực hiện và phát triển được bên cạnh tíndụng ngân hàng Vì chúng có thể chuyển nhượng được nên người ta gọi chung là công cụchuyển nhượng Các công cụ chuyển nhượng được sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu,tái chiết khấu của TCTD đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân; bao gồm hối phiếuđòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc.

Hối phiếu đòi nợ là giấy GTCG tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị kýphát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thờiđiểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng2

Hối phiếu nhận nợ là GTCG do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điềukiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tươnglai cho người thụ hưởng3

Séc là GTCG do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tríchmột số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng4

2 Các GTCG khác

Ngoài các công cụ chuyển nhượng, các GTCG khác bao gồm các loại như: trái phiếu,công trái, tín phiếu, các GTCG do các tổ chức được phép phát hành theo quy định củapháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trong hoạt động chiết khấu GTCG,Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn cụ thể các GTCG được sử dụng đối với mỗi loạinghiệp vụ chiết khấu và đối với từng thời kỳ Một số loại GTCG thường gặp như:

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữuđối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành5 Có các loại trái phiếu như: trái phiếuChính phủ (bao gồm: trái phiếu Kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung

2 Khoản 2- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005

3 Khoản 3- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005

4 Khoản 4- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005

5 Khoản 3- Điều 6 Luật Chứng khoán 2006

Trang 7

ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tê, công trái xây dựng tổ quốc), trái phiếu chínhquyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh6…

Tín phiếu là một loại công cụ vay nợ ngắn hạn Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợngắn hạn của của Chính phủ (không quá 12 tháng) do Kho bạc phát hành để tạm thời bùđắp những thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước trong năm ngân sách

Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ nợ do các ngân hàng, công ty tài chính, cho thuê tàichính phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (mệnhgiá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn

Ngoài ra còn có các loại khác như: kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…Các loại GTCG càng ngàycàng phát triển, giúp đa dạngcác công cụ huy động vốn, thanh toán trên thị trường

III CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động chiết khấu GTCG thường được biết đến với hailoại hình nghiệp vụ có mục đích khác nhau, do hai loại chủ thể khác nhau tiến hành, đólà: i) nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG do Ngân hàng trung ương thực hiện đốivới khách hàng là TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; ii) nghiệp vụ chiếtkhấu, tái chiết khấu GTCG do TCTD thực hiện đối với khách hàng là tổ chức, cá nhânnhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận

Định nghĩa chung cho hai loại nghiệp vụ này, có thể hiểu chiết khấu GTCG là việcmua các giấy tờ có giá trước thời hạn thanh toán Tuy nhiên như trên đã nói, chủ thể vàmục đích của hai nghiệp vụ này là khác nhau nên pháp luật cũng có cách điều chỉnh riêngđối với mỗi loại

1 Khái niệm

1.1 Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD

6 Điều 4 Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

Trang 8

Hoạt động chiết khấu GTCG của NHNN đối với các TCTD là nghiệp vụ NHNN muangắn hạn các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này đã được các TCTD giaodịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp7

NHNN có thể quyết định sử dụng một số công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia trong đó có công cụ tái cấp vốn, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanhtoán cho TCTD Việc NHNN chiết khấu GTCG cho TCTD là một trong những hình thứccủa tái cấp vốn8

Hoạt động chiết khấu GTCG của NHNN được thực hiện tại Sở Giao dịch NHNN.Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch NHNN có thể trình Thống đốc NHNN uỷ quyền chochi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là các chi nhánh NHNNđược ủy quyền) thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các TCTD có trụ sở chính trên địabàn9

1.2 Chiết khấu của TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân

Hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD đối với khách hàng là nghiệp vụ mua có kỳhạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, GTCG khác củangười thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán10

Ban đầu, đối tượng chiết khấu mà các TCTD, lúc này chủ yếu là các ngân hàng, nhắmvào là các thương phiếu do các thương nhân sở hữu, qua đó ngân hàng cũng có thể tài trợvốn cho thương nhân trong các vụ mua bán, nhất là mua bán quốc tế Ngày nay, các ngânhàng chiết khấu hầu hết các loại GTCG còn thời hạn thanh toán ngắn (dưới 1 năm) do các

tổ chức, cá nhân hoặc Chính phủ phát hành và đang được phép lưu thông trên thị trường

Vì vậy, hoạt động này đã trở thành một công cụ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinhdoanh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình

Về bản chất kinh tế, chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng, bởi vì khi thực hiện chiếtkhấu GTCG thì TCTD đã trả ngay một số tiền cho người được chiết khấu trong khi bản

7 Điều 2 – Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

8 Điều 11- Luật NHNN 2010

9 Điều 9 - Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

10 Khoản 14 – Điều 9 Luật các TCTD 2010

Trang 9

thân TCTD phải đợi đến ngày GTCG đó đáo hạn thì mới có thể thu hồi lại vốn thông quaquyền đòi nợ người có nghĩa vụ thanh toán theo GTCG Lợi nhuận mà ngân hàng thuđược chính là khoản chênh lệch giữa số tiền dưới mệnh giá trả cho người chiết khấu vàkhoản tiền được thanh toán khi GTCG đến hạn, cộng với một khoản chi phí cho việcchiết khấu.

Về bản chất pháp lý, quan hệ giữa TCTD với khách hàng trong hoạt động này là quan

hệ mua bán giấy tờ có giá thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng Dù hợp đồng này làhợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nhưng nó mang đầy đủ các yếu tố của một hợp đồngmua bán, theo đó bên bán (khách hàng) thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ cógiá sang cho người mua (TCTD)

2 Quy trình chiết khấu giấy tờ có giá

2.1 Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD 11

khấu được thông báo và số dư chiết khấu còn lại đến thời điểm xin chiết khấu lập

và gửi Giấy đề nghị chiết khấu theo mẫu về Sở Giao dịch NHNN hoặc các chinhánh NHNN được uỷ quyền

khấu của các ngân hàng, Sở giao dịch NHNN hoặc các chi nhánh NHNN được uỷquyền lập và gửi Thông báo chấp nhận chiết khấu hoặc không chấp nhận chiếtkhấu theo mẫu

NHNN hoặc chi nhánh NHNN được uỷ quyền thì:

(i) Các ngân hàng thực hiện xác thực Thông báo chấp nhận chiết khấu;

(ii) Trong trường hợp chiết khấu GTCG có kỳ hạn, chậm nhất 15h00 cùng ngày

các ngân hàng phải tạo lập (lập, kiểm soát, duyệt) và gửi Giấy cam kết mualại GTCG theo mẫu về Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được ủy

11 Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Trang 10

quyền Các ngân hàng thực hiện xác thực Giấy cam kết mua lại GTCG (xácthực mã chữ ký điện tử của NHNN)

thực, kiểm soát và duyệt Giấy cam kết mua lại GTCG đối với chiết khấu có kỳ hạn(mã chữ ký điện tử của NHNN và xác thực mã chữ ký của ngân hàng được chiếtkhấu)

Trường hợp NHNN đã gửi thông báo chấp nhận chiết khấu nhưng đến 15h00 cùng ngày, ngân hàng được chấp nhận chiết khấu không thực hiện việc gửi Giấy cam kết mua lại GTCG (đối với chiết khấu có kỳ hạn) thì Thông báo chấp nhận chiết khấu đó không

có giá trị

Căn cứ Thông báo chấp nhận chiết khấu, Giấy cam kết mua lại GTCG của các ngân hàng, NHNN thực hiện chuyển tiền cho các ngân hàng được chấp nhận chiết khấu và hạch toán GTCG theo quy định

2.2 Chiết khấu của các TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân

Quy trình chiết khấu áp dụng đối với loại GTCG là công cụ chuyển nhượng và cácGTCG khác là tương tự như nhau12 NHNN đưa ra những quy chế chung về thủ tục chiếtkhấu, các TCTD sẽ căn cứ vào quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liênquan để ban hành quy trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu phù hợp với điều kiện, đặcđiểm và điều lệ của tổ chức mình13

Vì hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD vừa là một quan hệ hợp đồng mua bánGTCG, vừa là một nghiệp vụ tín dụng nên thủ tục chiết khấu GTCG ở TCTD có tính đặcthù, thể hiện cả hai bản chất này

Có thể sơ lược về quy trình chiết khấu gồm các bước như sau:

Trang 11

Khách hàng có nhu cầu chiết khấu lập hồ sơ đề nghị chiết khấu và gửi cho TCTD Hồ

sơ này có thường bao gồm các tài liệu như: giấy đề nghị chiết khấu, bản kê các giấy tờ đểnghị chiết khấu kèm theo bản gốc các giấy tờ đó, hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực chủthể của khách hàng, và hồ sơ kinh tế của khách hàng nếu là chiết khấu công cụ chuyểnnhượng Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lê củaGTCG chiết khấu tại TCTD

TCTD nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành thẩm định các điều kiện chiết khấu đối vớimỗi GTCG do khách hàng đề nghị chiết khấu Việc thẩm định này bao gồm thẩm tra tínhhợp lệ và chính xác của các GTCG, đảm bảo điều kiện về hình thức và nội dung theo quychế chiết khấu; đồng thời là thẩm tra các bên tham gia trong quan hệ GTCG được đề nghịchiết khấu, bao gồm tính pháp lý và khả năng tài chính Trong trương hợp cần thiết có thểyêu cầu khách hàng chứng minh các điều kiện trên

Nếu TCTD chấp thuận việc chiết khấu thì khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền

sở hữu các GTCG được chấp thuận cho TCTD theo quy định của pháp luật về chuyểnnhượng đối với mỗi loại GTCG

Trên cở sở các GTCG đã được chuyển giao quyền sở hữu, TCTD thanh toán chokhách hàng giá trị chiết khấu ròng, sau khi đã khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và cáckhoản phí

Đến hạn thanh toán của GTCG, TCTD chuyển đến người có thụ lệnh theo GTCG đểđòi tiền

Trong trường hợp nếu người thụ lệnh không thanh toán thì TCTD có quyền khởi kiệnchính người mắc nợ đó tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền Riêng đối với trường hợpchiết khấu GTCG là công cụ chuyển nhượng và TCTD không thu từ người thụ lệnh domất khả năng thanh toán thì TCTD có quyền truy đòi khách hàng đã chiết khấu (kể cảnhững người khác đã đứng tên sở hữu hoặc bảo lãnh công cụ chuyển nhượng đó)

Trang 12

3 Tái chiết khấu

Tái chiết khấu thực chất là nghiệp vụ chiết khấu các GTCG đã được chiết khấu Nhưvậy về bản chất kinh tế và bản chất pháp lý thì tái chiết khấu thực chất cũng là chiết khấu

Do vậy các quy định của pháp luật đều áp dụng chung cho cả chiết khấu và tái chiết khấu.Điểm khác nhau cơ bản giữa chiết khấu và tái chiết khấu là ở chỗ: nghiệp vụ chiết khấuchính là giao dịch mua bán lần đầu các giấy tờ có giá còn nghiệp vụ tái chiết khấu chính

là giao dịch mua bán lại các GTCG đã được chiết khấu một lần theo phương thức muahẳn tại TCTD và giao dịch này chỉ phát sinh giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTDvới NHNN

Mục đích của việc tái chiết khấu là:

(i) Tăng cường tính thanh khoản cho các GTCG

(ii) Giúp các TCTD có thể hỗ trợ nhau nhằm hạn chế, chia sẻ rủi ro

(iii) NHNN trợ giúp các TCTD

(iv) …

Trang 13

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ

I CHIẾT KHẤU GTCG CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD:

1 Cơ sở pháp lý

Nhằm điều hành chính sách tiền tệ NHNN thường sử dụng một số các công cụ chínhtrong đó nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các GTCG trên thị trường mở là mộttrong những công cụ cơ bản

Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết của NHNN đối với các TCTD là ngân hàng đượcđiều chỉnh theo các văn bản sau:

 Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN vềviệc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với cácngân hàng Quyết định này được sửa đổi ngày 29/4/2008 tại quyết định số12/2008/QĐ-NHNN

 Quyết định 11/QĐ-NHNN về danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng tronggiao dịch với NHNN ngày 6/1/2010 của Thống đốc ngân hàng nhà nước

 Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng

số 7129/QT-NHNN ngày 6/8/2008 của Ngân hàng Nhà nước

2 Chủ thể

2.1 Bên nhận chiết khấu: NHNN

Cơ quan trực tiếp thực hiện là Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được ủyquyền

2.2 Bên được chiết khấu: các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng này được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và

phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN;

 Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụchiết khấu với NHNN

3 Đối tượng chiết khấu

Trang 14

Các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước baogồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; các loại Trái phiếu Chính phủ ; Trái phiếu đượcChính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố

Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành14

GTCG được NHNN sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu là loại GTCG ghi sổ, pháthành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được

Trong từng thời kỳ, NHNN sẽ xác định và công bố Lãi suất chiết khấu

4 Hình thức chiết khấu

Có hai hình thức chiết khấu là Chiết khấu toàn bộ thời hạn và Chiết khấu có kỳ hạn:

14 Khoản 1- Điều 1- Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN

Trang 15

4.1 Chiết khấu toàn bộ thời hạn

Là hình thức chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG, tuy nhiên thời hạn tối đa

là 91 ngày Hình thức chiết khấu toàn bộ thời hạn của NHNN dành cho các ngân hàng có

ý nghĩa như một hình thức nhận chuyển giao rủi ro (GTCG có nguy cơ bị mất giá, bênphát hành mất khả năng thanh toán khi đến hạn …) giúp các ngân hàng, hỗ trợ các ngânhàng trong quá trình hoạt động

4.2 Chiết khấu có kỳ hạn

Với hình thức này thì yêu cầu thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạnNHNN chiết khấu, và ngân hàng phải mua lại GTCG đó trước khi hết hạn Khi nhậnđược Thông báo chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn của NHNN, ngân hàng phải gửi hồ sơ cókèm theo cam kết mua lại GTCG trước khi hết hạn Hình thức này có ý nghĩa như mộtkhoản cho vay của NHNN đối với các ngân hàng

Các ngân hàng có thể đem “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” trực tiếp đến Sở Giaodịch NHNN (Phương thức trực tiếp); hoặc giao dịch thông qua mạng vi tính hoặc fax đến

Sở Giao dịch NHNN (Phương thức gián tiếp) Dù thực hiện phương thức nào thì cũngphải gửi bản chính của “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” về Sở giao dịch NHNN, trựctiếp hoặc qua đường bưu điện Quyết định 898/2003/NĐ-NHNN không quy định rõ khingân hàng dùng phương thức gián tiếp thì Sở giao dịch NHNN sẽ lập và gửi Thông chấpnhận/ không chấp nhận chiết khấu khi nhận được bản fax hay bản chính (qua đường bưuđiện) Theo quan điểm cá nhân, NHNN nên thực hiện nghiệp vụ chiết khấu khi nhậnđược bản fax, như vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian hơn

5 Hạn mức chiết khấu

Như đã đề cập, chiết khấu GTCG được NHNN sử dụng như một công cụ thực hiệnchính sách tiền tệ, như một hình thức tái cấp vốn cho TCTD là ngân hàng, không phải làmột hoạt động kinh doanh thu lơi nhuận Vì vậy, NHNN quy định cho mỗi ngân hàng có

Trang 16

một hạn mức chiết khấu nhất định Hạn mức chiết khấu là mức chiết khấu tối đa, tínhtheo số dư, của NHNN cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý Căn cứ vào mụctiêu của chính sách tiền tệ và tổng khối lượng tiền cung ứng đã được phê duyệt, Thốngđốc NHNN quyết định tổng hạn mức dành cho nghiệp vụ chiết khấu trong từng thời kỳ,

và dựa trên tổng hạn mức chiết khấu, NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu cho từng ngânhàng Công thức tính hạn mức chiết khấu như sau:

Ngày đăng: 12/05/2015, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w