TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Văn Mưa Người thực hiện : Trần Thị Huỳnh Anh STT : 05
Lớp học : Đ5 – K21 - CHKT
Trang 2TP.HCM., tháng 2 năm 2012
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO
1.Thế giới quan……… 1
a)Thuyết duyên khởi……….….1
b)Vô ngã………2
c)Vô thường……… 2
2)Nhân sinh quan……… 3
a)Khổ đế……….3
b)Nhân đế……… 3
c)Diệt đế……….4
d)Đạo đế……….5
CHƯƠNG II : NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO 1.Những giá trị của Phật giáo………6
a)Giá trị giáo dục……… 6
b)Ảnh hưởng đến văn hóa và con người Việt Nam……… 6
2.Những hạn chế của Phật giáo………10 Kết luận
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Phật giáo là một trường phái triết học-tôn giáo lớn của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Phật giáo
có ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài đến đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Mặc dù không phải là Phật tử nhưng gia đình người viết thờ Phật, đi chùa, ăn chay, cúng rằm…Mọi người đều rất tin tưởng rằng nếu mình ăn
ở hiền lành và thành tâm lễ Phật là Phật sẽ chứng giám, phù hộ, độ trì cho mình được một cuộc sống bình an và hạnh phúc Đối với bản thân, mỗi khi bước vào chùa thanh tịnh, nghe tiếng chuông ngân, tiếng kinh Phật, người viết lại cảm thấy lòng nhẹ đi rất nhiều Và trong cuộc sống đầy bon chen, phức tạp, có những lúc mệt mỏi, người viết lại tìm đến cửa Phật, để có một niềm tin, một hy vọng mà vượt qua mọi khó khăn, thử thách Nhân cơ hội được làm tiểu luận về triết học Phật giáo, người viết rất vui vì có thể hiểu rõ hơn về Phật giáo
Trong tiểu luận, người viết sẽ trình bày những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo, những giá trị và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống, văn hóa và con người Việt Nam Phật giáo đã mang lại những giá trị đạo đức to lớn, giúp con người
tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác, giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình Và mặc dù vậy, Phật giáo cũng có những mặt hạn chế, chưa phù hợp cần hoàn thiện Qua một số sách về triết học, về Phật giáo…người viết xin trình bày các vấn
đề nêu trên
Trang 4CHƯƠNG 1 : NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA
PHẬT GIÁO
Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy thể hiện trong thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca, chúng được trình bày trong tạng Kinh, một trong Tam tạng - kinh điển của Phật Giáo
1.Thế giới quan :
Thế giới quan được phản ánh trong thuyết duyên khởi và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô thường
a)Thuyết duyên khởi :
Duyên khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là các
pháp – vạn vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý đều do nhân duyên
mà có Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, duyên là những điều kiện ắt có và đủ tác động làm cho nhân sinh khởi Như hạt lúa có thể mọc lên thành cây lúa, thì hạt lúa ở đây là nhân, những điều kiện thuận lợi như đất, nước, phân…là duyên giúp cho hạt lúa sinh ra cây lúa gọi là quả
Phật giáo cũng trình bày thuyết Thập nhị nhân duyên, mười hai nguyên nhân dẫn đến bể khổ của con người Khởi đầu là vô minh, vì không nhận biết hiện hữu (con người và thế giới) là do nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi, luôn biến dịch và không
có một tự thể thường hằng, nên con người ảo tưởng về một tự ngã: đây là cái tôi và đây là cái của tôi Chính ảo tưởng và sự bất giác này quấy động tâm thức, làm sinh khởi lòng tham ái, chấp thủ Và đó là động cơ cho các hành động của thân, lời và ý (Hành) Mỗi khi ý niệm về một tự ngã sinh khởi thì Thức có mặt Sự hiện hữu của
Trang 5Thức tất yếu đòi hỏi sự có mặt của chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức (Danh sắc, Lục nhập) Khi căn, trần và thức gặp gỡ nhau (Lục nhập), thì Xúc sinh khởi Cảm thọ (Thọ) có mặt ngay khi căn, trần và thức giao thoa nhau; cảm thọ sẽ tuôn chảy như một dòng thác mà không một năng lượng nào có thể ngăn cản được,
vì bản chất của cảm thọ là thế Thọ bao gồm những phản ứng tâm lý trước đối tượng như là buồn, vui, yêu, ghét, trung tính Cảm thọ dễ chịu sẽ làm phát sinh luyến ái (Ái) Trong Ái đã bao hàm chấp thủ và nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức tương ứng với các cảnh giới của tâm thức (Hữu) Hữu tạo ra Sinh, và mỗi khi đã có Sinh, thì tiến trình suy yếu, tan rã, mất đi sẽ vận hành như một hệ quả đương nhiên: nghĩa là lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não; hay khổ đau có mặt Ðó là sự vận hành của mười hai nhân duyên theo chiều sinh khởi (lưu chuyển) - chiều vận hành này có động lực là vô minh, tham ái và chấp thủ Nói khác đi, đây là con đường của khổ đau, luân hồi được dẫn dắt và chi phối bởi vô minh
Từ đây, Phật giáo cũng chủ trương vô tạo giả, tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường
b)Vô ngã :
Vô ngã là không có một thực thể tối thượng nào tồn tại vĩnh hằng cả Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc (vật chất như đất, nước, lửa, gió) và danh (tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức) mà không có đại ngã hay tiểu ngã
Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo của các “đấng tối cao”, của “thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan chứ không phải do vị thần nào sáng tạo ra
c)Vô thường :
Vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và
Trang 6danh, khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi Vạn vật luôn nằm trong chu trình
sinh-trụ-dị-diệt, chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới
lại nhờ duyên mà thành quả mới…cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp - tan, tan – hợp
mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả
Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngã
về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác
2)Nhân sinh quan :
Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát Tất cả được trình bày trong thuyết
Tứ diệu đế Thuyết này gồm bốn bộ phận là : khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
a)Khổ đế :
Đức Phật nhận định : khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con người phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau
Và theo Phật, có 8 nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, sở cầu bất đắc khổ, oán tăng hội khổ, ngũ uẩn khổ
Người mẹ mang thai, sinh ra con thì rất khổ nhọc, con nằm trong bụng mẹ chật hẹp, tối tăm và cũng chịu đau đớn khi được sinh Người đó khi về già thì gầy yếu, tàn tạ, đầu óc lú lẫn Và những lúc bệnh tật, những cơn đau đớn hành hạ thân xác Rồi khi chết, người ấy bấn loạn, thân thể tan rã, tanh hôi Đó chỉ là những đau khổ
về thể xác còn về tinh thần thì sao?Người ấy phải chia lìa những vật, người và hoàn cảnh mà mình yêu thương hay cứ phải gặp gỡ những vật, người và nơi chốn mà
Trang 7mình thù ghét Rồi mong cầu mà không toại nguyện, thất vọng vì công danh, phú quý, tình duyên Trong thân thể, lại còn có sự bấp bênh, sự mâu thuẫn nữa
b)Nhân đế :
Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người Phật cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi Luân hồi có nghĩa là bánh xe quay tròn Đạo Phật cho rằng sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật hay
cỏ cây), cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do tam độc (tham, sân, si) gây ra
Sở dĩ ta ham muốn, tham lam vì ta chưa hiểu được cái chân bản vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi, không có gì là thường định và vĩnh viễn cả Cuộc đời con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và cái kiếp sống trước, rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác
c)Diệt đế :
Diệt là tiêu diệt, trừ diệt Diệt ở đây tức là diệt dục vọng mê mờ, phiền não Ðế
là lý lẽ chân thật, đúng đắn do trí tuệ sáng suốt soi thấu và thuyết minh Diệt đế là
sự thật đúng đắn về hoàn cảnh tốt đẹp mà mọi người có thể đạt được khi đã diệt hết mọi phiền não, mê mờ Đó là một trạng thái tâm thức hết sạch mọi đau khổ, một cảnh giới vô cùng vắng lặng, thanh tịnh tuyệt đối, an lạc tuyệt trần, sáng suốt vô biên, nơi đây, hư vô, tịch diệt, vắng lặng tất cả mọi hình thức si mê, vọng động khổ đau gọi là Niết bàn
Trang 8Khổ là quả, mà tập là nhân Diệt khổ mà chỉ diệt cái quả thì không bao giờ hết khổ được Muốn diệt khổ tận gốc, thì phải diệt cái nhân của nó, như muốn nhổ cái thân cây, thì phải bớí cho hết cái rễ ăn sâu trong lòng đất Vì vậy, phải khắc phục vô minh lúc đó tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt, chân tâm sẽ thanh thản, tự
do Phật giáo trình bày cho mọi người nhìn thấy cái hiện tại đen tối của mình, cái hoàn cảnh xấu xa, có nhiều sự sự khuyết điểm, để cải đổi nó, kiến tạo lại một cuộc sống đẹp đẽ, an vui hơn
d)Đạo đế :
Đạo đế tức là con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát, là phương pháp thực hiện để đạt được an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn Muốn được như vậy thì phải thực hành bát chính đạo Đó là: chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ những điều hay lẽ phải), chính định ( tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng) Chung quy, Bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…
Muốn thực hiện Bát chính đạo thì phải có phương pháp nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình, làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người Nội dung các phương pháp đó là khắc phục tam độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ) Trong đó, tham được khắc phục bằng giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định); si được khắc phục bằng tuệ (chính kiến, chính tư duy)
Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện Tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xả)…và Lục độ (6 phép tu: bố thí, trì giới – kiên trì tu luyện, nhẫn nhục, tịnh tiến – cố gắng nỗ lực vươn lên, thiền định – tập trung vào điều ngay và không
Trang 9để cái xấu che lấp, bát nhã – hiểu thấu mọi chuyện trên thế gian) Phật giáo phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng, công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về điều thiện và làm việc thiện
CHƯƠNG II : NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA
PHẬT GIÁO
1.Những giá trị của Phật giáo :
a)Giá trị giáo dục :
Theo Đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang là điều nhức nhối của toàn nhân loại Trong tình hình này Phật Giáo kêu gọi mọi người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại Hãy phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng lớn Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách hòa mục và sống vì người khác, bao dung
độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành
b)Ảnh hưởng đến văn hóa và con người Việt Nam :
Trong ca dao, dân ca, tục ngữ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Việt Nam, tuy ngôn từ không mang dáng dấp của Phật giáo nhưng ý
nghĩa lại mang triết lý Phật giáo sâu sắc như “ở hiền gặp lành” , “kiếp mần thân chịu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”…Qua đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân
sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh, người Việt Nam luôn hiếu kính cha mẹ
như “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tôn sư trọng đạo như “không thầy đố mày làm nên” và yêu thương mọi người như "lá lành
Trang 10đùm lá rách", hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Trong các tác phẩm văn học nổi tiếng như truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn
Du, ta thấy nổi bật nhất là lý thuyết về khổ đế, tinh thần về hiếu đạo và thuyết về
nhân quả, nghiệp báo qua số phận của Thúy Kiều “Đã mang lấy nghiệp vào thân,
thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”, vì cái nghiệp ấy mà người con gái đầu xanh
chưa tội tình gì mới bước chân vào cuộc đời đã gặp biết bao khổ lụy: cha và em trai
bị tù tội, tình duyên đầu đời tan vỡ Hay trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi,
ta cũng thấy tinh thần Từ Bi qua “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt
trước lo trừ bạo”.
Tinh thần Từ Bi còn được thể hiện qua tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sanh và
bố thí Ăn chay để không sát sanh hại vật, thể hiện tình thương yêu mọi loài Ăn chay và thờ Phật là hai việc luôn đi đôi với nhau của người Việt Nam Việc thờ Phật trong dân gian không chỉ đối với Phật tử, mà những người không phải Phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm Và đến ngày rằm, mồng một, người Việt Nam thường hay mua chim, cá, rùa…để đem về chùa cầu nguyện rồi phóng sanh Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên này càng
bị thu hẹp Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoàn cảnh sống gặp khó khăn Người Việt cũng hay làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó, hoạn nạn Việc này đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng
Ngoài ra, người Việt Nam còn cúng rằm, mùng một để dâng cúng Tam Bảo và
tổ tiên ông bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ Người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật