1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

17 857 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 221 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



Tiểu luận triết học

Đề tài 1

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ

NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TP.HCM., tháng 2 năm 2012

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trước hết tác giả nhận thấy mình là người thật may mắn vì đã có cơ hội được nghiên cứu về Phật giáo điều mà trước đó tác giả chưa làm được Tác giả biết tới Phật giáo và các tôn giáo khác khá sớm, nhưng Phật giáo lại làm cho tác giả có nhiều ấn tượng hơn cả bởi những câu chuyện giữa đời thường, văn hóa, truyền thống, thơ ca, lịch sử, … làm cho con người trở nên hiền hơn, thiện hơn nhưng không kém phần mạnh mẽ

Nhật Bản một đất nước phát triển bậc nhất thế giới, một đất nước thường chịu nhiều thiên tai, động đất thế mà con người ở đó luôn có được một ý thức, sự tự giác, tính kỷ luật đáng khâm phục Đặc biệt là sau cơn động đất vào năm 2011 tác giả thấy điều đó trở nên rõ nét hơn thông qua báo chí, truyền hình Thật bất ngờ khi biết rằng Nhật Bản lại chính là quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới Chính điều này lại thôi thúc thêm tính tò mò muốn tìm hiểu về Phật giáo

Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo Đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng đạo phật vì lẽ đó mà Phật giáp trở thành quốc đạo ở các thời Đinh, Lý, Trần… , Nhắc tới Phật giáo làm ta nhớ ngay tới nhiều con người nổi tiếng như Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,… Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp biết bao áp lực, trở ngại của cuộc sống, nếu tâm hồn chúng ta không có nơi nào để giải tỏa, để nương tựa để tin tưởng thì có lẽ không một

ai có thể vượt qua Phật giáo như là chỗ vựa tinh thần vững chắc, như là người mẹ hiền cho những người con lầm lỡ, là ánh sáng và là trái tim lương thiện trong mỗi con người

Nhận thấy ở Phật giáo có nhiều điểm thật đặc biệt về cả tư tưởng và giá trị, vì vậy tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó” với mong muốn có cái nhìn rõ nét về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống hằng ngày của con người Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tư tưởng cơ bản của Phật giáo và giá trị, hạn chế của nó

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tiểu luận là thu thập tư liệu, thông tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ giáo trình, bài giảng, internet, báo chí, các đề tài

có liên quan… Tổng hợp các nội dung có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

từ các nguồn tài liệu đã thu thập, từ đó sắp xếp thành một đề tài hoàn chỉnh

LỜI MỞ ĐẦU

Trước hết tác giả nhận thấy mình là người thật may mắn vì đã có cơ hội được nghiên cứu về Phật giáo điều mà trước đó tác giả chưa làm được Tác giả biết tới Phật

Trang 3

giáo và các tôn giáo khác khá sớm, nhưng Phật giáo lại làm cho tác giả có nhiều ấn tượng hơn cả bởi những câu chuyện giữa đời thường, văn hóa, truyền thống, thơ ca, lịch sử, … làm cho con người trở nên hiền hơn, thiện hơn nhưng không kém phần mạnh mẽ

Nhật Bản một đất nước phát triển bậc nhất thế giới, một đất nước thường chịu nhiều thiên tai, động đất thế mà con người ở đó luôn có được một ý thức, sự tự giác, tính kỷ luật đáng khâm phục Đặc biệt là sau cơn động đất vào năm 2011 tác giả thấy điều đó trở nên rõ nét hơn thông qua báo chí, truyền hình Thật bất ngờ khi biết rằng Nhật Bản lại chính là quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới Chính điều này lại thôi thúc thêm tính tò mò muốn tìm hiểu về Phật giáo

Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói đến Phật giáo Đa phần người dân Việt Nam đều tôn sùng đạo Phật vì lẽ đó mà Phật giáo trở thành quốc đạo ở các thời Đinh, Lý, Trần… , Nhắc tới Phật giáo làm ta nhớ ngay tới nhiều con người nổi tiếng như Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,… Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp biết bao áp lực, trở ngại của cuộc sống, nếu tâm hồn chúng ta không có nơi nào để giải tỏa, để nương tựa để tin tưởng thì có lẽ không một

ai có thể vượt qua Phật giáo như là chỗ dựa tinh thần vững chắc, như là người mẹ hiền cho những người con lầm lỡ, là ánh sáng và là trái tim lương thiện trong mỗi con người

Nhận thấy ở Phật giáo có nhiều điểm thật đặc biệt về cả tư tưởng và giá trị, vì vậy tác giả chọn đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó” với mong muốn có cái nhìn rõ nét về Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức, lối sống hằng ngày của con người Việt Nam

CHƯƠNG I

SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG

CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Trang 4

1.1 Lịch sử ra đời và nguồn gốc:

1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo

Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ: Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa dạng Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắc, vừa có biển Ấn Độ Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về phía Đông Vì thế Ấn Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng bức

Về kinh tế – xã hội: Từ thế kỷ VI – I TCN, nền kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ

Ấn Độ đã phát triển Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: tăng

lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong

xã hội

Đặc điểm văn hóa – khoa học: từ thế kỷ VI – I TCN là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống Tiêu chuẩn của chính thống và không chính thống là có thừa nhận

uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không Về khoa học, ngay từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về khoa học tự nhiên Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học…

Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là cơ

sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ, trung đại với các hình thức phong phú đa dạng Và Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc biệt là quan điểm của kinh Vêđa nên Phật giáo được xem là dòng triết học không chính thống

1.1.2 Nguồn gốc:

Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), thuộc bộ tộc

Trang 5

Sakya Tất Đạt Đa là thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc vùng đất Nepan) Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 TCN, theo truyền thống Phật lịch thì là ngày 15/04 (rằm tháng tư) còn gọi là ngày Phật Đản

Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý, dòng dõi Đế vương lại có vợ đẹp con ngoan, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời Vì vậy, năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ con đường Vương giả xuất gia tu đạo Sau 6 năn tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”, tìm ra con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh Từ đó ông đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và đã trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới là đạo Phật

Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khắp Ấn Độ, Phật Thích Ca để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á trong đó có Việt Nam

1.2 Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo 1

1.2.1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan

Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên

1.2.1.1 Vô ngã (không có cái tôi chân thật): Trái với quan điểm của kinh Vêđa,

đạo Bàlamôn và đa số các môn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại

(1)TS Bùi Văn Mưa, Triết học tập 1, Trang 40

của một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc “Danh” Trong đó, Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh

là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi Nó bao gồm: thụ (cảm thụ), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức)

Trang 6

Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn” Ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức), chúng tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi Do đó, không có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực

1.2.1.2 Vô thường (vận động biến đổi không ngừng):

Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt” Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi

Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới

1.2.1.3 Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả):

Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy Ví dụ: hạt lúa được gọi là

“nhân” khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ…thì nhân sẽ phát triển thành “quả” là cây lúa

Trang 7

Nhân và Duyên kể ra thì cũng vô thường Thường thì Quả không bao giờ do một Nhân mà thành, mà do nhiều cái Nhân hợp lại thì Quả mới hiện ra Nhân có nhiều thức và Duyên cũng có nhiều loại, thường thì lẫn lộn với nhau, cho nên mới nói rằng không vật nào sinh ra vật nào

Ngoài Duyên ra ta còn biết cả Tăng Thượng Duyên Ví dụ, hạt lúa dựa vào duyên mà phát triển thành cây, nhưng nếu ta bón thêm phân bón, đạm, cho nước vào hợp lý thì chắc chắn cây sẽ cho quả nhanh hơn, tốt hơn

Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mọc mạc chất phát nhưng rất đáng trân trọng Và đó cũng là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới

1.2.2 Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan

Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết

“Tứ Diệu Đế” tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được Tứ diệu đế là:

1.2.2.1 Khổ đế:

Chân lí về sự đau khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ Phật xác nhận đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ Có 8 nỗi khổ là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người)

Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối Do đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác Ngay

cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển”

Trang 8

1.2.2.2 Nhân đế (hay Tập đế):

Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ “Tập” là tụ hợp, kết tập lại Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người 12 nhân duyên gồm:

Vô minh (mê tối, ít hiểu biết, không sáng suốt); Duyên hành (là ý muốn thúc đẩy

hành động); Duyên thức (tâm từ trong sáng trở nên u tối); Duyên danh sắc (sự hội tụ

các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác như mắt, tai, mũi, lưỡi,

thân thể và ý thức); Duyên lục nhập (là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh

vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân

để thiêu hủy, đón nhận); Duyên xúc (là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác, là sắc, thính, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào; Duyên

thụ (là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra

cảm giác); Duyên ái (là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác động của thế giới bên ngoài); Duyên thủ (do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra); Duyên hữu (cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được); Duyên sinh (sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại);

Duyên lão tử (khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi

chết)

Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau Mười hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhân loại

Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy

rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không Nếu không

Trang 9

bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc

1.2.2.3 Diệt đế:

Là chân lý về diệt khổ Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn” Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt Muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử Nói cách khác diệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến niết bàn, tịch diệt khi

ấy mới hết luân hồi sinh tử

Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hãi mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy

1.2.2.4 Ðạo đế:

Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ Đây là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết bàn Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo” Bát chính đạo bao

gồm: Chính kiến (hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu

đế và giáo lí vô ngã); Chính tư duy (suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét

về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm); Chính ngữ (nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay nói phù phiếm); Chính nghiệp (giữ nghiệp đúng đắn, tránh

Trang 10

phạm giới luật, không làm việc xấu, nên làm việc thiện); Chính mệnh (giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh); Chính tinh tiến (cố

gắng nổ lực đúng hướng không biết mệt mỏi để phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp

xấu); Chính niệm (tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát, luôn tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (kiên định, tập trung tư tưởng cao

độ suy nghĩ về tứ điệu đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian)

Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh, đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi

Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người

và xã hội Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không trộm cướp)

Như vậy, tuy Phật giáo vẫn mang tính duy tâm chủ quan, thần bí không tưởng nhưng Phật giáo nguyên thuỷ với tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới có chứa tính nhân bản, nhân đạo sâu sắc

CHƯƠNG II

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO

2.1 Giá trị của Phật giáo

2.1.1 Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo:

Ta cần hiểu thế nào là nhân bản? và thế nào là giá trị nhân bản?

“Nhân” là người, “Bản” là gốc, là cơ sở, là nền tảng

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w