CHIẾT KHẤU CỦA TCTD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân hàng Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá (Trang 25)

I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG 1 CHIẾT KHẤU CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD

2. CHIẾT KHẤU CỦA TCTD ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

NHÂN

2.1. Những lợi ích trong hoạt động chiết khấu GTCD

Từ khi hoạt động chiết khấu GTCG ra đời, đã mang lại những lợi ích nhất định mà chúng ta không thể phủ nhận được:

 Đối với Ngân hàng:

Đây là một nghiệp vụ khá an toàn do tính thanh khoản của GTCG cao (ngắn hạn, dễ chuyển đổi), nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu bằng cách tái chiết khấu; theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả

các đối tượng có mặt trên tấm giấy tờ có giá (kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó) chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu (nếu là chiết khấu có truy đòi). Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiều người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn.

Là một dạng dự trữ thứ cấp khá tốt vừa đảm bảo thanh khoản lại vừa sinh lãi ở mức chấp nhận được (Ngân hàng trong trạng thái chủ động chứ không phải bị động)

 Đối với doanh nghiệp:

Đảm bảo nguồn vốn kết hợp kinh doanh diễn ra bình thường do giấy tờ có giá không phải là tiền vì cần phải chờ tới ngày đáo hạn người thụ hưởng mới nhận được tiền, trong khi đó tiền bán chịu chính là doanh thu của doanh nghiệp cho nên nó cần phải quay vòng nhanh để doanh nghiệp trang trải chi phí và hoạt động bình thường. Khi doanh nghiệp cần vốn mà giấy tờ có giá đó lại chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng chiết khấu giấy tờ đó để có tiền sử dụng vào sản xuất

Nghiệp vụ chiết khấu giúp gia tăng quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp vì với nghiệp vụ chiết khấu của ngân hàng doanh nghiệp sẵn lòng bán chịu hơn do có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn tờ thương phiếu khi cần tiền, chứ không cần giữ mãi tờ thương phiếu đó, quan hệ thương mại ngày càng mở rộng, quay vòng vốn nhanh, linh hoạt, hàng hóa sản xuất nhiều, lợi nhuận càng cao.

 Đối với nền kinh tế:

Cấp tín dụng bằng chiết khấu giấy tờ có giá là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế vì khi cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ ngân hàng thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát. Cũng cần chú ý rằng hàng hoá mua chịu của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho nên, cấp tín dụng bằng hình thức CKTP tạo điều kiện tốt cho sản xuất phát triển gia

tăng hàng hoá cho nền kinh tế. Hoạt động chiết khấu tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung Ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông

2.2. Những rủi ro

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì vẫn còn những rủi ro mà ta không thể lường trước được:

 Rủi ro do “chứng từ làm giả”: điều này sẽ có nguy cơ làm cho Ngân hàng mất tiền cả gốc lẫn lãi. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất là do bên kí phát và bên bị ký phát đã cố tình thông đồng với nhau trước để cố tình lừa đảo ngân hàng. Tuy nhiên, quyền lợi của Ngân hàng sẽ được pháp luật bảo vệ (hình sự, hành chính…). Nhưng Ngân hàng vẫn có thể chủ động bằng cách kiểm tra thật kỹ chứng từ, cần có những nghiệp vụ chuyên môn và có kinh nghiệm trong việc xem xét các chứng từ vì hành vi làm giả các chứng từ rất tinh vi, khó phát hiện…

 Rủi ro do mất khả năng thanh toán: có thể đến hạn thanh toán người trả tiền do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà không có khả năng thanh toán, nếu chiết khấu dưới hình thức miễn truy đòi thì coi như Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất tiền mà không có một sự đảm bảo nào. Chính vì điều này mà các Ngân hàng thường xem xét rất kỹ năng lực tài chính của người trả tiền chứ không phải của người đi chiết khấu, và hơn thế nữa nên chọn hình thức chiết khấu truy đồi để an toàn hơn.

 Rủi ro do tỷ giá hối đoái: nhất là khi quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển cũng như ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì rủi ro này càng dễ xảy ra theo nguyên tắc “nếu lúc thanh toán, đồng tiền mà ngân hàng đã trả tăng giá thì ngân hàng có lợi và ngược lại”.

 Rủi ro do lạm phát: lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, tùy theo mức độ mất giá của đồng tiền cao hay thấp hơn lãi suất mà ngân hàng sẽ lỗ nhiều hay ít.

 Nhận xét: hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá bên cạnh những rủi ro có nó nhưng lại mang đến những lợi ích rõ rệt cho cả 3 bên: Ngân hàng, người đi chiết khấu và người trả tiền. Tuy nhiên hoạt động này ở Việt Nam còn đơn giản và không phổ biến lắm. Do ngân hàng nhìn vào khả năng tài chính của người trả tiền mà ngại không chiết khấu sợ rủi ro, do các doanh nghiệp chưa quen với loại hình này, ngại tiếp nhận cái mới, và còn do cả pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể cho hoạt động này…. Do đó, cần có những thay đổi tích cực từ 2 phía: cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp, ngân hàng .

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân hàng Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w