HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân hàng Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá (Trang 28)

I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG 1 CHIẾT KHẤU CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD

3.HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GTCG TRONG THỜI GIAN TỚ

THỜI GIAN TỚI

Với những phân tích ở trên, ở tầm vĩ mô, nghiệp vụ chiết khấu GTCG là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; còn ở tầm vi mô, nghiệp vụ này là công cụ đắc lực cho các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt trong các giao dịch mua bán quốc tế.

Vậy trong những năm sắp tới, nghiệp vụ này còn có thể được duy trì và phát triển ở Việt Nam?

Một là, vốn là nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Và các ngân hàng là địa chỉ đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu về vốn của các thương nhân. Nhưng bằng cách nào để có thể “ lấy” được tiền từ ngân hàng nhanh chóng, ít thủ tục nhất. So với nghiệp vụ cho vay, bên chiết khấu không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng, quy trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn. Do đó, thiết nghĩ nghiệp vụ này đã, đang và sẽ được các thương nhân sử dụng là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của mình.

Hai là, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán phổ biến và đáng tin cậy nhất hiện nay là phương thức tín dụng chứng từ. Một trong những ưu điểm của phương thức này đó là tính linh hoạt, nhà xuất khẩu có thể chiết khấu bộ chứng từ phù hợp tại một trong các ngân hàng. Tại khoản 2 của UCP 600 có định nghĩa về chiết

khấu và các điều khoản khác cũng quy định về nghiệp vụ này. Tương lai gần, phương thức thanh toán này vẫn được sử dụng phổ biến và đi kèm là hoạt động chiết khấu của ngân hàng.

Ba là, những năm gần đây, thị trường Việt Nam là điểm đến tiềm năng của các ngân hàng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các ngân hàng ngày càng đa dạng dịch vụ của mình và không thể bỏ qua dịch vụ truyền thống chiết khấu giấy tờ có giá.

Bốn là, nghiệp vụ chiết khấu GTCG ở Việt Nam còn khá non trẻ, một trong những nguyên nhân là giá trị các loại giấy tờ có giá như hối phiếu, kỳ phiếu, séc, ... thời gian trước đó chưa được xem xét một cách thích đáng. Pháp lệnh thương phiếu ra đời năm 1999 nhưng đã không thể thực thi hiệu lực thực tế. Tuy nhiên, khi giao thương quốc tế, nhận thức về tầm quan trọng của các loại giấy tờ có giá của các thương nhân đã thay đổi, cùng với đó là sự đa dạng của các loại giấy tờ này cũng như hoạt động chiết khấu chúng.

Với những lí do trên, có thể đánh giá trong tương lai gần thị trường chiết khấu GTCG sẽ còn phát triển. Còn tương lai xa? Tốc độ phát triển công nghệ thông tin như hiện nay cho phép chúng ta dự báo về các hình thức mới của các loại GTCG cũng như phương thức giao dịch mới thông qua các phương tiện điện tử. Khi đó, sẽ phải cần hàng loạt các công cụ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này ví dụ công nhận giá trị pháp lý của GTCG dưới hình thức mới, quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch, ...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Dân Sự 2005

2. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 3. Luật các TCTD 2010

4. Luật chứng khoán 2006

5. Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005

6. Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng.

7. Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 898/2003

8. Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 của Thống đốc NHNN về việc danh mục các giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch của NHNN.

9. Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng số 7129/QT-NHNN ngày 6/8/2008 của Ngân hàng Nhà nước

10. Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước )

11. Quyết định 17/2006/QĐ-NHNN ngày 20/4/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhàn nước về việc sửa đổi, bổ sung Điều 10 và Điều 12 Quy chế chiết khấu , tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

12. Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

13. Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

14. Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

15. Nghị định của Chính phủ số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

16.http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh- 360/Cac_trung_gian_tai_chinh_tai_Viet_Nam/)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật ngân hàng Pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá (Trang 28)