Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
Tiết 55+56 (ĐV) Ngày 20/12/10 VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích) Tô Hoài A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nỗi thống khố của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tang mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải thoát của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 2. Về kĩ năng - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Giáo dục kĩ năng sống 3. Thái độ B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1 . Dư kiến phương pháp và tổ chức học sinh hoạt động Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm bằng phương pháp nêu vấn đề trao đổi thảo luận. Cho học sinh đọc từng đoạn trong quá trình phân tích. 1.2. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sách chuẩn kiến thức, giáo án và một số tài liệu khác. 2. Học sinh - Đọc trước tác phẩm, tóm tắt truyện theo cốt truyện. - Trả lời các câu hỏi ở SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Bài cũ: vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua thành phố Huế, nhận xét phong cách của HPNT qua bài kí? 3. Bài mới: Chúng ta đã biết Tô Hoài qua các tác phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi như “Dế mèn phiêu lưu kí”. Hôm nay chúng ta tìm hiểu một tác phẩm viết về đời sống của người nông dân miền núi - Vợ chồng A Phủ… Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm TT: HS đọc tiểu dẫn, trả lời các câu hỏi - Nêu những nét chính về Tô Hoài? - Nêu hoàn cảnh sáng tác của Vợ chồng A Phủ? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Tô Hoài-1920-Hà Đông - TH là một nhà văn lớn của VHVN hiện đại. - Những sáng tác của ông phần lớn thiên về diễn tả sự thật đời thường. - Ồng là nhà văn luôn hấp dẫn đọc giả bằng lối văn trần thuật của người từng trải, hóm hĩnh nhưng luôn sinh động nhờ vốn từ giàu có. - TH có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục , tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước. - Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (1951),O chuột (1942), Truỵên Tây Bắc(1953), Miền Tây (1967),Cát bụi chân ai (1992)…. 2 . HCST: Vợ chồng A Phủ (1952) được viết trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc, được giải Nhất giải 1 Trình bày nội dung của tác phẩm? Tóm tắt đoạn trích? HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết đoạn trích TT1: Tìm hiểu về hình tượng nhân vật Mị - Trình bày hoàn cảnh sống của Mị trứoc khi về nhà thống lí Pá Tra? - Cuộc sống của Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra được tác giả miêu tả như thế nào? - Nhận xét cách kể chuyện của tác giả? - Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả miêu tả như thế nào? - Những hành động và tâm trạng của Mị trong đêm mùa xuân? Qua đó nhận xét về tâm hồn của Mị? - Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói? - Theo em, yếu tố nào đã đánh thức tâm hồn Mị? thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. - Tác phẩm gồm 2 phần, đoạn trích học là phần 1. 3. Nội dung: Viết về 2 chặng đường đời của Mị và A Phủ. - Mị và A Phủ những ngày ở Hồng Ngài sống trong nhà thống lí Pá tra. - Mị và A Phủ trốn sang Phiềng Sa, nên vợ chồng và tham gia Cm. 4. Tóm tắt đoạn trich II. Đọc-hiểu 1. Hình tượng nhân vật Mị a. Hoàn cảnh sống - Trước khi về nhà thống lí Pá Tra : + Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, thổi sáo giỏi. + Gia đình mắc món nợ truyền kiếp, bị bắt về làm con dâu gạt nợ. - Sau khi về làm dâu: cuộc sống thống khổ + Sống lẻ loi, âm thầm, lầm lủi như con rùa nuôi trong xó cửa, mặt lúc nào cũng cúi và buồn rười rượi . + Mị sống kiếp của con trâu con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.Mị sống để trả nợ (d/c) + Mị dường như tê liệt về mặt tinh thần, chấp nhận và chịu đựng cuộc sống tối tăm, cực nhục trong ngục thất của thống lí “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. => Lối kể chuyện hấp dẫn bằng cách tạo tình huống có vấn đề, tác giả phản ánh được tình trạng bị áp bức của nông dân miền núi dưới thế lực của cường quyền và thần quyền. b.Sức sông tiềm tàng của Mị * Trong đêm tình mùa xuân - Hồng Ngài khi xuân về: cảnh vật thay đổi: + Gió và rét dữ dội, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ. + Rộn rã tiếng cười nói của người đi chơi tết, tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình… => Mùa xuân đã đánh thức dậy sức sống của vùng cao, cũng đánh thức tâm hồn Mị. - Tâm trạng của Mị: + Hành động: * Mị uống rượu “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”, rồi say, nhưng tâm hồn rất tỉnh táo. * Mị bước vào buồng…xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng….Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy chiếc váy hoa… + Tâm trạng Mị: tiếng sáo gọi bạn văng vẳng bên tai -> Thấy phơi phới, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi tết… -> sức sống đang trỗi dậy, Mị đang sống về ngày trước. + Khi bị A Sử trói: 2 - Thái độ, tâm trạng và hành động của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói có diễn biến như thế nào? - Vì sao Mị liều lĩnh cắt dây trói cho A Phủ? Hành động đó nói lên được điều gì trong Mị? - Qua 2 đoạn trên, em có nhận xét gì về sức sống trong Mị? TT2: Tìm hiểu về nhân vật A Phủ - A Phủ có số phận như thế nào? Có gì giống với số phận của Mị? - Nhận xét tính cách của A Phủ? Cá tính ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? TT3: Tìm hiểu nghệ thuật của truyện - Nhận xét cách tạo dựng bối cảnh, tình huống, * Mị dường như quên đi thực tại, tiếng sáo đưa hồn Mị theo những cuộc chơi. * Mị trở về hiện tại, xót xa cho thân phận mình “không bằng con trâu con ngựa”. -> Mị sống giao tranh giữa quá khứ-hiện tại, giữa mê và tỉnh.Dây trói của A Sử không thể trói được tâm hồn Mị. => Từ một cô Mị dường như đã chết về tinh thần, nay đã sống lại. Sức sống trong Mị vẫn tiềm tàng, không một sức mạnh nào có thể vùi tắt. * Trong đêm cứu A Phủ - Bất chấp việc A Sử đạp ngã xuống đất, nhưng hằng đêm Mị vẫn ra ngồi sưởi lửa . Nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, dửng dưng, vô cảm (d/c) -> phản ứng thương người dường như tê liệt. - Khi nhìn thấy trên khuôn mặt A Phủ “một dòng nước mắt lấplánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại -> Mị nhớ về ngày trước mình bị trói, người đàn bà bị chết -> đồng cảm với A Phủ, Mị nghĩ “người kia việc gì mà phải chết”…-> Mị nhậ ra tội ác của bọn thống trị. - Mị có ý định giải thoát cho A Phủ, nhưng Mị sợ mình sẽ bị trói thay -> tình thương lớn dần, Mị phải hành động: cắt dây trói cho A Phủ -> Mị hốt hoảng, “Mị đứng lặng trong bóng tối”-> Mị vụt chạy theo A Phủ. => Sức sống tiềm tàng trong Mị được hồi sinh mạnh mẽ và đã chuyển hoá thành hành động phản kháng quyết liệt chống lại cường quyền và thần quyền để cứu lấy cuộc đời mình. 2. Nhân vật A Phủ a. Số phận đặc biệt: bất hạnh, trải qua nhiều nghịch cảnh cuộc đời (d/c). lớn lên thành chàng trai Mông khoẻ mạnh giỏi dang.A Phủ không cha không mẹ, không ruộng nương, không tiền bạc, suốt đời làm thuê, làm mứơn. b. Tính cách đặc biệt: cá tính gan góc, mạnh mẽ và táo bạo. Cá tính ấy được hun đúc từ chính cuộc sống hoang dã của núi rừng, cùng hoàn cảnh ở đợ, làm thuê nhiều cực nhọc, vất vả. Tất cả được thể hiện qua: - Trận đòn A Phủ dành cho A Sử - Trận đòn A Phủ phải chịu trong mấy ngày xử kiện. - Cuộc sống của người ở trừ nợ trong nhà thống lí Pa Tra. => TH rất thành công trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật. A Phủ tiêu biểu cho cuộc đời và số phận khắc nghiệt, phẩm chất tốt đẹp, sức sống mãnh liệt của người lao động miền núi dưới sự áp bức của cường quyền. 3.Nghệ thuật của truyện - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: A Phủ xây 3 miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong truyện? - Nhận xét cách xây dựng nhân vật của tác giả? - Nhận xét ngôn ngữ, giọng điệu của tác giả? HĐ3: HS đọc ghi nhớ SGK dựng qua hành động; Mị xây dựng qua tâm tư. - Tạo dựng bối cảnh, tình huống, miêu tả khung cảnh thiên nhiên sống động và đầy chất thơ. ( cảnh mùa xuân trên vùng núi cao, lời ca và giai điệu tiếng sáo trong những đêm xuân, cảnh uống rượu, cảnh xử kiện…) - Lối trần thuật uyển chuyển, linh hoạt: cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt khéo léo. - Ngôn ngữ giản dị, phong phú và đầy sáng tạo và mang đậm bản sắc riêng. III. Ghi nhớ / SGK 4. Khái quát cuộc đời, tâm trạng của nhân vật Mị? Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện: a. Giá trị hiện thực: - Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người nông dân nghèo : Mị và A Phủ. - Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi: bốc lột, đàn áp những người nghèo khổ. b. Giá trị nhân đạo: - TH thể hiện tình thương yêu, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng tháng Tám ( qua cách miêu tả nhân vật). - Tố cáo, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của bọn thống trị. - Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. 5. Chuẩn bị “ Bài viết số 5” (NLVH) KN: 4 Tiết 57+58(LV) Ngày 25.12.10 NHÂN VẬT GIAO TIẾP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Khái niệm nhân vật giao tiếp - Vị thế của nhân vật giao tiếp - Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp - Chiến lược giao tiếp và sự lựa chọn chiến lược giao tiếp ở người nói (viết) nhằm đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp. - Sự chi phối các đặc điểm của nhân vật giao tiếp đến ngôn ngữ của các nhân vật và đến hoạt động giao tiếp. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng nhận biết và phân tích nhân vật giao tiếp về các phương diện khác nhau. - Nhận biết và phân tích chiến lươc giao tiếp của nhân vật giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định. 3. Thái độ B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1 . Dư kiến phương pháp và tổ chức học sinh hoạt động Hướng dẫn tìm hiểu bài học bằng phương pháp tìm hiểu các ngữ liệu và rút ra lí thuyết. 1.2. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sách chuẩn kiến thức, giáo án . 2. Học sinh - Tìm hiểu trước các ngữ liệu ở SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2.Bài cũ: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. 3.Bài mới: Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài TT1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu 1 - HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo nhóm, trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét và sửa chữa. I. Tìm hiểu bài 1. Phân tích ngữ liệu 1 a. Các nhân vật giao tiếp là: hắn (Tràng) và thị (một trong số những cô gái cùng lứa tuổi) họ là những người trẻ tuổi, cùng lứa, cùng tẩng lớp xã hội, khác nhau về giới tính. b. Các nhân vật thường xuyên chuyển đổi vai nói và nghe. - Lời đầu tiên của nhân vật thị: + Có khối cơm trắng mấy giò đấy : nói với các bạn gái. + Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác ấy?: nói với hắn. c. Các nhân vật giao tiếp đều ngang hang, bình đẳng về lứa tuổi, về tầng lớp xã hội, về vị thế xã hội. Vì thế họ nói chuyện rất tự nhiên, thoải mái. d. Lúc đầu họ có quan hệ xa lạ, không quen biết, nhưng họ nhanh chóng gần gũi nhau do cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội. e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chi phối lời nói các nhân vật: 5 TT2: Hướng dẫn làm bài tập 2/19 - HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo nhóm, trình bày, nhóm khác nhận xét, GV nhận xét và sửa chữa TT3: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK/21 Hết tiết 1 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập TT1: Bài tập 1/21 Cho HS thảo luận sau đó trình bày, lớp nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa. TT2: Bài tập 2/21 Cho HS thảo luận sau đó trình bày, lớp nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa. TT3: Bài tập3/22 Cho HS thảo luận sau đó trình bày, lớp nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa. -Họ cười đùa khi nói chuyện làm ăn, miếng cơm manh áo. - Khi nói luôn có sự phối hợp cử chỉ, điệu bộ. - Lời nói mang tính chất khẩu ngữ, nhiều kết cấu khẩu ngữ, lời nói thường trống không, ít dùng từ xưng hô. 2. Phân tích ngữ liệu 2 a. Các nhân vật giao tiếp: Chí Phèo, Bá Kiến, Lí Cường, các bà vợ Bá Kiến, dân làng. Hôi thoại của BK với CP và LCường chỉ có 1 người nghe, còn với các bà vợ và dân làng thì có nhiều người nghe. b. Vị thế của BK; - Với các bà vợ, với LCường: là chồng là cha. - Với dân làng, CP: từng là lí trưởng, chánh tổng - Vị thế BK cao hơn nên có giọng kẻ trên, tỏ ra hống hách. c. Chiến lựơc giao tiếp của BK theo các bước: Bước 1: Đuổi mọi người về hết nhằm:tránh to chuyện, để cô lập CP dễ dàng dụ dỗ, giữ thể diện với dân làng, với các bà vợ. Bước 2: Hạ nhiệt cơn tức giận CP: bằng cử chỉ nhẹ nhàng, xưng hô tôn trọng (anh), giọng nói có vẻ bong đùa, vui nhộn, tỏ vẻ quan tâm bằng những lời thăm hỏi. Bước 3: Nâng vị thế CP lên ngang hang với mình: dung ngôi gộp: “ta”, coi CP là người nhà, là người lớn. Bước 4: Giả vờ kết tội Lí Cường nhằm gián tiếp bên vực CP. d. BK đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp: CP đã thấy “lòng nguôi nguôi” 3. Ghi nhớ /21 II. Luyện tập 1. – Nhân vât giao tiếp: anh Mịch và ông lí. Hai người cùng làng, quen biết nhau, nhưng vị thế khác nhau vì thế: - Ông lí hống hách, hăm doạ với thái độ mặc kệ (…) - Anh Mịch thì van xin, cầu cạnh, khúm núm(….) 2. Đoạn trích có năm nhân vật giao tiếp, nhưng mỗi người có vị thế, sở thích, nghề nghiệp, quan niệm khác nhau. Vì thế cùng một sự kiện, mỗi người quan tâm đến một phương diện khác nhau, thể hiện trong lời nói của mình: - Chú bé con thường để ý những cái ngộ nghĩnh… - Chị con gái thường chuộng cái đẹp… - Anh sinh viên thường quan tâm đến hoạt động trí tuệ… - Bác cu li xe thường quan tâm tới đôi chân trần của mình - Nhà nho thường thâm trầm sâu sắc, ác cảm với “Tây Dương” nên mỉa mai, chỉ trích… 3. a. Bà lão và chị Dậu có quan hệ láng giềng thân tình, gần gũi. Vì thế lời nói của họ mang rõ sắc thái than mật: các từ xưng hô cụ-cháu; bác trai; các từ ngữ gọi- đáp thể hiện sự thân mật, nhưng kính trọng: này, vâng, cảm ơn cụ. Nội dung lời nói của bà lão tỏ ra sự quan tâm, đồng cảm, còn lời nói của chị Dậu thì thể hiện sự biết ơn và kính trọng. b.Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật: 6 - Hỏi thăm - cảm ơn (…) - Hỏi về sức khoẻ - trả lời chi tiết - Mách bảo – nghe theo - Dự định - giục giã. c.Lời nói của các nhân vật cho thấy đây là những người láng giềng nghèo khổ nhưng luôn quan tâm, đồng cảm, sẵn sang giúp đỡ nhau. Trong quá trình giao tiếp họ thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, ứng xử rất lịch sự. 4.Củng cố qua phần bài tập cần nắm được: - Khái niệm nhân vật giao tiếp - Vị thế của nhân vật giao tiếp - Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp - Chiến lược giao tiếp và sự lựa chọn chiến lược giao tiếp ở người nói (viết) nhằm đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp. - Sự chi phối các đặc điểm của nhân vật giao tiếp đến ngôn ngữ của các nhân vật và đến hoạt động giao tiếp. 5. Học thuộc lòng Ghi Nhớ Chuẩn bị “Vợ nhặt” – Đọc và tóm tắt truyện theo cốt truyện - Nắm những nét chính về nhân vật Tràng, Thị, cụ Tứ. KN 7 Tiết 59+60 Ngày 25.12.10 BÀI VIẾT SỐ 5 (NLVH) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Ôn lại kiến thức về nghị luận văn học - Củng cố kiến thức các bài đọc văn 2. Về kĩ năng - Biết vận dụng kiến thức về nghị luận văn học đề làm bài - Rèn luyện kĩ năng viết bài làm văn nghị luận văn học. 3. Thái độ B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1 . Dư kiến phương pháp và tổ chức học sinh hoạt động Dặn trước 1 tuần , lưu ý những bài giảng văn đã học 1.2. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sách chuẩn kiến thức, giáo án . 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về giảng văn và làm văn nghị luận văn học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2.Bài cũ: 3.Bài mới: Đề bài Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: − Nêu được vấn đề cần nghị luận. (1 đ) − Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. (2,5đ) − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca, (1,5 đ) − Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách. (1,5đ) − Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình, Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. (2,5đ) − Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. (1đ) 4. Thu bài 5. Chuẩn bị “Vợ nhặt” Trả lời các câu hỏi SGK KN 8 Tiết 61+62 (ĐV) Ngày 25.12.10 VỢ NHẶT Kim Lân A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Tình cảnh thê thảm của ngươi nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin vào tương lai tươi sang, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cân kề cái chết. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 2. Về kĩ năng - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Giáo dục kĩ năng sống 3. Thái độ B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1 . Dư kiến phương pháp và tổ chức học sinh hoạt động Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm bằng phương pháp nêu vấn đề trao đổi thảo luận. Cho học sinh đọc từng đoạn trong quá trình phân tích. 1.2. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sách chuẩn kiến thức, giáo án và một số tài liệu khác. 2. Học sinh - Đọc trước tác phẩm, tóm tắt truyện theo cốt truyện. - Trả lời các câu hỏi ở SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2.Bài cũ: vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua thành phố Huế, nhận xét phong cách của HPNT qua bài kí? 3.Bài mới: Chúng ta đã biết Tô Hoài qua các tác phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi như “Dế mèn phiêu lưu kí”. Hôm nay chúng ta tìm hiểu một tác phẩm viết về đời sống của người nông dân miền núi - Vợ chồng A Phủ… Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả , tác phẩm TT: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi - Trình bày những nét chính về tác giả. - Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Nêu chủ đề của tác phẩm? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Kim Lân (1920-2007)- Nguyễn Văn Tài- Bắc Ninh. - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). 2. Tác phẩm a. HCST: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của KL in trong tập Con chó xấu xí . Có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết sau CM.8, nhưng bị mất bản thảo. sau khi hoà bình lặp lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. b. Chủ đề: Phản ánh tình cảnh bi thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 do Nhật 9 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết tác phẩm TT1: Tìm hiểu nhan đề - Nhan đề “ Vợ nhặt” tạo điều gì đối với người đọc? Nói lên điều gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945? TT2: Tìm hiểu tình huống truyện - Tình huống độc đáo của truyện là tình huống nào? - Phân tích tình huống để thấy được cách xây dựng độc đáo của tác giả. TT3: Tìm hiểu nhân vật Tràng - Khái quát ngắn gọn về hoàn cảnh của Tràng? - Tràng nhặt vợ trong hoàn cảnh như thế nào? - Tâm trạng của Tràng khi Thị chấp nhận theo anh? - Khi đã có vợ, Tràng thay đổi như thế nào? - Niềm vui của Tràng đến từ đâu? Hạnh phúc có một mái ấm gia đình đến với Tràng qua những dấu hiệu nào? - Hình ảnh lá cờ đỏ ở cuối truyện có ý nghĩa gì? TT4: Tìm hiểu về nhân vật Thị - Khái quát hoàn cảnh của người vợ nhặt? - Tình cách của thị trước và sau khi trở thành vợ Tràng có gì khác? và Pháp gây ra. Đồng thời thể hiện niềm khát khao cuộc sống gia đình và tình thương đùm bọc nhau của những con ngưòi nghèo khổ trong hoàn cảnh khó khăn. II. Đọc - hiểu 1. Ý nghĩa nhan đề truyện -Tạo ra được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. -Phản ánh được cảnh ngộ và số phận của người nông dân trong nạn đói 1945: rẻ rúng, thê thảm, như một thứ đồ vật. 2. Tình huống truyện - Bối cảnh nhặt vợ:Cái đói tràn về xóm ngụ cư, làm thay đổi từ quang cảnh đến cuộc sống con người: + Quang cảnh: con đường trở nên “khẳng khiu”, ánh sáng nhập nhoạng, mù mờ trong bóng chiều nhá nhem. Không khí thì “vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. + Người chết như nhả rạ, nằm còng queo; ngưòi sống thì vật vờ, ủ rủ, đi lại dật dờ như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp các lều chợ. -> Cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết, cõi dương lởn vởn hơi hướng của cõi âm. - Trong bối cảnh ấy, Tràng nhặt được vợ mang về. => Tình huống vừa lạ vừa éo le, tạo sự phát triển cho truyện và nói lên được chủ đề của tác phẩm. 3. Nhân vật Tràng a. Hoàn cảnh sống - Là dân ngụ cư, rất nghèo. Xấu xí, thô kệch nhưng tốt bụng. (d/c). b. Hoàn cảnh nhặt vợ - Chỉ qua 2 lần chọc ghẹo với câu nói nửa đùa nửa thật “ nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” , Tràng có được vợ. - Lúc đầu Tràng phân vân “Chợn, nghĩ” -> quyết định “Chậc, kệ!” và đưa thị về nhà làm vợ. -> niềm khát khao hạnh phúc gia đình . - Sự thay đổi của Tràng sau khi có vợ: + Tràng thành một con người khác: Tràng thấy cuộc đời mình từ đây thay đổi, cảm thấy thương yêu, gắn bó và có trách nhiệm với vợ con với gia đình (d/c). => Tràng đã nghĩ đến sự đổi thay tuy nhiên chưa chưa ý thức được đầy đủ ( qua hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi trên đê Sộp). 4. Người vợ nhặt - Hoàn cảnh: không tên tuổi, không nhà cửa, không nghề nghiệp, xấu xí, nghèo khổ (d/c)-> là nạn nhân của nạn đói. - Tính cách: Những xô đẩy của hoàn cảnh khiến “thị” chao chát, chỏng lỏn, thô tục, bạo dạn đến mức trơ trẽn (d/c) - Khi trở thành vợ Tràng : hoàn toàn khác hẳn: “hiền 10 [...]... nhau, rừng xà nu thành những con người đang chiến đấu bảo vệ dân làng Xơ-man 3 Hình tượng nhân vật Tnú - Phẩm chất của Tnú: Lòng dũng cảm, gan lì; sự mưu trí, tình u và lòng trung thành với cách mạng (d/c)-> Tất cả được kiểm nghiệm qua cơng việc tiếp tế cho cán bộ, làm giao liên, thái độ của anh trước sự tra tấn và tù ngục…-> Tnú hội tụ nhiều vẻ đẹp của một anh hùng - Cuộc đời, số phận:trải qua bi... má Việt Việt? - Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc - Thương chồng, thương con, đảm đang tháo vát - Cuộc đời đầy những gian lao vất vả đau thương => Má Việt cũng là hiện than của truyền thống gia đình Hình tượng nhân vật này mang đậm nét tình cách nhân vật của Nguyễn Thi: tính cách của người nơng dân nam Bộ Tóm lại, hành động giết giặc trả thù nhà, đền nợ nước trở thành thước đo quan trọng nhất về phầm... khơng chặt chẽ, dùng câu qúa dài, khơng rõ ý.( bài HS Tiến, Trọng (12A11) bài em Hận, Út , Ba (12A6) -Dùng từ khơng chính xác - Sai chính tả q nhiều: chủ yếu là viết tắt (wá, nhìu ), sử dụng tiếng anh (of, use ) - Qua tác phẩm cho ta thấy… 3 Bài mới: Thống kê: Lớp 0-2 12A6 12A11 3-4 5-6 22 7-8 9-10 Ra bài số 2: Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” (2đ) Câu 2: cảm nhận của em về người đàn bà làng chài... em, biết lo toan, đảm đang tháo vát (d/c) - Chiến vừa có điểm giống mẹ vừa có nét riêng - Có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến cơng (mang lời nguyền khi ra đi “Nếu giặc còn thì tao mất” -> ý chí trả thù của Chiến mãnh liệt.) => Chiến và Việt là hai “khúc sơng” trong “dòng sơng truyến thống” của gia đình Là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng... "tơi" gặp lại trước giờ cúng tất niên Nhân vật “tơi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc b- Nhân vật Dũng- con trai đầu rất mực u q của cơ Hiền Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến ? Khung cảnh... Nội anh hùng và hào hoa- tơn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An 2- Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện - Khắc hoạ nhân vật sắc sảo - Ngơn ngữ trần thuật đa thanh 5, Chuẩn bị: “Một người Hà Nội” KN Tiết 75 (TV) Ngày 25/01/11 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (tt) A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Về kiến thức - Thơng qua thực hành, củng cố và nâng cao kiến thức về hàm ý Cách tạo hàm ý cà tác dụng của nó trong giao. .. Tây Ngun đó là Rừng xà nu, tái hiện lại một thời kì đấu tranh oanh liệt của dân tộc ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu khái qt I Tìm hiểu khái qt TT: HS đọc phần tiểu dẫn, thảo luận các câu hỏi 1 Tác giả: Nguyễn Văn Báu -1932- Quảng Nam – Bút - Nêu một số nét chin về tác giả? danh: Nguyễn Trung Thành, Ngun Ngọc SGK/37 - Trình bày hồn... nghệ Qn giải phóng Trung Trung bộ (số 2 – 1965), sau đó được in trong tập Trên q hương những anh hùng Điện Ngọc HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản II Đọc - hiểu TT1: Tìm hiểu về nhan đề 1 Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: - Hình ảnh Rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm Cảm - Nhan đề có ý nghĩa gì đối với truyện ngắn hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn, nói... về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng -Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, vẻ đẹp ngơn ngữ của tác phẩm 2 Về kĩ năng - Tiếp tục hồn thiện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự - Giáo dục kĩ năng sống 3 Thái độ Hs biết tự hào truyền thống anh hùng cách... Tổ chức cho HS đọc, tóm tắt và tìm - Chị Hồi mang vẻ đẹp đằm thắm của hiểu nhân vật chị Hồi ? Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật người phụ nữ nơng thơn: - Vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách: tình chị Hồi? ? Vì sao mọi người trong gia đình đều cảm đơn hậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người u q chị? -Mọi người vẫn nhớ, vẫn q, vẫn u chị Bởi vì chị vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui , chu đáo, xởi lởi . 57+58(LV) Ngày 25 .12. 10 NHÂN VẬT GIAO TIẾP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Khái niệm nhân vật giao tiếp - Vị thế của nhân vật giao tiếp - Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp - Chiến lược giao tiếp. thế của nhân vật giao tiếp - Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp - Chiến lược giao tiếp và sự lựa chọn chiến lược giao tiếp ở người nói (viết) nhằm đạt mục đích và hiệu quả giao tiếp. - Sự chi. hắn. c. Các nhân vật giao tiếp đều ngang hang, bình đẳng về lứa tuổi, về tầng lớp xã hội, về vị thế xã hội. Vì thế họ nói chuyện rất tự nhiên, thoải mái. d. Lúc đầu họ có quan hệ xa lạ, không quen