1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY

68 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 334,5 KB

Nội dung

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, marketing ngày càng được quan tâm và trở thành vũ khí quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Công cụ này đã giúp doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu thực sự của thị trường về chủng loại, chất lượng, số lượng, mẫu mã, kiểu dáng và những tính năng khác của sản phẩm mà mình doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp đề ra được những chiến lược nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu của đề tài Cùng với tiến trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, marketing ngày càng được quan tâm và trở thành vũ khí quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Công cụ này đã giúp doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu thực sự của thị trường về chủng loại, chất lượng, số lượng, mẫu mã, kiểu dáng và những tính năng khác của sản phẩm mà mình doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp đề ra được những chiến lược nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Các chính sách của marketing nhằm giúp doanh nghiệp có được những nhận định chính xác, đưa ra được các biện pháp, chính sách marketing phù hợp và hiệu quả, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã chú trọng đến các hoạt động marketing, song không phải doanh nghiệp nào cũng biết vận dụng và khai thác hết hiệu quả mà marketing có thể đem lại. Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công cũng nằm trong số những doanh nghiệp như vậy. Từ khi đi vào hoạt động công ty đã không ngừng tiến hành các hoạt động marketing - mix, tuy nhiên các hoạt động này chưa thật hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số tiêu thụ và lợi nhuận của công ty. Quách Văn Phi 2 Để hoàn thiện hơn công tác marketing - mix cho công ty là vấn đề thiết thực, nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được doanh số trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. 2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về marketing và marketing - mix, đồng thời phân tích, đánh giá hoạt động marketing tại công ty. Do đó đối tượng của đề tài là hoạt động marketing ở công ty dệt may xuất khẩu Thành Công. Nhiệm vụ của đề tài là qua việc phân tích, đánh giá thực trạng marketing của Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công để đề xuất những giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn công tác marketing 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích hoạt động marketing của Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách marketing giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên em tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: - Về mặt lý luận: Lý luận về marketing và marketing - mix; - Tìm hiểu về Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công và thực trạng hoạt động marketing - mix của công ty; Quách Văn Phi 2 - Về giải pháp: Dựa trên tổng quan cơ sở lý luận về marketing - mix và qua phân tích thực trạng hoạt động marketing - mix của công ty để đề ra 3 giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing - mix cho công ty dệt may xuất khẩu Thành Công. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp toán học 5. Bố cục của đề tài: Gồm 3 phần chính:  Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing  Chương 2: Thực trạng về chất lượng hoạt động marketing cho sản phẩm cho công ty dệt may xuất khẩu Thành Công tại Thành Công.  Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động marketing cho sản phẩm khăn tay tại công ty dệt may xuất khẩu Thành Công. Quách Văn Phi 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING – MIX 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm Marketing Khái niệm marketing của Hiệp hội marketing Mỹ (AMA): “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng chuyển vận hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng hoặc người sử dụng”. Theo Ray Corey: “Marketing bao gồm mọi hoạt động mà công ty sử dụng để thích nghi với môi trường của mình một cách sáng tạo và có lời”. Định nghĩa tổng quát của Philip Kotler cho rằng: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” 1.1.2. Khái niệm quản trị Marketing 1.1.2.1. Khái niệm Là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, phân phối, khuyến mãi hàng hóa, dịch vụ hoặc ý tưởng để tạo ra sự trao đổi giữa các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng hoặc tổ chức. 1.1.2.2. Vai trò của quản trị marketing  Thúc đẩy tiến trình phát triển và đổi mới sản phẩm.  Đóng vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm và dịch vụ mới.  Định vị sản phẩm trên thị trường. Quách Văn Phi 2  Marketing có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh và chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.3. Khái niệm khách hàng Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không cò doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này. 1.1.4. Khái niệm nhu cầu 1.1.4.1. Khái niệm Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn mặc sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội, về sự thân thiết gần gũi, uy tín và cả tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và sự thể hiện mình. Nếu nhu cầu không được Quách Văn Phi 2 thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn với con người thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thỏa mãn sẽ phải lưạ chọn một trong hai hướng giải quyết: hoặc là bắt tay vào tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kiềm chế nó. 1.1.4.2. Phân loại nhu cầu Gồm có 5 loại:  Nhu cầu được nói ra  Nhu cầu thực tế  Nhu cầu không nói ra  Nhu cầu được thích thú  Nhu cầu thầm kín 1.1.5. Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là những vật thể hữu hình hay vô hình (dịch vụ, ý tưởng) có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định. Một sản phẩm trở thành hàng hoá khi nó được chào bán trên thị trường. Bên cạnh đó, một sản phẩm gồm có 3 thành phần cơ bản sau:  Thành phần cốt lõi thể hiện qua công dụng hay lợi ích của sản phẩm.  Thành phẩm sản phẩm hiện thực thể hiện qua đặc điểm của sản phẩm như: nhãn hiệu, kiểu dáng, đóng gói, v.v.  Thành phần bổ sung thể hiện qua những dịch vụ cộng thêm như lắp đặt, giao hàng, bảo hành, v.v. Quách Văn Phi 2 Người bán phải chú ý đến các lợi ích hay dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng chứ không phải bán những đặc tính vật chất của sản phẩm. 1.1.6. Khái niệm thị trường Thị trường là tập hợp những người mua hiện thực hay tiềm năng đối với một sản phẩm. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào cá nhân có nhu cầu và có những sản phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy cái mà họ mong muốn. Một thị trường có thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ hoặc bất kỳ cái gì có giá trị khác. Không nên quan niệm hạn hẹp thị trường như là một địa điểm diễn ra các quan hệ trao đổi. Trong các xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết phải là những địa điểm cụ thể. Một nhà kinh doanh có thể quảng cáo một sản phẩm trên chương trình tivi vào giờ tối, nhận đặt hàng của hàng trăm khách qua điện thoại, và gửi hàng hoá qua đường bưu điện cho khách hàng trong những ngày sau đó, mà không cần có bất kỳ cuộc tiếp xúc nào với người mua. 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Môi trường bên ngoài 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế. Quách Văn Phi 2 Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của công ty như là chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao động,… Ngoài ra, công ty còn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã hội. Xét tổng quát thì có bốn yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế mà công ty cần xử lý là: tỷ lệ phát triển kinh tế, lãi suất, hối suất, tỷ lệ lạm phát. Môi trường chính trị và pháp luật. Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy định của Nhà nước. Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:  Bảo vệ quyền lợi của các công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh những hình thức kinh doanh không chính đáng.  Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô trách nhiệm với xã hội của các công ty. Môi trường văn hoá – xã hội. Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền văn hoá, tỷ lệ tăng dân số, Những yếu tố này không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng mà còn tác động đến nguồn cung ứng sản phẩm, dung lượng thị trường, đặc tính thị trường và do đó sẽ tác động đến quyền lựa chọn của người mua. Chẳng hạn như khi một người có ý định mua xe gắn máy và Quách Văn Phi 2 chưa có quyết định mua nhãn hiệu xe nào nhưng thấy các đồng nghiệp sử dụng xe viva thì cũng sẽ có khuynh hướng chọn xe viva. Môi trường tự nhiên. Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa bãi, Buộc các cơ quan chức năng và công ty phải có những giải pháp cứu chữa và đưa ra các biện pháp thích nghi. Môi trường công nghệ. Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không ít thì nhiều. Đây là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo. Đối với các công ty thì các yếu tố công nghệ luôn có hai mặt. Một mặt tích cực đó là những công nghệ mới sẽ đem lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô,…Mặt khác công nghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các công ty khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theo công nghệ 1.2.1.2. Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh. Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty cạnh tranh nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán manh mún tức là có nhiều công ty vừa và nhỏ hoạt riêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp Quách Văn Phi 2 nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành. Tình hình thị trường. Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các công ty. Nhu cầu thị trường tăng làm giảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị phần của công ty và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ để công ty tìm cách chống chọi, bảo vệ thị phần của mình. Khách hàng. Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của công ty. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho công ty. Nhà cung cấp. Đối với các công ty sản xuất thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho công ty. Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh doanh của công ty. 1.2.2. Môi trường bên trong Chiến lược marketing. Nhân tố marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp công ty hướng đạo và phối hợp các hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (Lựa chọn những phân Quách Văn Phi 2 [...]... THÁI BÌNH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 2.1.1 Sơ lược về công ty Tên công ty: Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công Trụ sở chính: Tổ 16 – Phường Bồ Xuyên – Tp Thái Bình – tỉnh Thái Bình Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các loại khăn mặt và phụ liệu ngành may, xuất khẩu các loại bông sợi, nguyên liệu dệt Điện thoại: 0363733612 Fax : 0363738999 Email : thacotex@hn.vnn.vn Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công. .. giúp đỡ của UBND tỉnh Thái Bình cũng như sự cố gắng của cán bộ công nhân viên công ty thì công ty đã có 862 công nhân và 5 phân xưởng sản xuất với dây chuyền sản Quách Văn Phi 2 xuất công nghiệp hiện đại được nhập từ Nhật Bản, CHLB Đức Năng lực sản xuất mỗi năm khoảng hơn 4 triệu sản phẩm các loại Với sự cố gắng không ngừng công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã nhận được những tình cảm, sự tín nhiệm... khẩu Thành Công được thành lập vào ngày 18 tháng 10 năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động ngày 16 tháng 02 năm 2002 Trong những năm qua công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã luôn đầu tư và phát triển dây chuyền sản xuất đồng bộ và các trang thiết bị chuyên dùng hiện đại Khi mới thành lập công ty chỉ có 60 lao động xưởng sản xuất nhỏ và thiếu vốn về trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nhưng đến nay với... số lượng lớn và thanh toán tiền nhanh cho công ty Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả lại, hoặc đổi lại nếu sản phẩm của công ty bị lỗi Với năng lực và kinh nghiệm của mình công ty dệt may xuất khẩu Thành Công luôn tin tưởng và sẵn sàng cung cấp với chất lượng và dịch vụ tốt nhất các loại sản phẩm dệt may cho khách hàng Cùng đội Quách Văn Phi 2 ngũ tay nghề vững vàng là hệ thống... dạng Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công có trụ sở tại Thành phố Thái Bình, là một thành phố trẻ, những năm gần đây lãnh đạo chính quyền luôn luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Đây cũng là những động lực giúp cho doanh nghiệp có thể tự tin khi đưa ra các quyết định chiến lược của mình, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển Môi trường công nghệ... Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng dệt I dệt II may I may II hoàn thiện Quách Văn Phi 2 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Quách Văn Phi 2 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.3.1 Ban giám đốc Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý cán bộ, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty Phó giám đốc điều hành sản xuất Có... hoạch định chiến lược marketing, định vị thị trường, …) Nguồn nhân lực Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của công ty Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn Bản sắc văn hoá công ty Đó chính... liên kết chặt chẽ - Đặc điểm công ty cũng là căn cứ quan trọng khi thiết kế kênh phân phối Quy mô của công ty sẽ quyết định quy mô thị trường và khả năng tìm được các trung gian thích hợp Nguồn lực của công ty sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các trung gian những chức năng nào Chiến lược của công ty khác nhau thì kiểu kênh phân phối cũng khác nhau - Cuối... triển thì các công ty tiếp xúc với khách hàng trải rộng trên các vùng địa lý với chi phí thấp và truyền tải nhanh Công nghệ hiện đại hỗ trợ lực lượng bán hàng bên ngoài dễ dàng, những cuộc tiếp xúc với các thành viên trong kênh phân phối có thể giảm do sử dụng công nghệ thông tin Thái Bình là một trong những tỉnh có thế mạnh về may mặc, các công ty may mặc xuất hiện rất nhiều tại đây Vì vậy sức cạnh... kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của công ty trong quan hệ với môi trường xung quanh và trong cả môi trường riêng Văn hoá của công ty còn gắn liền với các mục tiêu lâu dài mà công ty theo đuổi qua các chương trình hành động của mình Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Những nhân tố này ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của . luận về marketing và marketing - mix, đồng thời phân tích, đánh giá hoạt động marketing tại công ty. Do đó đối tượng của đề tài là hoạt động marketing ở công ty dệt may xuất khẩu Thành Công. Nhiệm. của đề tài là qua việc phân tích, đánh giá thực trạng marketing của Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công để đề xuất những giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn công tác marketing 3. Phạm vi. trên cơ sở phân tích hoạt động marketing của Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách marketing giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu

Ngày đăng: 09/05/2015, 20:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. “Bán hàng và Quản trị bán hàng”; Nhà xuất Bản trẻ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bán hàng và Quản trị bán hàng
Nhà XB: Nhà xuất Bản trẻ
3. Đỗ Hoàng Toàn, Nguyễn Kim Truy, “Giáo trình Marketing”, Viện ĐH Mở Hà Nội, nhà xuất bản Thống kê 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê 2004
4. Đỗ Hoàng Toàn, Nguyễn Kim Truy, “Giáo trình Quản trị kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 04/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nhàxuất bản Thống kê Hà Nội 04/2004
5. James M Commer, “Quản trị bán hàng”, nhà xuất bản Thống kê 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị bán hàng
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê 1995
6. Nguyễn Xuân Lãn, “Quản trị Marketing”, nhà xuất bản Giáo dục 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục 2003
7. Philip Kotler, “Marketing căn bản” nhà xuất bản Thống kê 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w