1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tốt nghiệp Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

66 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đổi mới như hiện nay, hệ thống Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nó được xem như mạch máu của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì thế, các Ngân hàng đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, kinh doanh ngoại tệ đã và đang là một hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng. Nhưng cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) luôn phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng trong đó không thể không kể đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Sự biến động của tỷ giá đã gây ra biết bao những bất lợi không thể lường trước và đó là điều mà tất cả chúng ta đều không mong muốn. Vì thế, việc quản lý tốt rủi ro này đóng vai trò rất quan trọng. Nó cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu được những mất mát và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất thiết thực đối với hầu hết các Ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro tỷ giá đối với nền kinh tế nói chung và các Ngân hàng Việt Nam nói riêng đã đưa tôi đến với đề tài: “Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”. Chuyên đề thực tập của tôi gồm 3 chương chính: Chương 1: Giới thiệu chung về tỷ giá hối đoái, rủi ro tỷ giá và phương pháp đo lường tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tại BIDV và một số mô hình. Chương 3: Áp dụng mô hình Var và GARCH để phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá tại BIDV. Bằng các mô hình kinh tế lượng và các mô hình trong phân tích định giá tài sản tài chính tôi sẽ đi vào phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Từ đó dự báo tỷ giá SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 1 Chuyên đề tốt nghiệp của Ngân hàng trong một tương lai gần. Tôi hy vọng sẽ hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Trong quá trình hoàn thành đề tài tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Trọng Nguyên cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng quản lý rủi ro tại BIDV đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi có được một kỳ thực tập thành công. Hy vọng trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để vươn lên tầm cao thế giới. Chuyên đề tốt nghiệp của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy giáo để tôi có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 2 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng biểu STT Tên bảng 1 Bảng 1: Kiểm định tính dừng của LSUSDm 2 Bảng 2: Kiểm định tính dừng của LSUSDb 3 Bảng 3: Kiểm định tính dừng của LSEURm 4 Bảng 4: Kiểm định tính dừng của LSEURb 5 Bảng 5: Kiểm định tính dừng của LSJPYm 6 Bảng 6: Kiểm định tính dừng của LSJPYb 7 Bảng 7: Kiểm định tính dừng của LSAUDm 8 Bảng 8: Kiểm định tính dừng của LSAUDb 9 Bảng 9: Kiểm định tính dừng của LSGBPm 10 Bảng 10: Kiểm định tính dừng của LSGBPb 11 Bảng 11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSUSDm 12 Bảng 12: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSUSDb 13 Bảng 13: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSEURm 14 Bảng 14: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSEURb SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 3 Chuyên đề tốt nghiệp 15 Bảng 15: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSJPYm 16 Bảng 16: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSJPYb 17 Bảng 17:Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSAUDm 18 Bảng 18: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSAUDb 19 Bảng 19: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của LSGBPm 20 Bảng 20: Kiểm định phương sai sai số thay đổi củaLSGBPb 21 Bảng 21: Kiểm định tự tương quan của LSUSDm 22 Bảng 22: Kiểm định tự tương quan của LSUSDb 23 Bảng 23: Kiểm định tự tương quan của LSEURm 24 Bảng 24: Kiểm định tự tương quan của LSEURb 25 Bảng 25: Kiểm định tự tương quan của LSJPYm 26 Bảng 26: Kiểm định tự tương quan của LSJPYb 27 Bảng 27: Kiểm định tự tương quan của LSAUDm 28 Bảng 28: Kiểm định tự tương quan của LSAUDb 29 Bảng 29: Kiểm định tự tương quan của LSGBPm 30 Bảng 30: Kiểm định tự tương quan của LSGBPb 31 Bảng 31: Kiểm định dạng hàm của LSUSDm SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 4 Chuyên đề tốt nghiệp 32 Bảng 32: Kiểm định dạng hàm của LSUSDb 33 Bảng 33: Kiểm định dạng hàm của LSEURm 34 Bảng 34: Kiểm định dạng hàm của LSEURb 35 Bảng 35: Kiểm định dạng hàm của LSJPYm 36 Bảng 36: Kiểm định dạng hàm của LSJPYb 37 Bảng 37: Kiểm định dạng hàm của LSAUDm 38 Bảng 38: Kiểm định dạng hàm của LSAUDb 39 Bảng 39: Kiểm định dạng hàm của LSGBPm 40 Bảng 40: Kiểm định dạng hàm của LSGBPb 41 Bảng 41: Giá trị của các chuỗi lợi suất 42 Bảng 42: Giá trị Var của các chuỗi lợi suất 43 Bảng 43: Ước lượng mô hình ARCH 44 Bảng 44: Dự báo giá trị phương sai SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 5 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1 Giới thiệu chung về tỷ giá hối đoái, rủi ro tỷ giá và phương pháp đo lường tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng 1.1. Tỷ giá hối đoái Trước tiên ta đi xem xét khái niệm cơ bản của thị trường ngoại hối và một số chức năng của thị trường ngoại hối để từ đó hiểu rõ hơn về tỷ giá hối đoái. Ở đây, thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó người ta mua và bán nhiều loại tiền khác nhau. Và thị trường ngoại hối có những chức năng chính như sau: - Giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. - Giúp chu chuyển có hiệu quả vốn giữa các quốc gia, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật của thị trường. - Có thể thực hiện bảo hiểm các khoản thu xuất khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. - Tạo cho doanh nghiệp khả năng tránh rủi ro thay đổi tỷ giá trong thanh toán bằng ngoại tệ. - Tạo cho Ngân hàng khả năng tận dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái khác nhau. Hàng hóa của thị trường ngoại hối bao gồm: ngoại tệ, hối phiếu, kỳ phiếu, séc bằng ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, kim qúy… Những người tham gia thị trường ngoại hối: - Ngân hàng trương ương. - Ngân hàng thương mại. - Các công ty đa quốc gia. - Các công ty hoạt động xuất nhập khẩu. - Các công ty môi giới. - Các cá nhân… Để đi sâu hơn vào đề tài chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề về tỷ giá hối đoái, cụ thể như sau: SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1. Tỷ giá hối đoái 1.1.1.1. Một số định nghĩa và phân loại tỷ giá hối đoái a. Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác Có hai cách để biểu thị tỷ giá: - Số đồng nội tệ để đổi lấy một đồng ngoại tệ. - Số đồng ngoại tệ để đổi lấy một đồng nội tệ. Việc yết giá nào không quan trọng, nhưng chúng ta cần lưu ý khi nói việc tăng giảm của tỷ giá bởi vì ý nghĩa của câu nói này sẽ khác nhau khi sử dụng các cách yết giá khác nhau. b. Phân loại tỷ giá Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có các loại tỷ giá sau: - Tỷ giá mua vào và bán ra: + Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. + Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. - Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Những người buôn bán ngoại hối không chỉ kinh doanh giữa một loạt đồng tiền khác nhau mà họ còn sử dụng một loạt các tỷ giá khác nhau đó là: + Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá yết giá giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức. Hay tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau. + Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá mà cam kết với nhau hôm nay để trao đổi đồng tiền với nhau vào một ngày nhất định trong tương lai, thông thường là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. Tỷ giá trao đổi cho cuộc mua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn. - Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản: + Tỷ giá tiền mặt: Là tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. + Tỷ giá chuyển khoản: Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại các ngân hàng. - Tỷ giá mở cửa và đóng cửa: + Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. + Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày. SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 7 Chuyên đề tốt nghiệp - Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy từ một đồng tiền thứ ba. Trước khi chuyển đổi ngoại tệ cho khách hàng thì phải tính tỷ giá mua và tỷ giá bán theo phương pháp tỷ giá tính chéo. Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá có các loại tỷ giá sau: - Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng Trung Ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủ như xác định nợ vay của chính phủ. - Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng do quan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định. - Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong mỗi biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực của thị trường để duy trì tỷ giá cố định buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp. - Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không thể can thiệp. - Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại có các loại tỷ giá sau: - Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả: + Tỷ giá danh nghĩa: Là tỷ giá được yết giá vào một ngày cụ thể và nó là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ trên thị trường ngoại hối. + Tỷ giá thực tế: Là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia đang xem xét. Tỷ giá thực tế được biểu diễn dưới dạng toán học như sau: e r = f P Pe * . Trong đó, e r là chỉ số tỷ giá thực tế, e là tỷ giá danh nghĩa, P là chỉ số tỷ giá trong nước, P f là chỉ số tỷ giá nước ngoài. + Tỷ giá hiệu quả: Là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính tới trọng số. SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 8 Chuyên đề tốt nghiệp Để có được một chỉ số tốt hơn những thay đổi trong vị trí cạnh tranh của một quốc gia, chúng ta cần phải kết hợp thành chỉ số tỷ giá hiệu quả thực tế. 1.1.1.2. Phương pháp yết tỷ giá a. Phương pháp yết trực tiếp - Phương pháp yết giá ngoại tệ bằng nội tệ là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá của 1 đơn vị ngoại tệ được yết trực tiếp thông qua nội tệ. Ví dụ: 1USD = 19000 VNĐ. b. Phương pháp yết gián tiếp - Phương pháp yết giá nội tệ bằng ngoại tệ là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá của 1 đơn vị ngoại tệ được yết gián tiếp thông qua nội tệ. Ví dụ: 1000 VNĐ = 0,0526 USD. 1.1.1.3. Chênh lệch tỷ giá Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread ( phổ ). - Tính theo số tuyệt đối: spread = tỷ giá bán ra – tỷ giá mua vào. Ví dụ: tỷ giá mua vào là 16050, tỷ giá bán ra là 16055, tức là: spread = 16055 – 16050 = 5, gọi là 5 điểm. - Tính theo tỷ lệ: spread = 2 21 %100*)( e ee − , trong đó e 1 là tỷ giá mua vào và e 2 là tỷ giá bán ra. 1.1.1.4. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá Việc thông tin liên lạc hết sức chặt chẽ giữa người mua và người bán trên thị trường ngoại hối thể hiện bằng việc thường xuyên diễn ra nghiệp vụ ác – bít giữa các đồng tiền và giữa các trung tâm tài chính. Nghiệp vụ ác – bít là việc khai thác sự khác biệt về giá cả thu về một khoản lợi nhuận không có rủi ro. Để làm sáng tỏ hai loại nghiệp vụ ác – bít chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duy nhất một loại tỷ giá yết giá thay vì hai tỷ giá mua – bán. - Nghiệp vụ ác – bít giữa các trung tâm tài chính: loại nghiệp vụ đảm bảo rằng tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B yết giá ở bất cứ một trung tâm tài chính nào đó cũng phải như nhau. - Nghiệp vụ ác – bít giữa các đồng tiền: Loại nghiệp vụ đảm bảo sự bằng nhau của tỷ giá chéo theo nghĩa sau: nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B là xA/1B và nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá của đồng tiền C và đồng tiền B sẽ là y/x. SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Như chúng ta đã thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn luôn biến động và cũng có rất nhiều nhân tố tác động gây ra những thay đổi của tỷ giá với những cơ chế khác nhau và ở mỗi mức độ cũng khác nhau. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng lớn tới tỷ giá hối đoái: - Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổn định thì nhu cầu nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên dẫn đến cầu về ngoại tệ cũng tăng làm cho tỷ giá tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái thì các hoạt động xuất nhập khẩu trở nên trì trệ hơn, xuất khẩu giảm làm cho cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi đó, cầu nhập khẩu chưa kịp điều chỉnh thì trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ làm cho tỷ giá tăng cao. - Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì dòng tiền gửi ngắn hạn sẽ chảy về nước đó nhằm thu được chênh lệch do lãi suất tạo ra. Khi đó cung ngoại tệ sẽ tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. - Cán cân thương mại: Là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chúng ta sẽ thu được ngoại tệ nhưng sau đó chúng ta lại phải bán ngoại tệ để thu được nội tệ mua các hàng hóa, dịch vụ trong nước. Khi đó, cung ngoại tệ sẽ tăng làm cho tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, chúng ta cần phải có ngoại tệ để thanh toán nên chúng ta phải đi mua ngoại tệ trên thị trường dẫn đến cầu ngoại tệ tăng và như vậy lại làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ sẽ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ sẽ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, đồng nội tệ bị giảm giá. - Lạm phát: Là sự gia tăng liên tục mức giá chung. Khi một nước có lạm phát, với tỷ giá hối đoái không đổi sức mua của đồng nội tệ giảm, hàng hóa, dịch vụ trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với thị trường nước ngoài. Như vậy, dân chúng sẽ sử dụng hàng nước ngoài nhiều hơn hàng trong nước dẫn đến nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Bên cạnh đó, hàng hóa đắt nhập khẩu sẽ bị giảm sút làm cho cung ngoại tệ giảm, tỷ giá hối đoái tăng lên. Vì vậy, lạm phát cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng cao hơn do đồng nội tệ SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 10 [...]... lệch giữa giá mua của Ngân hàng này và giá bán của Ngân hàng kia bị thu hẹp khoảng cách và dần dần không còn nữa Và trong thời gian qua Ngân hàng hầu như không thu được lãi từ nghiệp vụ này - Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra Do tỷ giá mua vào luôn nhỏ hơn hoặc bằng tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá chính là thu nhập của Ngân hàng Thực chất trong giao dịch này Ngân hàng đóng... 34 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 3 Áp dụng mô hình Var và ARCH để phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá tại BIDV 3.1 Số liệu đầu vào Là tỷ giá của 5 loại ngoại tệ USD, EUR, AUD, JPY, GBP tính theo VND trong khoảng thời gian từ 4/1/2005 đến 31/12/2009 tại BIDV Tuy nhiên, do biến động của tỷ giá có tính mùa vụ nên ta quy đổi ra số liệu tỷ giá theo tuần để đánh giá được chính xác hơn Giả sử tỷ giá theo tuần... Do sự biến động của tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với Ngân hàng + Do sự biến động cung cầu ngoại tệ trên thị trường… 1.2.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Hầu hết các loại rủi ro là yếu tố không quan sát trực tiếp được và cũng không thể lường trước được Rủi ro tỷ giá cũng là một trong số đó Nó bao gồm rủi ro trong ngày và rủi ro qua đêm Chính tính... Ngân hàng, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản “ Có ” và tài sản “ Nợ ” hoặc cả hai, tức là tạo trạng thái ngoại hối mở để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi - Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Rủi ro tỷ giá có ý nghĩa rộng lớn đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Nó sẽ xuất hiện nếu một. .. dụ: Nếu một Ngân hàng mua của một khách hàng hay của một Ngân hàng khác một lượng EUR với tỷ giá nào đó thì cho đến khi bán lại được khối lượng tỷ giá này thì Ngân hàng mới thực sự hết lo lắng về rủi ro tỷ giá - Nhằm tránh thất thoát quá mức, từ lâu các Ngân hàng đã áp dụng hạn mức hình thành các vị thế cho các phòng kinh doanh ngoại hối Mức độ này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của Ngân hàng, khả... mạnh trong việc tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trước đây Hiện BIDV đang chọn lọc đầu tư trung dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - BIDV là một trong những Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư vào các công ty thành viên, công ty liên doanh và đầu. .. năng chấp nhận rủi ro và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối 1.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng a, Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để Ngân hàng thu lãi Đó cũng chính là những nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá Cụ thể đó là: - Lãi phát sinh khi Ngân hàng tạo trạng... 153 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng thu dịch vụ của BIDV Nhìn chung, tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Bảng: Mức độ biến động của VND/USD Chỉ tiêu Biến động tuyệt đối Biến động tư ng đối 2003 240 1,56% 2004 125 0,8% 2005 140 0,89% 2.3 Một số mô hình để quản lý và dự báo tỷ giá 2.3.1 Lý thuyết về các mô hình thực nghiệm dự báo tỷ giá. .. trong kinh tế lượng hoặc bằng mô phỏng để: + Ước lượng phân bố xác suất + Ước lượng phân vị Các mô hình ước lượng Var theo cách này gọi là mô hình Var phi tham số SV: Nguyễn Thị Kim Liên Lớp: Toán Tài chính 33 Chuyên đề tốt nghiệp 2.3.3 Mô hình ARCH 2.3.3.1 Mô hình Mô hình ARCH do Engle đề xuất năm 1982 Đây là mô hình đầu tiên đưa ra cơ sở lý thuyết để mô hình hóa rủi ro Mô hình ARCH(m) có dạng sau: r... 1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.2.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng 1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro tỷ giá - Rủi ro được xem là hậu quả của sự thay đổi, biến động không lường trước được của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ đối với các tổ chức tài chính và nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính - Đối với Ngân

Ngày đăng: 09/05/2015, 08:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w