Lý thuyết về các mô hình thực nghiệm dự báo tỷ giá 1 Giới thiệu các mô hình dự báo tỷ giá

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 27)

2.3.1.1. Giới thiệu các mô hình dự báo tỷ giá

Dự báo diễn biến của tỷ giá danh nghĩa là một trong những công việc đầy thách thức đối với các nước áp dụng lạm phát mục tiêu. Qua các kết quả thực nghiệm, người ta đã chỉ ra rằng sự lan truyền từ biến động tỷ giá danh nghĩa tới lạm phát thường rất cao. Do vậy , tính chính xác trong dự báo danh nghĩa là một điều rất quan trọng đối với hiệu quả của chế độ lạm phát mục tiêu. Nếu đánh giá về diễn biến của tỷ giá trong tương lai có thể chính xác hơn thì nó có thể giảm bớt các biến động trong sản lượng và lạm phát.

Điều kiện ngang giá lãi suất không được bảo hiểm (UIP) là một lý thuyết gắn kết giữa việc mất giá danh nghĩa kỳ vọng với sai lệch lãi suất danh nghĩa. Đây là một điều kiện thường được sử dụng trong dự báo tỷ giá. Nhưng UIP cũng bị người ta nghi ngờ về tính chính xác trong khả năng dự báo tỷ giá tương lai bởi vì các kiểm định thực nghiệm đã cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ giá và chênh lệch lãi

suất. Điều này trái ngược với những gì mà UIP dự đoán.

Một dạng đơn giản là giả định tỷ giá tuân theo bước ngẫu nhiên và không đồng tích hợp với các chuỗi quan sát có thể mô hình hóa khác. Do vậy, kỳ vọng về tỷ giá tương lai có thể đúng bằng giá trị hiện tại. Cách tiếp cận thứ nhất này dù đơn giản và rõ ràng nhưng lại không loại bỏ được các rủi ro về sai số lớn trong dự báo tỷ giá lạm phát.

Một dạng đơn giản khác là giả định tỷ giá thực tế tuân theo điều kiện ngang giá sức mua (PPP). Để tính được diễn biến của tỷ giá danh nghĩa, người ta phải dự báo sai lệch giữa mức giá trong nước và ngoài nước. Một số kiểm định đồng tích hợp gần đây giữa tỷ giá danh nghĩa với mức giá tương đối theo hướng ủng hộ cho tính chất đảo ngược của chuỗi tỷ giá thực tế, một đặc điểm phù hợp với PPP. Điều đặc biệt đúng khi các tác giả sử dụng mẫu rất dài, bao gồm nhiều thập kỷ.

Điều kiện ngang giá lãi suất không được bảo hiểm không được duy trì do sự có mặt của tiền bù rủi ro mà tiền bù rủi ro thể hiện yêu cầu bù đắp từ phía các hãng tư nhân chấp nhận rủi ro trên mức rủi ro tối thiểu có thể có.

Et*et+1 = et + rt – (rtf + RPt)

Trong đó : et : là tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t, được định nghĩa là số nội tệ cần thiết để mua một ngoại tệ ; r : là lãi suất danh nghĩa của một thời kỳ ; RP: là phần thưởng rủi ro ; f : chỉ nền kinh tế nước ngoài ; Et : là kỳ vọng tại thời điểm t.

Người ta đề xuất về một kiểm định đơn giản theo hướng không ủng hộ UIP dựa trên ước lượng phương trình sau :

Δet+k = α + β(rt - rtf) + vt+k (1.17)

Mặc dù UIP đòi hỏi β = 1 nhưng các nghiên cứu thường ước lượng được giá trị của β < 1 hoặc thậm chí mang dấu âm. Tính tới phần thưởng rủi ro trong phương trình (1.17) có thể cho phép β < 1 nhưng khó có thể cho phép giá trị β thực sự xấp xỉ 0 hoặc mang giá trị âm.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w