1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

38 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

Đề án môn Kinh tế chính trị : LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Việt Anh Sinh viên thực hiện : Vương Xuân Sơn Lớp : Kế toán K07 Mục lục Trang  Danh mục chữ viết tắt 2  Danh mục sơ đồ và hình vẽ 4  Mở đầu 5  Nội dung chính 6 Phần một : Lý luận về vấn đề lạm phát 6 Phần hai : Thực trạng và những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay 25  Kết luận 36  Tài liệu tham khảo 37 2 Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu thông dụng và các thuật ngữ Chữ viết tắt CBCNV Cán bộ công nhân viên DNNN Doanh nghiệp nhà nước XNK Xuất nhập khẩu Ký hiệu thông dụng [T5-38] Tài liệu tham khảo 5 ở trang 38 Các thuật ngữ AD Tổng cầu Báo cáo Humphrey-Hawkins Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội (sáu tháng một lần) của chính phủ Mỹ Bad cerdit history Tín dụng xấu Balanced inflation Lạm phát cân bằng Black Friday Ngày thứ sáu đen tối Black Monday Ngày thứ hai đen tối CLI Chỉ số giá sinh hoạt Consumer Price Index - CPI Chỉ số giá tiêu dùng Cost push inflation Creeping inflation Lạm phát chậm Demand Ngành cầu Demand pull inflation Lạm phát do cầu kéo FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FED Cục dự trữ liên bang Mĩ FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài 3 Gary Smith Lạm phát do chi phí đẩy Galloping inflation Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Gross Domestic Product - GDP Tổng sản lượng nội địa Gross National Product - GNP Tổng sản lượng quốc dân High inflation Lạm phát cao Hyper inflation Siêu lạm phát Hyperinflation Lạm phát nhanh Inflation Lạm phát IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Low inflation Lạm phát thấp Mild inflation Lạm phát vừa phải Milton Friedman Là người đứng đầu Trường phái trọng tiền (Mĩ) Money supply Cung ứng tiền tệ lưu hành Need Cầu Non Predicted inflation Lạm phát không được dự đoán trước PCEPI Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (Mỹ) Persistent Liên tục Predicted inflation Lạm phát được dự đoán trước Price level Mức giá chung của nền kinh tế Producer Price Index – PPI Chỉ số giá sản xuất Pure Inflation Lạm phát thuần túy Recession Tình trạng suy thoái (Kinh tế) Samuelson Trường phái "lạm phát giá cả" Significant Đáng kể Supply Ngành cung Uninflation Giảm phát Wholesale Price Index - WPI Chỉ số giá bán buôn 4 Danh mục sơ đồ và hình vẽ Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam và khu vực trong 7 năm gần đây. Nguồn: ADB. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ : Chẳng riêng gì các siêu cường kinh tế mà với mọi quốc gia trên thế giới, lạm phát là bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng mọi người. Lạm phát là nguyên ủy của nghèo đói và những tệ nạn xã hội khác. Việt Nam hiện nay được mệnh danh là “ Trung Quốc thứ hai ”, một con hổ mới của Châu Á và là ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới. Nước ta có được sự phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân ta trong suốt 20 năm thực hiện Công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Tuy nhiên giống như các nước khác trong thời kỳ hiện nay chúng ta cũng phải vật lộn với cơn bão Lạm phát, nếu không hạn chế được những tác động tiêu cực của cơn bão này thì rất có thể nền kinh tế nước ta sẽ rơi vào một thời kỳ suy thoái mới dẫn đến khủng hoảng trầm trọng như đã từng xảy ra trước đây. Bài tiểu luận này không nhằm đem lại câu trả lời đúng nhất cho vấn đề trên nhưng với mục đích đem lại một vài kiến thức cơ bản về những nguyên nhân, cách hình thành và những tác động của nạn lạm phát đến Việt Nam chúng ta. Lạm phát cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Trước hết chúng ta sẽ lần lựợt bàn về các khái niệm của lạm phát, giảm phát và giảm lạm phát. Sau đó chúng ta sẽ xem xét chúng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Tiếp theo sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cuối cùng là biện pháp quản lý chúng nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Khái quát những vấn đề lý luận về lạm phát. - Các nguyên nhân gây ra tình hình lạm phát, thực trạng, tác động và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 6 NỘI DUNG CHÍNH PHẦN MỘT LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT Lạm phát (Inflation) là một phạm trù kinh tế, một hiện tượng kinh tế phổ biến.Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng liên tục và đáng kể theo thời gian của mức giá chung (price level) của nền kinh tế. Mặc dù người ta thường gọi bất cứ việc tăng giá đáng kể nào đó là "lạm phát", nhưng ý nghĩa đó không hoàn toàn đúng trong ngành kinh tế học. Ðối với ngành kinh tế học, chỉ gọi là lạm phát khi giá cả tăng liên tục (persistent) và đáng kể (significant). Có người đặt câu hỏi là giá tăng liên tục trong bao lâu mới gọi là lạm phát? Và như thế nào mới là đáng kể? Trừ khi giá cả tăng ở tỉ lệ chẳng hạn 1% một năm thì gọi là đáng kể còn không thì không đáng quan ngại. Còn thời gian tăng liên tục, thật ra "khoảng thời gian" đó vẫn mang vẻ tùy tiện vì chính các kinh tế gia cũng chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về thời gian này. Có người cho rằng phải ít nhất ba năm, người khác lại vạch lằn ranh ở mức một năm là đủ. Lý do người ta vạch lằn ranh phân biệt giữa sự tăng giá từng giai đoạn hay dai dẳng chỉ là để phân biệt theo lý thuyết. Trong thực tế, có rất nhiều dữ kiện có thể phát sinh sự tăng giá theo giai đoạn nhưng lại không được coi như là nguyên ủy của sự tăng giá dai dẳng. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của 7 một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Lạm phát, theo nghĩa mặt bằng tổng thể giá tăng, ở mọi nơi và mọi lúc là kết quả của chính sách tiền tệ. Kết luận này nghe ra rất cực đoan nhưng kinh nghiệm chống lạm phát trên thế giới và cả ở Việt Nam trước đây, cho thấy là kết luận trên là đúng đắn. Kết luận này đưa đến một hệ luận quan trọng mà các nhà kinh tế tiền tệ theo trường phái Milton Friedman rút ra là: chính sách bơm thêm tiền tệ và tín dụng nhằm đẩy mạnh thêm tốc độ phát triển kinh tế chỉ có tác dụng ngắn hạn; về dài hạn nó mang lại vừa lạm phát vừa phát triển trì trệ. Do đó lạm phát theo nghĩa tăng lượng tín dụng và tiền tệ đồng nghĩa với tăng mặt bằng giá. Từ đây trở đi, từ lạm phát đồng nghĩa với giá tăng. Ngược lại với lạm phát là giảm phát (Uninflation). Khái niệm giảm phát được hiểu ngược với khái niệm lạm phát, tức là hiện tượng mức giá cả chung trong nền kinh tế giảm xuống. Cũng tương tự như lạm phát, giảm phát nhưng cũng không có nghĩa là tất cả các mặt hàng đều giảm theo cùng một tỷ lệ, mà những mặt hàng khác nhau sẽ có những tỷ lệ thay đổi khác nhau. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. 1.2. BIỂU HIỆN CỦA LẠM PHÁT Biểu hiện của lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Lạm phát làm tăng giá cả hàng hoá, hay sự mất giá của đồng tiền. 1.3. CÁCH ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa 8 trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:  Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh 9 định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).  Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.  Chỉ số giá bán buôn (WPI) đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.  Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.  Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã 10 [...]... việc phân phối tài nguyên và dĩ nhiên việc sản xuất 25 PHẦN HAI THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT 2.1 NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1 Các nguyên nhân chính của Lạm phát Bất chấp mọi nỗ lực của Chính phủ với những biện pháp tích cực, lạm phát trong tháng 3 vẫn tăng cao Lạm phát trên 9% trong quý I là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây Một nguyên nhân... LOẠI LẠM PHÁT Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác nhau Thông thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính 1.6.1 Về mặt định lượng : Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân theo cách này thì lạm phát có các loại sau:  Lạm phát vừa phải – Mild inflation – Là loại lạm phát ở mức một con số dưới 10%/năm Loại lạm phát. .. Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát  Lạm phát chậm (creeping inflation) là lạm phát có mức độ vừa phải và từ từ khoảng 1%-3% một năm Loại lạm phát này có vẻ không quan trọng lắm nhưng sự thực trong trường kỳ thì lại hao tổn không ít Nếu mức lạm phát là... tệ được bơm nhiều vào nền kinh nên cần phải duy trì mức lạm phát như đã nói ở trên Nếu chúng ta phản đối và cho rằng mức đó là quá cao, thì đương nhiên chúng ta phải giảm nó xuống tức là phải kèm theo các giải pháp thắt chặt và kiềm chế lạm phát, như vậy sẽ dẫn đến ức chế các nguồn lực phát triển kinh tế 1.7 NHỮNG CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát Có một loạt các... tiên tiến thì mức lạm phát như thế là quá cao để gọi là lạm phát chậm Với các nước chưa phát triển, ngược lại, người ta còn thấy mức lạm phát cao hơn nhiều Riêng Hoa Kỳ, những năm cuối thế 13 kỷ vừa qua mức lạm phát được coi là trong vòng kiểm soát nhưng vẫn không thấp hơn mức 3.5% 1.5 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến lạm phát, và mỗi loại lạm phát được xuất phát từ những nguyên... tăng trưởng GDP vài phần trăm mà mức lạm phát cũng khoảng chừng ấy thì người ta la làng là phải Còn ở Việt nam, GDP hàng năm vào khoảng trên dưới 30 tỷ USD nên khi tăng thêm vài tỷ thì cũng đã là một tỷ lệ gia tăng có nghĩa, do đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam duy trì được ở mức trên 7% là con số bình thường nếu không muốn nói là quá thấp Hơn nữa nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế đang phát. .. sau 24 năm Nếu mức lạm phát ở 4% thì chỉ trong ba năm, sức thu mua của một Mỹ Kim chỉ còn lại 85 xu  Một thái cực khác của lạm phát là lạm phát nhanh (hyperinflation), lạm phát nhanh là loại lạm phát có độ gia tăng cực lớn Loại lạm phát này không có đường ranh rõ ràng nhưng người ta có thể nhìn thấy tốc độ phi mã của lạm phát dễ dàng vì hàng tháng có thể vượt tới trên 50% Tiền bạc vào lúc ấy mất hẳn... Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì nên giữ mức lạm phát khoảng 8 đến 12%/ năm là tốt nhất Nghe điều này có người cho rằng ở Mỹ lạm phát 2-3%/năm là người ta đã la làng rồi, tại sao chúng ta lại duy trì 21 một mức lạm phát quá cao như vậy Bởi vì ở nước họ GDP hiện tại đã quá lớn – vào khoảng 8.400 tỷ USD/năm, và việc tăng trưởng GDP thêm 2-3%/năm là... pháp siết chặt tín dụng và hạn chế đầu tư ở các nhóm lợi ích nay mới được đặt ra Quả thực đây là một cơ hội vàng 2.3.2 Tiêu cực Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải Khi lạm phát biến động mạnh,... nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại 2.4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Lạm phát đang có nguy cơ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng, tăng cao hơn lãi suất tiết kiệm, tác động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá vật liệu xây dựng và thực hiện vốn . mục sơ đồ và hình vẽ 4  Mở đầu 5  Nội dung chính 6 Phần một : Lý luận về vấn đề lạm phát 6 Phần hai : Thực trạng và những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay 25  Kết. những vấn đề lý luận về lạm phát. - Các nguyên nhân gây ra tình hình lạm phát, thực trạng, tác động và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 6 NỘI DUNG CHÍNH PHẦN. Đề án môn Kinh tế chính trị : LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : Vũ Thị Việt Anh Sinh viên thực hiện : Vương Xuân Sơn Lớp : Kế toán K07 Mục

Ngày đăng: 06/05/2015, 00:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w