THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 29)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NAY

Theo tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 đã tăng trên 1,5% và cả năm 2007, lạm phát đã đứng ở mức hai con số, khoảng 11%.

Nhận định của Bộ Công Thương cho thấy, tháng 12-2007 và những tháng đầu năm 2008, nhu cầu nhập khẩu tăng từ các nước châu

Á, Trung Đông và châu Phi, trong khi nguồn cung giảm từ VN và Ấn Độ, sẽ khiến cho giá gạo thế giới tăng.

Trong nước, ở các tỉnh phía Bắc, tuy nguồn lương thực trong dân còn nhiều, nhưng do thời tiết, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, chi phí sản xuất

tăng trong khi thời vụ kéo dài nên giá lương thực tăng ở nhiều nơi với mức tăng 200 – 500 đồng/kg, gạo tẻ thường cũng đã tăng lên mức 5.500 – 6.500 đồng/kg.

Đặc biệt, tuy nguồn thực phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng do tình hình dịch bệnh vẫn chưa được ngăn chặn, ảnh hưởng của bão lũ cộng với nhu cầu chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết đã tác động mạnh tới giá thực phẩm, nhất là những vùng bị lũ. Giá thực phẩm, rau quả tăng cao do nguồn cung giảm mạnh. Thịt bò, cá, tôm, rau củ, trái cây... cũng đồng loạt tăng giá và sẽ tiếp tục đứng ở mức cao từ nay đến cuối năm.

Trước đó, lo ngại giá hàng hóa liên tục tăng, để bảo đảm nguồn cung cho nhân dân trong năm 2008, Bộ Công Thương đã sớm kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có giải pháp thích hợp về tài chính để các địa phương, nhất là đối với các TP lớn cho doanh nghiệp vay vốn và hỗ trợ lãi suất để dự trữ hàng hóa, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm là nhóm hàng tăng giá mạnh

phục vụ người dân nếu có xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc do tình hình thế giới biến động bất thường.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch, giá thực phẩm trong năm nay rất khó ổn định, nhất là thịt và trứng bởi vì dịch bệnh, thiên tai đang liên tiếp xảy ra.

Ông Lịch cũng cho rằng, mặc dù Chính phủ yêu cầu phải bình ổn giá thức ăn chăn nuôi nhưng thực tế việc này khó khả thi, bởi nguyên liệu phải nhập tới 50%, lại phụ thuộc vào những thị trường xa (châu Mỹ Latinh, Ấn Độ...). Theo ông Lịch, Nhà nước nên can thiệp vào cơ chế chính sách chứ không nên can thiệp trực tiếp vào giá.

Không thể điều hành giá cả theo kiểu “chữa cháy” mà phải có phương án lâu dài. Về phương án lâu dài để ổn định giá các mặt hàng thực phẩm trong nước, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Bộ NN-PTNT phải có quy hoạch đầu tư thật khoa học cho vùng nguyên liệu làm thức ăn gia súc. Theo phân tích của các chuyên gia, tuy VN xuất khẩu được 1 tỉ USD gạo nhưng cũng phải nhập khẩu gần 1 tỉ USD bột bắp, đậu nành... phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Cũng theo nhiều chuyên gia kinh tế, chúng ta nên xem xét lại quan niệm về bình ổn giá, vì yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá trong bối cảnh giá thế giới thay đổi liên tục là bất khả thi. Chính vì vậy, việc bình ổn giá cần phải được hiểu rằng đó là đưa giá hàng hóa về giá trị thực, chống tăng giá quá mức.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w