TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 30)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.3.1. Tích cực

" Lạm phát chính là cơ hội cải cách nền hành chính, chỉnh đốn doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực, trình độ quản lý của cơ quan nhà nước ".

Phải thật sáng suốt và tỉnh táo trong lúc này mới nhận ra được cơ hội đáng quí này. Vì sức ép phải bảo vệ nền kinh tế đất nước trước tên “cuồng dịch lam phát ”, chính phủ đã đưa ra những biện pháp chấn chỉnh bộ máy nhà nước và DNNN. Đầu

tiên là việc cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên, đây là liều thuốc mạnh để chữa căn bệnh "hành dân là chính" còn xuất hiện ở không ít cơ quan công quyền.

Cắt giảm chi tiêu để các cơ quan nhà nước không có tiền mua sắn, xây dựng, đội xe, tiếp khách, hội họp, công du nước ngoài; nhưng thực ra chỉ làm mất thì giờ đất nước và ngân qũy quốc gia hơn là mang lại hiệu quả thực sự.

Không có tiền để chi tiêu thì không rơi vãi, có nghĩa là góp phần chống tham nhũng, lãng phí, không giám tuỳ tiện tuyển người ngồi chơi

xơi nước lã, tinh gọn bộ máy. Nguồn tiền tiết kiệm từ tiết giảm chi tiêu trong công sẽ sử dụng để tăng lương cho đội ngũ công chức. Lương cao thì tinh thần trách nhiệm phải cao, hoạt động hiệu quả hơn. Cơ hội cải cách hành chính là ở đây.

Sự lãng phí hoặc không hiệu quả trong hoạt động của các

DNNN là một trong những nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế đất nước và gây ra lạm phát. Các DNNN chiếm giữa 80% tín dụng của ngân hàng trong nước và 70% vốn vay nước ngoài. Ngoài cục tiền khổng lồ đó các “con cưng” còn được đặc quyền khai thác tài nguyên và nhân nhiều chính sách ưu đãi từ “cha mẹ” để độc quyền thương mại, nhưng cả hệ thống này chỉ tạo ra 40% GDP và chưa tạo ra được thương hiệu nào đáng kể trên trường quốc tế.

Nếu có sự công bố minh bạch, một sự thật phải lộ diện, đó là các DNNN sử dụng nguồn vốn đẻ nhảy vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng chứng khoán nhiều hơn thực hiện các ngành nghề hơn thực hiện các mục tiêu ngành nghề kinh doanh chính. Các DNNN có nghĩa vụ thực thi các mục tiêu chung của nền kinh tế, nhưng mục tiêu đó lại được sang phục vụ các nhóm lợi ích.

Sự thật là như vậy, nhưng đáng tiếc vì nhiều nhóm lợi ích ràng buộc lẫn nhau nên rất khó tháo gỡ, bởi vì họ được ngụy trang bằng bốn chữ “doanh nghiệp nhà nước”. Nay cơn lốc của lạm phát đe doạ lột phăng hết các che đậy, làm lộ rõ những

“Trong nhiều năm qua các Doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các tập đoàn, các tổng công ty 91, tổng công ty 90, các dạng PMU … được đầu tư và ưu đãi quá nhiều ”

ốm yếu ở không ít DNNN, cho nên biện pháp siết chặt tín dụng và hạn chế đầu tư ở các nhóm lợi ích nay mới được đặt ra. Quả thực đây là một cơ hội vàng.

2.3.2. Tiêu cực

Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.

Tóm lại thì cần xác định các đặc điểm kinh tế xã hội của riêng mình để xem với tình hình như mình thì ở mức bao nhiêu là vừa, không máy móc theo những nước khác.

Nhà đầu tư hiện nay đang đứng trước sự lựa chọn cam go đầu tư vào đâu để vừa bảo toàn vốn, vừa sinh lợi trước sự phức tạp của các thị trường.

Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.

Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.

Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với

doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.

Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.

Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.

Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w