GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 33)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT

2.4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Lạm phát đang có nguy cơ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng, tăng cao hơn lãi suất tiết kiệm, tác động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá vật liệu xây dựng và thực hiện vốn đầu tư, đến thu nhập thực tế và đời sống của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp. Chính phủ đã có chỉ thị, đồng thời các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp để chặn lạm phát. Việc lựa chọn ưu tiên và điều hòa "liều lượng" của những giải pháp này như thế nào?

Trước hết là tăng cung hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo đảm cung - cầu để thực hiện giải pháp tổng hợp này, cần quan tâm tới cả ba nguồn.

Nguồn thứ nhất là sản xuất trong nước. Phần tăng chậm, thậm chí bị giảm hiện nay, chủ yếu rơi vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là lương thực - thực phẩm, vật liệu xây dựng, điện… Một mặt cần phòng chống thiên tai, dịch bệnh để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Mặt khác cần "lấy mùa bù chiêm", lấy thực phẩm khác bù cho nguồn thực phẩm từ gia súc, gia cầm; phòng dịch bệnh nhưng không kỳ thị việc tiêu thụ thực phẩm từ gia súc, gia cầm, nếu những sản phẩm đó được xác định là sạch và việc chế biến bảo đảm, không ăn tiết canh…

Nguồn thứ hai là kiểm tra các đơn vị, nhất là các đơn vị cung ứng lớn để xử phạt nghiêm tình trạng găm hàng chờ giá; kiểm tra xử phạt tình trạng "té nước theo mưa" - một tình trạng thường xảy ra mỗi khi giá cả tăng.

Nguồn thứ ba là tăng nhập khẩu. Sẽ có ba trường hợp xảy ra. Một, nhập siêu sẽ gia tăng trong khi mức nhập siêu trong bảy tháng đã lớn hơn mức nhập siêu cả năm từ trước tới nay. Hai, giảm tỷ giá VNĐ/USD - tức là tăng giá nội tệ - nhưng vẫn cần mua ngoại tệ trong điều kiện lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam tăng ở tất cả các nguồn. Nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) 7 tháng theo đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 7,5 tỉ USD, cao gần gấp rưỡi cùng kỳ; thực hiện đạt gần 2,3 tỉ USD, tăng 20%. Nguồn đầu tư gián tiếp (FII) tính đến nay theo thị giá lên đến trên 6,2 tỉ USD. Nguồn đầu tư gián tiếp đang tích cực giải ngân và khả năng cả năm sẽ vượt 2 tỉ USD, tăng ít nhất 10% so với năm trước.

Nguồn kiều hối (bao gồm cả lượng tiền của Việt kiều gửi về giúp gia đình người thân, cả lượng tiền của những người đi xuất khẩu gửi về) tiếp tục tăng. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam tăng do lượng khách tăng 14,6%. Trong điều kiện USD giảm giá trên thị trường thế giới, nhưng vẫn tăng nhẹ ở Việt Nam thì lượng USD đổ vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh và giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ vẫn còn "đắt" kép.

Ba, thu ngân sách từ nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng do giảm thuế suất thuế nhập khẩu. Tác động này cần và có thể được xử lý bằng các biện pháp khác để bù vào,

thậm chí cần phải giảm chi ngân sách trên cơ sở đẩy mạnh tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát. Tuy nhiên, giảm thuế nhập khẩu là để giảm giá tiêu dùng, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nếu không quản lý tốt sẽ rơi vào các nhà nhập khẩu.

Một giải pháp trực tiếp và cực kỳ quan trọng trong thời gian này là thu hút tiền từ lưu thông về ngân hàng để giảm áp lực tăng giá. Các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi, khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng muộn, nhưng lại rất mạnh và rất cần thiết, cần tiếp tục thực hiện và tạo sự đồng thuận.

Cần áp dụng thêm các biện pháp khác như phát hành trái phiếu, nâng lãi suất huy động vốn. Ngân hàng thương mại cần chấp nhận giảm lãi, thậm chí tạm thời lỗ vào lúc này (nhưng tính chung cả năm vẫn lãi) để chặn đứng lạm phát. Đối với những công trình xây dựng có thể cần cân nhắc, nếu thấy chưa thật cần thiết thì tạm hoãn để tránh đưa vốn ào ạt ra lưu thông trong khi chưa ra sản phẩm để cân đối tiền - hàng.

Một trong những nguyên nhân làm cho giá cả tăng có một phần là do công tác quản lý nhà nước về giá cả chưa thật tốt, biểu hiện trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là việc kiểm tra, thanh tra tình trạng "té nước theo mưa", tình trạng lạm dụng độc quyền nhà nước để độc quyền giá cả, tình trạng găm hàng chờ giá.

Những nhà sản xuất, kinh doanh cũng cần đẩy mạnh bán ra vừa lấy tiền quay vòng vốn nhanh, vừa tận dụng thời cơ giá cả đang ở đỉnh cao, vừa góp phần hỗ trợ người tiêu dùng- người mua, "thượng đế" của người sản xuất, người bán hàng!

Ngoài những vấn đề trên thì chúng ta còn cần lưu ý đến một vấn đề đó là nông nghiệp vì đây là “thủ phạm” chính gây lạm phát cao ở nước ta hiện nay.

Trước hết, các số liệu thống kê về giá tiêu dùng của nước ta cho thấy, giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống càng ngày càng giữ vai trò “thủ phạm” chính dẫn đến giá tiêu dùng tăng mạnh trong 11 tháng qua.

Cụ thể, ở thời điểm tháng 7, tuy chỉ chiếm 42,85% trong “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội”, nhưng do giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh 8,50%, cho nên đã chiếm 58,84% trong tổng mức tăng 6,19% của giá tiêu dùng, trong khi giá của 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ chiếm tỷ trọng 57,15% do chỉ tăng 4,46%, cho nên chỉ chiếm 41,16%.

Tiếp theo, liên tục trong 4 tháng thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế giá cả thị trường gần đây, do các nhóm hàng này vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá như vậy, cho nên tỷ trọng tương ứng của chúng trong tổng mức tăng của giá tiêu dùng lần lượt là: tháng 8: 59,79% và 40,21%; tháng 9: 61,87% và 38,13%; tháng 10: 62,18% và 37,82%; còn tháng 11 đạt kỷ lục 63,84% và 36,16%.

Thực tế đó cho thấy hai điều rất quan trọng sau đây:

Thứ nhất, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ngày càng giữ vai trò chủ yếu trong việc đẩy giá tiêu dùng tăng cao trong những tháng qua, và ngược lại, cho dù chiếm tỷ trọng lớn hơn gấp 1,33 lần, nhưng 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giữ vai trò ngày càng giảm.

Thứ hai, tổ hợp các giải pháp kiềm chế giá cả thị trường đã được áp dụng trong 4 tháng qua tỏ ra ít tác dụng hơn đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống so với 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng còn lại.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, việc kiềm chế giá cả thị trường trong thời gian tới có thành công hay không là tùy thuộc rất nhiều vào việc có đẩy mạnh sản xuất nông sản được hay không.

Làm được như vậy, không những sốt nóng giá lương thực, thực phẩm nói riêng và nông sản nói chung chỉ là vấn đề nhỏ chắc chắn sẽ được giải quyết, mà cái được còn lớn hơn gấp bội là tạo ra nền tảng vững chắc để đất nước có thể phát triển bền vững trong những năm sắp tới.

KẾT LUẬN

Lạm phát là con dao hai lưỡi, nó vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng tác động tiêu cực của nó thì gây hậu quả nặng nề hơn là những gì mang lại được từ tác động tích cực.

Hậu quả của lạm phát xảy ra ở Việt Nam thì chưa đến mức nặng nề nhưng nếu không có các biện pháp đồng bộ và hữu hiệu thì hậu quả của nó khó mà lường hết được. Việt Nam là một nước đang phát triển nên cần thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao như hiện nay thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lần lượt rút vốn ra khỏi thị trường nước ta gây nền sự hỗn loạn như đã từng xảy ra vào cuộc khủng hoảng năm 1997 ở Châu Á. Bên cạnh đó, đại bộ phận dân cư nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn nên việc các mặt hàng đua nhau tăng giá đã ảnh hưởng nặng đến đời sống của mọi người dân. Do đó, nếu Đảng, Nhà nước và Chính phủ không thực hiện được những giải pháp nhằm bình ổn giá thì tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ hết sức hỗn loạn tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tiến hành chống phá nước ta.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w