THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
2.1.2. Vì sao lạm phát cao?
Có thể trả lời ngay vì nước ta bị ảnh hưởng nặng của trường phái "lạm phát giá cả" nên đã công bố một chỉ số giá đồng nhất tăng giá với lạm phát (9,5% năm 2004). Các nước cùng hoàn cảnh bị cúm gia cầm như ta, lại tiêu thụ xăng nhiều hơn, như Trung Quốc chiếm 7,2% mức tiêu thụ xăng của thế giới nhưng chỉ số giá cả cũng chỉ có 4%, Thái Lan chỉcó 2,5%. Ngay chỉ số giá do IMF ước tính cho VN năm 2005, cũng chỉ là 3%... chứ không phải là 6,5% như dự kiến.
Từ năm 1992 ảnh hưởng xấu của trường phái "lạm phát giá cả" đã được cảnh báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Cho nên để VN ta không còn bị lạm phát cao hơn các nước, cần phân tích những sai lầm của trường phái "lạm phát giá cả" để không còn tình trạng phối hợp không đồng bộ: Ngân hàng nhà nước theo trường phái lạm phát tiền tệ nói lạm phát cơ bản chỉ có 5%, còn Bộ Tài chính lại cứ theo trường phái "lạm phát giá cả" trích ngân sách 10.000 tỷ năm 2004 và dự kiến 17.000 tỷ cho năm 2005, hi vọng giữ được giá dầu tăng lên từ thị trường thế giới. Thực ra Bộ Tài chính cũng chả có lỗi gì vì khi học đại học, cuốn sách kinh tế học của Samuelson đã được dùng phổ biến trong giảng dạy.
Thực tế giá dầu vẫn tăng từ 50 USD/thùng năm lên 70 USD như hiện nay chứng tỏ giữ đứng giá dầu chỉ là ảo tưởng vì như thế là không chấp nhận mặt bằng giá mới do cơn sốc giá dầu lửa tạo ra. Giá dầu tăng là do cung nhỏ hơn cầu về dầu lửa. Bỏ hàng núi tiền của ngân sách để trợ giá như vậy chả khác gì bất chấp quy luật thị trường; cũng như không chấp nhận thiên nhiên chỉ ban tặng cho trái đất những mỏ dầu có hạn và đang bị khai thác cạn kiệt dần.
Vì thế các sai lầm của trường phái "lạm phát giá cả" như sau:
Nhầm lẫn cuộc khủng hoảng nguyên nhiên liệu truyền thống với lạm phát, gọi là lạm phát chi phí đẩy. Samuelson đã nhầm lẫn hai cơn sốc dầu lửa này với lạm phát và gọi đó là lạm phát chi phí đẩy với định nghĩa: "Lạm phát xảy ra do chi
ớt được gọi là “lạm phát chi phí đẩy” Nếu nguyên nhân của lạm phát tiền tệ là do cung tiền tệ lớn hơn nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ thì nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy là do chi phí tăng lên. Tất nhiên phương thuốc đặc trị cho loại "lạm phát chi phí đẩy" phải là hạ chi phí. Samuelson đã không tìm giải pháp hạ chi phí và không viết một dòng nào để chứng minh là thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất tới 20% có thể hạ chi phí thay cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhầm lẫn giá cả tăng là hậu quả của lạm phát thành nguyên nhân gây lạm phát dẫn tới sai lầm cho rằng có cả lạm phát vàng. Với quan niệm cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát như vậy chả khác gì đảo lộn luật nhân quả.
Ngoài ra, Samuelson còn lẫn lộn kinh tế với tiền tệ trong định nghĩa về lạm phát cầu kéo. Theo định nghĩa: “Lạm phát cầu kéo diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu”, phản ánh quan hệ kinh tế tổng cầu lớn hơn tổng cung. Samuelson đã nhầm lẫn tổng cầu lớn hơn tổng cung, hiện tượng kinh tế, với cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ, là hiện tượng tiền tệ. Vì gọi đó là "lạm phát" nên Samuelson yên chí là dùng các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ hóa giải được mất cân đối tổng cung nhỏ hơn tổng cầu.
Thấy rõ nguyên nhân thực của lạm phát cao (9,5%) của VN, việc tìm ra phương thuốc ngăn chặn nó đã xuất hiện: đó là cần sửa ngay cách tính chỉ số giá cả bằng cách loại trừ giá dầu và giá nông sản nhạy cảm với thiên tai ra khỏi chỉ số giá cả. Nếu VN sửa ngay từ cách tính chỉ số giá như các nước này thì chỉ số giá cả năm 2004 đã chỉ còn 5%. Đặc biệt, sẽ không một cửa hàng đầu cơ nào dám nâng giá tới 10% như năm 2004 và mức lạm phát của ta sẽ không cao hẳn lên so với các nước này.