1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar

96 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Bước vào đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên con đường hội nhập nhằm bắt kịp các nước tiên tiến và phát triển trên thế giới, chính vì thế mà Đảng và nhà nước đã có chủ trương đổi mới, tăng cường giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế và tài chính. Với bước chuyển từ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa và có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển ổn định, bền vững hướng đến mục tiêu sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước được tiến hành theo phương châm: “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt…”. Từ đó việc khẳng định nông nghiệp nông thôn có vị trí chiến lược trong nền kinh tế, mà đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế hộ. Bởi kinh tế hộ là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta, là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế nông hộ có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm mà với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật như ngày nay, vẫn chưa một ngành nào có thể thay thế được. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông, đã góp phần vào việc tăng số lượng và chất lượng nông sản xuất khẩu, tăng tích lũy ngoại tệ góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình trên 5%/năm. Trồng 1 trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động. Nông sản chủ lực đều tập trung vào cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với qui mô lớn như cà phê, cao su,…Năm 2008, khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 800 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các loại 750 ngàn tấn, Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt gần 4,5 triệu tấn, chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm,… Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đó là vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy tiến vốn, ngoại tệ (tư bản): tạo ra nguồn xuất khẩu các nông sản chủ lực và quan trọng góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ cho phát triển và xây dựng đất nước. Ngoài ra, nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công nghiệp, vừa là nguồn cung cấp nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa; Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển , phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm cho hơn 50% lao động của trong nước. Nền nông nghiệp nông thôn của chúng ta vẫn đang ở tình trạng khá nghèo nàn lạc hậu, trình độ canh tác, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất thấp, năng suất chưa cao, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, mà trước hết là giải quyết nhu cầu bức thiết về vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, bởi thực tế cho thấy khả năng tích tụ tập trung vốn của các hộ nông dân là thấp, tình trạng thiếu vốn đã hạn chế lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh, cơ giới hóa nông nghiệp. Từ yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã ra đời và nhanh chóng phát triển trên khắp cả nước, thiết lập quan hệ tín dụng với hộ sản xuất nông nghiệp đến tận cấp xã, phường, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Tạo được kênh dẫn vốn sâu rộng cho sản xuất nông nghiệp như hiện nay đã là một thành công lớn của NHNo&PTNT Việt Nam (AGRIBANK), nhưng bên cạnh việc xây dựng về số lượng các cơ sở tín dụng, thì 2 mặt chất lượng tín dụng cũng được ngân hàng ngày càng chú trọng nâng cao, để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn sản xuất, một mặt đáp ứng đòi hỏi khi mở cửa thị trường tài chính tín dụng theo lộ trình hội nhập WTO. Ea Kar là một trong các huyện có sự phát triển ổn định và nhanh chóng trong những năm gần đây của tỉnh Đắk Lắk. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng cơ cấu và qui hoạch sản xuất ngày càng được tổ chức hợp lý hơn đã đem lại diện mạo mới cho kinh tế huyện. Trong đó, phải kể đến những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ea Kar, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đã thực hiện huy động và cho vay vốn có hiệu quả, ngày càng khẳng định vai trò là kênh cung ứng vốn tín dụng hàng đầu cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tải vốn đã gặp những khó khăn nhất định, cụ thể: việc sản xuất nông nghiệp của các hộ gặp nhiều rủi ro về thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, giá cả luôn biến động tăng giảm không ổn định đã gây khó khăn lớn trong việc kinh doanh tiền tệ, cụ thể là chất lượng tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ những luận điểm, thực tiễn và qua khảo sát tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”, nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng, từ đó và đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar trong thời gian tới, góp phần vào mục tiêu phát triển chung nâng cao hiệu quả kinh doanh . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Việc nghiên cứu đề tài về phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk nhằm góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngân hàng, tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng, lý thuyết hộ, kinh tế hộ và hoạt 3 động tín dụng nông nghiệp nông thôn. - Phân tích tình hình cấp tín dụng đến hộ sản xuất nông nghiệp, thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar. - Trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng tín dụng và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar nói riêng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh nói chung trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar thông qua các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh . 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ea Kar và một số hộ nông dân vay vốn của ngân hàng trên địa bàn huyện Ea Kar. 1.4.2 Phạm vi nội dung - Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay vốn tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar. - Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để nắm bắt được chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. - Xác định các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng chất lượng tín dụng, qua đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. 4 CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm địa bàn huyện Ea Kar. 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lí. Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính huyện Ea Kar Huyện Ea Kar thành lập tháng 12/1985, diện tích tự nhiên 103,747 ha, gồm 14 xã và 2 thị trấn. Huyện nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, theo trục quốc lộ 26 cách thành phố Buôn Ma Thuột 50 Km về phía tây và cách thành phố Nha Trang 120 Km về phía đông. Về vị trí địa lí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện A Yun Pa của tỉnh Gia Lai và một phần huyện Krông Năng. - Phía Nam giáp huyện Krông Bông. - Phía Đông giáp huyện M’Dắk. 5 - Phía Tây giáp huyện Krông Păk và một phần của huyện Krông Năng. 1.1.2. Khí hậu, thời tiết. Huyện Ea Kar nằm ở độ cao trung bình 540 m, có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 23 o C, tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ chênh nhau từ 2 đến 3 o C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 mm, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. 1.1.3. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng. Địa hình huyện Ea Kar tương đối bằng phẳng so với các huyện khác trong tỉnh. Ở Ea Kar không có sông lớn, việc đi lại thuận tiện hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Với diện tích tự nhiên 103,747 ha, trong đó: có 44.941 ha đất nông nghiệp, 27.446 ha đất lâm nghiệp, 541 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1 Điều kiện kinh tế Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là: nông – lâm – công nghiệp, xác định nông nghiệp giữ vai trò then chốt, trọng tâm là cây lương thực, thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao như: cà phê, tiêu, điều. Từ năm 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm là 14,9%. Giá trị sản xuất đến năm 2010 là 1.646 tỷ đồng, tăng 844 tỷ đồng so với năm 2005, dự kiến đến cuối năm 2011 là 1.866 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2010 là 13,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng Nông – lâm nghiệp chiếm 55%, giảm 7% so với năm 2005. - Về nông nghiệp - lâm nghiệp: chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, song năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, giá trị sản xuất bình quân đạt 15,5%. Đến nay, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp đạt 907 tỷ đồng, cao hơn 412 tỷ đồng so với năm 2005, dự kiến năm 2011 đạt 981 tỷ đồng. 6 + Lĩnh vực trồng trọt từng bước phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, cuối năm 2010 tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 67.765 ha (tăng 8.000 ha so với 2005), lương thực bình quân đầu người là 890kg/người/năm + Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tốt, giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, các quy mô bò lai, gà vịt siêu trứng, heo siêu nạc và mô hình chăn nuôi trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, tổng đàn gia súc trên địa bàn là 133.860 con, trong đó: đàn trâu 5.160 con, đàn bò 28.700 con, đàn heo 100.000 con, đàn gia cầm dự kiến đạt 1.000.000 con vào năm 2011. Lượng thịt hơi đạt 31.000 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.250 ha, sản lượng thủy sản đánh bắt hàng năm đạt 2.310 tấn. Huyện đã thành lập hội chăn nuôi và xây dựng được thương hiệu sản phẩm thịt bò Ea Kar. + Lâm nghiệp có sự chuyển biến trong cơ chế quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thực hiện việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hàng năm đạt 38.700 ha. - Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: + Có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,8%. Cùng với việc phát huy hiệu quả của 11 nhà máy, xí nghiệp chế biến công nghiệp và hàng ngàn cơ sở sản xuất chế biến nông – lâm sản, khai thác khoáng sản, cơ khí sửa chữa máy nông nghiệp. Cụm công nghiệp Ea Đar đã ổn định việc bố trí, quy hoạch sử dụng đất cho 11 nhà đầu tư với diện tích đất sử dụng là 33,5 ha, đã có 4 doanh nghiệp đi vào hoạt dộng. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 450 tỷ đồng. + Xây dựng phát triển công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, theo hướng hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp thị trấn Ea Kar lên đô thị loại 4. Trong 5 năm thi công đưa vào sử dụng 148 công trình, hạng mục công trình với tổng đầu tư 668,125 tỷ đồng, gồm 47 công trình phục vụ giáo dục và đào tạo; 07 công trình y tế, 45 công trình giao thông, 15 công trình thủy lợi, 07 công trình điện. + Hoạt động này trên địa bàn huyện lại phát triển nhanh với nhiều hình thức như trung chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ, vận tải hành khách, nhất là khu chợ 7 trung tâm huyện hoạt động mua bán diễn ra hết sức sầm uất. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 34,45%, doanh thu năm 2010 đạt 20,83 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2005.Trong vòng 5 năm qua, trên toàn huyện đã xây dựng được 0,58 km đường bê tông – nhựa, 73 km đường đá dăm láng nhựa, 152,7 km đường cấp phối. - Về thương mại, dịch vụ: Có bước phát triển cả về quy mô và ngành nghề. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đến năm 2010 đạt 2.304 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 18,4%, cụ thể: + Dịch vụ bưu chính - viễn thông được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay 100% thị trấn đều có điện thoại, bình quân có 40 máy điện thoại/100 dân. + Huy động vốn đầu tư xã hội tăng mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư và phát huy hiệu quả. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 1.050 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng từ 150 đến 200 tỷ đồng. + Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 02 chợ ở thi trấn, 10 chợ nông thôn các xã, khu tập trung dân cư; 187 trang trại, 20 hợp tác xã (HTX), 3.161 cơ sở sản xuất kinh doanh . - Công tác tài chính - ngân hàng: Năm 2010, thu ngân sách huyện đạt 89,995 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 20,2%/ năm. 1.2.2. Điều kiện xã hội - Dân số huyện Ea Kar năm 2010 có 180.246 người, với mật độ dân số là 173,736 người/km 2 , tỷ lệ sinh là 1,6%, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, đất đai màu mỡ, rộng lớn, điều kiện khí hậu khá ôn hòa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nên lượng dân di cư từ nhiều tỉnh thành đến sinh sống, lập nghiệp ngày càng có xu hướng tăng lên. Diện tích rộng lớn với mật độ dân số thưa, dân số của huyện khá trẻ tạo nguồn lao động dồi dào cho phát triển sản xuất, tuy nhiên trình độ lao động thấp vì vậy vẫn còn nhiều khó khăn. - Về giáo dục và đào tạo: Tỷ lệ trẻ em đến trường hàng năm đạt 98%. Toàn huyện có 73 trường học với 1.159 lớp, 38.364 học sinh, có 24 trường đạt chuẩn quốc gia, 1 trường dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 11.718 8 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 5 năm qua, đã xây mới 292 phòng học và nhà công vụ cho giáo viên. Huyện đã được công nhận hoàn thành về chương trình phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010. - Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, cơ sở vật chất khám chữa bệnh được nâng cấp. - Công tác văn hóa thông tin – thể thao truyền thanh, truyền hình: Được đầu tư và phát triển khá tốt. - Công tác xóa đói giảm nghèo, các vấn đề về an sinh xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động bình quân hàng năm trên trên 3.000 người, giải quyết vay vốn tạo việc làm cho 1.800 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 30,23% đến cuối năm 2010 còn 13,29%, giảm 16,94%. [5] 1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 1.3.1. Thuận lợi Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô rộng gần 28.000 ha, có nhiều gỗ quý với hệ sinh thái phong phú. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội khá nhanh và ổn định, đặc biệt ở những khu vực trung tâm hai thị trấn và một số xã. Huyện Ea Kar, với trung tâm là thị trấn Ea Kar, được xem là rốn của các huyện phía Đông Đắk Lắk, thuận lợi cho phát triển thương mại, giao thương giữa các vùng miền, nên đầu tư xây dựng huyện là một phần nằm trong chiến lược phát triển kinh tế phía đông của tỉnh. Trên địa bàn thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã xây dựng chi nhánh và đi vào hoạt động, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, dân cư, hộ sản xuất trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, cụ thể có: - NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ea Kar. - NH đầu tư và phát triển chi nhánh huyện Ea Kar. - NH chính sách. - NH Sacombank chi nhánh huyện Ea Kar. 9 - NH Đông Á chi nhánh huyện Ea Kar. - Quỹ tín dụng Nhân dân Huy hoàng - Ngân hàng Á châu 1.3.2. Khó khăn - Địa bàn huyện trải rộng, đi lại khó khăn, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp. - Về văn hóa, xã hội: Ea Kar là quê hương chính của đồng bào Ê Đê, với 16 dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, việc giao lưu văn hóa và kinh tế còn nhiều hạn chế. - Cơ sở kinh tế ban đầu của huyện còn thấp, phát triển chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong nông nghiệp vẫn còn tình trạng quảng canh và du canh, dân cư trong huyện chưa ổn định, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Quan hệ sản xuất mới chưa được củng cố, vùng đồng bào dân tộc và vùng kinh tế mới chưa ổn định, bộ máy quản lý tổ chức các cấp còn kém hiệu lực. - Tình hình an ninh chính trị của tỉnh và của huyện diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và bọn phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta trên nhiều lĩnh vực, bọn cầm đầu FULRO lưu vong tăng cường hoạt động móc nối, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ và kích động đồng bào dân tộc thiểu số gây ra các cuộc bạo loạn vào tháng 2– 2001 và tháng 4 – 2004, tổ chức nhiều vụ gây rối. 2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk 2.1. Sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh Ea Kar. Được thành lập vào 24/12/1988, là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk với chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng và thanh toán, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam với sự tự chủ, linh hoạt của bộ máy tổ chức, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ea Kar đã từng bước điều chỉnh khắc phục những khó khăn, vươn lên trở thành ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn huyện. Góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . Ngay sau khi được thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT Ea Kar đã không 10 [...]... một ngành sản xuất đặc biệt và gắn liền với đất đai, cây trồng, vật nuôi và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện của tự nhiên 1.2 Đặc điểm và vai trò của tín dụng với phát triển nông nghiệp và nông thôn 1.2.1 Đặc điểm của tín dụng với phát triển nông nghiệp và nông thôn - Trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, nhà sản xuất (nhà doanh nghiệp, hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, ... và phát triển của quan hệ hoạt động tín dụng trong nông thôn [2] 1.2.3 Vai trò của tín dụng với phát triển nông nghiệp và nông thôn Từ những đặc điểm trên, tạo ra tính đặc thù về sử dụng các quan hệ tín dụng trong khu vực nông nghiệp và nông thôn nên tín dụng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn có vai trò như sau: - Góp phần tạo ra và duy trì qui mô kinh doanh phù hợp: Để tăng kết quả sản xuất. .. toán, thiếu dự trử cho sản xuất, Ngoài ra, tín dụng có thể có nhiều vai trò khác tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng của tín dụng của từng doanh nghiệp, hộ nông dân, Điều đó phụ thuộc vào khả năng quản lý và những điều kiện sản xuất kinh doanh của từng cơ sở sản xuất 1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) 1.3.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng nói chung Tín dụng ngân hàng nói... nào đó và trong xã hội đã xuất hiện một tác nhân giúp đỡ cho sự trao đổi về vốn được thuận lợi, các tổ chức tín dụng ra đời Ngày 30 nay, hoạt động của tín dụng càng phong phú và đã làm cho nhiều hình thức tín dụng ra đời như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng tư nhân, tín dụng tiêu dùng, tín dụng hợp tác xã, tín dụng quốc tế Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, sản xuất nông nghiệp. .. động của hộ sản xuất - Giúp cho hộ SXNN nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hoạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường 1.4 Phân loại tín dụng ngân hàng - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn một năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu cá nhân và hộ gia đình + Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có... + Tín dụng không có có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba Loại tín dụng áp dụng cho khách hàng truyền thống có hệ số tín nhiệm cao - Căn cứ mục đích tín dụng: + Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, ... dụng các quan hệ tín dụng nông thôn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nông thôn - Sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp và khu vực kinh tế nông thôn nhìn chung do trình độ kỹ thuật chưa cao, kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường thấp nên trong thực tế không khuyến khích phát triển các quan hệ tín dụng - Các ngành nghề sản xuất - kinh doanh trong nghiệp và nông thôn có chu kỳ sản. .. Đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro + Mở rộng được các loại hình dịch vụ khác 1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất nông nghiệp - Tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng để huy động và cung ứng vốn cho hộ sản xuất với mục đích chính là phát triển sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ - Góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất đai phát... toàn kinh tế và xã hội, nhưng tỷ trọng về thu nhập thấp và tỷ trọng về lao đông và dân cư trong khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn rất cao Chính vì thế, tín dụng nông thôn là công cụ đắc lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế và xã hội nông thôn, là công cụ để huy động các khả năng từ bên ngoài đầu tư cho phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn 1.2.2 .Nông nghiệp và nông thôn ảnh... các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải đáp ứng cho phù hợp Tín dụng là nguồn quan trọng cho chương trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Giải quyết các biến động trong sản xuất kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp có tính chất thời vụ, do đó nhu cầu về chi tiêu và thu nhập 33 tạo ra thường không trùng khớp về thời gian Cho nên, việc sử dụng vốn tín dụng có thể . tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”, nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng. giá chất lượng tín dụng để nắm bắt được chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. - Xác định các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng chất lượng tín dụng, qua đó đề xuất giải pháp. phần vào mục tiêu phát triển chung nâng cao hiệu quả kinh doanh . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Việc nghiên cứu đề tài về phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w