Xác định mở rộng đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, cụ thể là hộ sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 90 - 95)

hộ sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ của ngân hàng.

- Mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, đảm bảo ngân hàng thu nợ, thu lãi đầy đủ, đúng hạn, các hộ SXNN được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu về vốn và các dịch vụ khác để sản xuất kinh doanh có lãi.

- Tăng cường công tác huy động vốn, chú trọng huy động nguồn vốn từ khu vực dân cư, nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, quan tâm đến nguồn vốn huy động từ hộ nông dân để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay của chính các nông hộ trên địa bàn.

- Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, coi đây là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mạng lưới trên địa bàn, đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, gắn với việc nâng cao chất lượng phục vụ.

1.3.2. Mục tiêu phát triển:

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh những thuận lợi cho ngành ngân hàng nói chung, thì cũng có không ít những khó khăn mà hệ thống các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Trong thế cạnh tranh chung giữa các ngân hàng trên địa bàn huyện, và sắp tới đây sự cạnh tranh sẽ còn tăng khi tiến trình gia nhập WTO càng được đẩy mạnh.Từ những thách thức đó, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ea Kar đã đề ra những mục tiêu phấn đấu:

tiếp theo phát triển tốt hơn. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đưa các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sang một bước mới, thực hiện kinh doanh đa năng với nhiều loại sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng với mọi thành phần kinh tế.

- Phải nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu là nông nghiệp, nông thôn, cụ thể, không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp.

2. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk em đã rút ra được một số kết luận như sau:

- Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Ea Kar đến các chủ thể kinh tế nói chung, đến hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nói riêng đã tạo ra đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển chung, đã làm cho tình hình kinh tế xã hội của huyện Ea Kar có những chuyển biến tích cực. Mặc dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hoạt động của ngân hàng chịu nhiều tác động tiêu cực từ tình hình tài chính tín dụng trong nước và thế giới, thêm vào đó hoạt động sản xuất của nông hộ cũng bị ảnh hưởng của biến động giá, của thị trường thế giới, của diễn biến thiên tai dịch bệnh khiến cho nhu cầu vay vốn của nông hộ giảm đi trông thấy nhưng bằng những nỗ lực và điều chỉnh của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, đảm bảo là tăng trưởng và hiệu quả, dư nợ tín dụng hộ ngày một tăng, cụ thể: từ 71.399 triệu đồng (2008) lên mức 79.064 triệu đồng (2009) và đến năm 2010 đã là 93.095 triệu đồng. Giúp dư nợ bình quân/ hộ tăng từ 10,139 triệu đồng năm 2008 lên 13,38 năm 2010. Thể hiện việc đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu vốn cho nông hộ là cơ sở giúp hộ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, từ đó đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn.

- Bên cạnh mở rộng quy mô món nợ thì điều quan trọng cho thấy ngân hàng luôn giữ vững mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng chung của ngân hàng trước đòi hỏi hội nhập và phát triển. Cụ thể:

Quy mô nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu: Nợ quá hạn và quy mô nợ xấu có chiều

hướng giảm rõ rệt qua ba năm, cụ thể: Năm 2008, nợ quá hạn là 1.785 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 chỉ còn 1.581 triệu đồng, đến năm 2010 dù dư nợ tăng rất

mạnh nhưng nợ quá hạn chỉ tăng 1,21%. Quy mô nợ xấu có tốc độ giảm nhanh hơn: Từ 1.071 triệu đồng năm 2008, năm 2009 nợ xấu giảm xuống 11,41%, xuống còn 949 triệu đồng, năm 2010 tốc độ giảm của nợ xấu lên đến 21,50% so với năm 2009.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đối với nông hộ luôn thấp hơn rất nhiều so với quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù nợ quá hạn bình quân/ hộ có chiều hướng tăng các năm: Năm 2008 mới chỉ có 0,39 triệu đồng/ hộ, năm 2009 đã tăng gần gấp hai lần khi lên đến 0,63 triệu đồng/ hộ, và đến năm 2010, con số này đã lên đến 1,21 triệu đồng/ hộ. Nhưng tỷ lệ nợ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đều có tốc độ giảm đều qua các năm: Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,5% thì năm 2009 còn 2%, đến năm 2010 chỉ còn 1,8%. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 1,5% (2008), xuống còn 0,8% (2010). Cho thấy công tác quản lý giảm thiểu các khoản nợ này là khá tốt.

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng và hiệu suất sử dụng vốn tín dụng đối

với nông hộ tại ngân hàng: Tỷ suất lợi nhuận qua ba năm theo chiều hướng tăng,

năm 2009, tỷ suất lợi nhuận tăng 8,33% so với tỷ suất lợi nhuận của năm 2008, và đạt 52%. Đến năm 2010 tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận chậm lại chỉ còn 2,88% so với tốc độ tăng của năm 2009/2008.

Nợ khó đòi: Nợ khó đòi đối với các món vay của nông hộ tại ngân hàng đang có chiều hướng tăng lên qua các năm, đây là một khuynh hướng không tốt cho mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ ló đòi/ tổng dư nợ của ngân hàng giảm xuống và so với mức bình quân chung của các ngân hàng khác trên địa bàn là thì tỷ lệ này là khá thấp, tuy nhiên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để hạn chế gia tăng nợ khó đòi.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại ngân hàng không ngừng được trẻ hóa và nâng cao về trình độ chuyên môn nhất là cán bộ tín dụng được khách hàng đánh giá khá tốt, nhiệt tình trong công việc, hình ảnh, uy tín của ngân hàng ngày càng được biết đến nhiều hơn.

Đánh giá các chỉ tiêu cụ thể thì chất lượng tín dụng đối với nông hộ tại NHNo&PTNT ở mức tốt, và ngày càng được nâng lên. Không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn đo lường theo quy định của NHNo&PTNT cấp trên mà ngoài việc cung cấp nguồn vốn cho đầu tư của nông hộ, ngân hàng còn tìm hiểu thêm các thông tin cần

thiết để tư vấn giúp cho hoạt động sử dụng vốn của hộ ngày càng hiệu quả hơn. Chính những điều này đã mang lại uy tín, chất lượng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nên ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình là sự lựa chọn số một của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4. Kiến nghị

Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà cụ thể là phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp, là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách trong bối cảnh cần đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, đi cùng với việc mở rộng về quy mô vốn tín dụng đối với nông hộ thì vấn đề chất lượng tín dụng cần phải quan tâm để nâng cao hơn nữa, bởi đó là một đòi hỏi cho quá trình đạt chuẩn khi gia nhập WTO, cũng là một mục tiêu cho sự phát triển chung. Để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ SXNN từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT huyện Ea Kar nói riêng và của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

* Về phía Chính phủ: Cần có những chủ trương, chính sách phù hợp, tạo môi trường pháp lý để bảo vệ lợi ích cho hộ sản xuất nông nghiệp. Có chính sách hỗ trợ giá cả của một số mặt hàng nông sản, và lãi suất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của cơn bão suy thoái tài chính thế giới, tình hình lạm phát gia tăng và sự bất ổn của giá cả, đã gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của ngân hàng, nên đòi hỏi có nhiều những chính sách thiết thực hơn, linh hoạt hơn nhằm hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng nhanh chóng hồi phục và đi vào phát triển.

* Về phía Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: Cần bổ sung nguồn vốn trung và

dài hạn cho hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu của người nông dân.

* Về phía địa phương :

- Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Ea Kar nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các văn bản pháp quy của Nhà nước, để chỉ đạo thực hiện kịp thời với các cơ quan ban ngành địa phương, đặc biệt là đối với cơ quan toà án, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng để giải quyết những vấn đề có liên quan như phát mại tài sản thu hồi vốn về cho Nhà nước.

- Hiện nay, nhiều nông hộ còn gặp khó khăn trong việc đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để tạo điều kiện cho các hộ SXNN tiếp cận vay vốn ngân hàng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Ea Kar sớm tiến hành tạo điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất để hộ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Ea Kar:

- Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các nhóm hộ, có sự phân chia thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của nông hộ một cách tốt nhất. Qua đó làm tăng ưu thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cường công tác đào tạo, thu hút nhân lực có trình độ, có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần trẻ hoá hơn nữa đội ngũ cán bộ.

- Ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài để đảm bảo tính cạnh tranh vững chắc đối với các Ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, thế mạnh của mình một cách rộng rãi trong dân cư, nhất là đến người nông dân, nhằm thu hút lượng khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn.

- Cải tiến cơ chế thủ tục và hình thức cho vay đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố cần thiết để bảo đảm quản lý tiền vay và thu hồi nợ.

- Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác cũng như các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác và các cơ quan ban ngành trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của Ngân hàng.

*Đối với hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện:

- Cần lập kế hoạch sản xuất, sử dụng vốn vay thật cụ thể và tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định vay vốn tại ngân hàng, nhất là sự tư vấn từ phía cán bộ tín dụng.

- Hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ ngân hàng trong quá trình làm thủ tục thẩm định, vay vốn và hoàn trả nợ vay đúng hạn.

- Hỗ trợ, cung cấp thông tin chính xác, cụ thể về các tình hình liên quan khi cán bộ tín dụng yêu cầu

- Mạnh dạn đề nghị, đóng góp ý kiến với ngân hàng về những gì đạt được cũng như chưa đạt, chưa phù hợp còn nhiều vướng mắc phiền hà trong quá trình gửi tiền hoặc vay vốn taị ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 90 - 95)