Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 81 - 83)

I .Cho vay trung hạn

2.2.4.Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn

5. Kết quả của việc sử dụng vốn vay

2.2.4.Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn

Để phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Điều lý tưởng đối với một NHTM là chủ động được nguồn vốn huy động để cân đối cho nhu cầu cho vay, đó cũng là mục tiêu hướng đến của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ea Kar trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói riêng. Dưới đây là thực trạng hiệu suất sử dụng vốn tín dụng đối với nông hộ của ngân hàng

Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động từ hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng đạt 12.560 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay nông hộ lên đến 71.399 triệu đồng,

nên hiệu suất cấp tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng này là 568%. Vậy còn phần vốn thiếu hụt, ngân hàng phải tìm kiếm từ nguồn tài trợ khác, có thể là từ huy động của khách hàng khác thì chi phí không chênh lệch nhưng nếu phải đi vay thì lợi nhuận ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.

Bảng 4.15: Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 GT GT GT % % Tổng nguồn vốn huy động từ hộ SXNN 12.560 15.713 13.841 3.153 25.11 -1.873 -11.9

Tổng dư nợ cho vay hộ

SXNN 71.399 79.064 93.095 7.665 11 14.031 17.7

Hiệu suất sử dụng vốn

(H1) (%) 568 503 673 -65 -11 169 33.7

Nguồn: Phòng kinh doanh

Năm 2009, doanh số thu nợ giảm nhưng doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp có tốc độ giảm nhanh hơn như đã phân tích ở phần trên, nên dư nợ cho vay cả năm tăng. Ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động huy động kết hợp các chương trình tiết kiệm dự thưởng, bên cạnh đó là ảnh hưởng của tình hình lãi suất huy động tăng mạnh đầu năm, nên lượng vốn huy động từ hộ SXNN năm 2009 tăng 25,11% so với cùng kỳ 2008. Từ hai tác động trên đã đưa hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng trong năm chỉ còn 503%, phù hợp hơn so với 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010, do sự bình ổn trở lại của lãi suất và quan trọng là việc ngân hàng đẩy mạnh thực hiện quyết định hỗ trợ vay vốn, kích cầu sản xuất của Chính phủ nên hộ sản xuất nông nghiệp được ngân hàng tạo mọi điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay có chi phí thấp, nhu cầu vốn của hộ được đáp ứng đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, do hậu quả của đợt dịch tai xanh trên đàn lơn và tình hình mất mùa cục bộ trên địa bàn, dịch bệnh trên đàn gia súc gây thua lỗ làm cho khả năng trả nợ vay của người nông dân trở nên khó khăn, theo chỉ đạo của cấp trên ngân hàng đã tiến hành xem xét, đánh giá cụ thể tình hình để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục cho vay mới để sản xuất hỗ trợ người dân. Doanh số cho vay tăng, doanh số thu nợ giảm đã đẩy tổng dư nợ cho vay hộ SXNN năm 2010 tăng 17,7%, mà tổng vốn huy động từ hộ giảm 11,9%, nên hiệu suất sử dụng vốn tăng lên mức 673%, tăng 33,7% so với hiệu suất sử dụng vốn tín dụng nông hộ năm 2009. Tóm lại, tuy hiệu suất sử dụng vốn đối với

đối tượng hộ SXNN trong thời gian qua nếu đánh giá về mặt định lượng thì đây chưa phải là hiệu suất tối ưu, nhưng vì là một NHTM nhà nước với tiêu chí hoạt động vì sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, nên hiệu quả tối ưu đối với ngân hàng phải là hiệu quả từ phía ngân hàng và hiệu quả từ phía hộ nông dân vay vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 81 - 83)