CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 29 - 30)

III. Tổng lợi nhuận

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lý luận

1 Cơ sở lý luận

1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp

Bất cứ một ngành sản xuất nào, trong quá trình sản xuất nếu xét về mặt vật chất có 3 yếu tố quan trọng và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng và phát triển, đó là nhân lực, vật lực và tài lực, trong đó yếu tố nhân lực và tài lực (vốn sản xuất) là quan trong nhất. Thực tế cũng chứng minh, mức độ và tỷ lệ tương tác của hai yếu tố này ở mỗi qui mô sản xuất, mỗi hộ nông dân, mỗi doanh nghiệp hay ở mỗi quốc gia và ở mỗi thời điểm cũng khác nhau, trong đó yếu tố vốn sản xuất chiếm từ 30 đến 50% giá trị sản phẩm (Vũ Ðình Bách và Ngô Ðình Giao- Ðổi mới chính sách

cơ chế quản lý kinh tế đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Ở đây, con người là chủ thể kinh tế của xã hội sử dụng kết hợp các cơ sở vật chất kỹ thuật, các yếu tố nguồn lực liên quan đến tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học, sáng tạo, bền vững nhằm sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu và lợi ích của chính mình. Nhưng nếu xét về từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất, từng hộ nông dân thì vấn đề sử dụng các yếu tố nguồn lực cũng khác nhau, một trong những yếu tố hạn chế không nhỏ đế sự phát triển qui mô của từng cơ sở sản xuất đó là vấn đề vốn.

Trong quá trình sử dụng vốn sản xuất thì có nhiều vấn đề kinh tế phát sinh, các chủ thể kinh tế, các nhà sản xuất với mục tiêu là ngày càng mở rộng qui mô sản xuất nhằm thu lại lợi nhuận cao và cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu về vốn cao nhưng khả năng đáp ứng thấp dẫn đến xuất hiện nhu cầu đi vay vốn để thỏa mãn mục đích của mình là phải chấp nhận yêu cầu sinh lời từ đồng vốn của người cho vay. Mặt khác, trong thời điểm nhất định của nền kinh tế có một bộ phận chủ thể kinh tế, nhà sản xuất, tầng lớp trong dân cư còn tồn tại một số vốn dư thừa và nhàn rỗi mà cá nhân họ cũng thấy việc để vốn không sử dụng sinh lời là phi kinh tế. Từ đó xuất hiện nhu cầu cho vay để sinh lời. Mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay đi đến một sự thoả thuận và thống nhất về giá trị sinh lời của đồng vốn và thời hạn của việc sử dụng vốn đã làm xuất hiện hoạt động tín dụng.

quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay khi tới hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay có kèm theo một khoản lãi hoặc không lãi (Trần Quốc Cường, tạp chí ngân hàng, số 22, trang 24, tháng 11/1998).

Vậy, vấn đề tín dụng được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau nhưng về cơ bản nó thể hiện trên hai mặt:

- Cho vay là người sở hữu một số tiền, hàng hoá giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định.

- Ði vay là người sử dụng tiền hoặc hàng hoá của người khác đến thời gian thỏa thuận phải đem hoàn trả lại kèm theo những điều kiện đã thỏa mãn.

Trong mối quan hệ hai mặt trên, đã xuất hiện nhu cầu là người cho vay muốn bảo tồn phần giá trị của vốn đã bỏ ra và phải có lợi ích tăng thêm, nên đã thỏa thuận với người đi vay một phần giá trị tăng thêm, phần giá trị tăng thêm đó gọi là lãi suất (lợi tức tín dụng). Hay nói cách khác, lợi tức được biểu hiện như là giá của tiền vay và phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu tiền vay. Trên thực tế, nó là một hình thức giá cả bất hợp lý, nhưng về thực chất thì nó là một hình thức giá trị thặng dư đã được chuyển hoá thành lợi nhuận mà người đi vay phải tính ra để trả cho người cho vay sau khi sử dụng tiền vay.

Tín dụng nông thôn thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay, như vậy nó thể hiện dưới hai khía cạnh:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w