I .Cho vay trung hạn
5. Kết quả của việc sử dụng vốn vay
2.2.2 Thực trạng nợ xấu.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, lúc này vốn của ngân hàng không còn ở mức độ rủi ro thông thường
∆ ±
nữa mà là nguy cơ mất vốn. Quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu không được quá 3% tổng dư nợ bình quân. Tình hình nợ xấu của hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar trong thời gian qua được thể hiện dưới bảng tổng hợp sau: Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo nhóm hộ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % % % Tổng dư nợ bình quân 71.399 79.064 93.095 7.665 10.74 14.031 17.75 Nợ xấu 1.071 100 949 100 745 100 -122 -11,41 -204 -21,50 Trung bình 535 50 569 60 410 55 34 6,31 -160 -28,04 Khá 268 25 237 25 186 25 -31 -11,41 -51 -21,50 Giàu 268 25 142 15 149 20 -125 -46,85 7 4,66 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,50 1,20 0,80 -0,30 -20,00 -0,40 -33,33 Trung bình 0,75 0,72 0,44 -0,03 -4,00 -0,28 -38,89 Khá 0,38 0,30 0,20 -0,08 -20,00 -0,10 -33,33 Giàu 0,38 0,18 0,16 -0,20 -52,00 -0,02 -11,11
Nguồn: Phòng kinh doanh
Năm 2008, nợ xấu của hộ sản xuất nông nghiệp là 1.071 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu là 1,5% mà tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 2%, tức là cứ 100 đồng dư nợ bình quân có 2 đồng bị quá hạn, với 2 đồng bị quá hạn đó thì có 1,5 đồng thu hồi khó khăn, có nguy cơ mất vốn. Trong tổng nợ xấu, nợ xấu của nhóm hộ trung bình là 535 triệu đồng, chiếm 50% nợ xấu tại ngân hàng, thể hiện nguy cơ mất vốn tiềm ẩn ở những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn mà thu nhập dễ bị thay đổi khi các yếu tố bên ngoài biến động theo chiều hướng xấu đi. Nợ xấu đối với nhóm hộ khá và hộ giàu chiếm tỷ trọng như nhau, mặc dù khả năng tài chính của nhóm hộ giàu nhìn chung cao hơn. Vậy, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hai nhóm hộ này có thể được xác định là do một trong các nguyên nhân: do lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức xảy ra trong quá trình việc đánh giá các điều kiện vay, xếp loại khách hàng, hoặc quá trình giám sát của cán bộ tín dụng ngân hàng; hoặc khả năng kiểm soát khoản vay đối với nhóm hộ giàu chưa cao.
Năm 2009, nợ xấu đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng giảm ∆
xuống còn 949 triệu đồng, giảm 11,41% so với 2008 là kết quả của việc ngân hàng đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu từ nhiều năm trước, đặc biệt là hiệu quả thu hồi nợ xấu của nhóm hộ giàu tới 46,85%, đối với nợ xấu của nhóm hộ khá thu hồi được tới 11,41%. Năm 2010, ngân hàng tiếp tục nỗ lực thu hồi nợ xấu đã đưa tỷ lệ nợ xấu đối với hộ sản xuất nông nghiệp xuống còn 0,8%, có được kết quả này là nhờ việc tăng cường giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ, theo dõi, đốc thúc việc xử lý thu hồi đã giảm nợ xấu của nhóm hộ trung bình xuống 38,89% và nhóm hộ khá xuống 33,33% so với năm 2009, nợ xấu của nhóm hộ giàu cũng giảm đến 11,11%. Trong thời gian với những biện pháp, kế hoạch phù hợp với từng nhóm hộ, từng giai đoạn cụ thể nên đã đem lại kết quả cao trong công tác giảm thiểu nợ xấu cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu đối với nông hộ tại chi nhánh luôn ở mức an toàn và chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao.