- Tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng để huy động và cung ứng vốn cho hộ sản xuất với mục đích chính là phát triển sản xuất nông nghiệp và đáp ứng
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2. Những thành tựu trong hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân của NHNo&PTNT Việt Nam.
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thứ nhất là tăng trưởng liên tục mạnh mẽ cả về dư nợ, số hộ được vay và
chất lượng tín dụng: Tổng tài sản khi mới thành lập năm 1988 là 1.500 tỷ đồng,
đến thời điểm 31/12/2007 là 325.802 tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD và lớn gấp 220 lần năm 1988. Trong đó, 70% tổng dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam dành cho khu vực nông nghiiệp. Từ chỗ chỉ có vài nghìn hộ nông dân năm 1991 được vay tín dụng của “Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam”, đến nay đã có hơn 10 triệu hộ khách hàng, với trên 70% tổng dư nợ (242.102 tỷ đồng) của NHNo&PTNT Việt Nam dành cho kinh tế hộ nông dân và nông thôn, tương đương với 90% tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành Ngân hàng Việt nam tại khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai là đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân
thỏa mãn các nhu cầu về vốn. Ngoài sản xuất kinh doanh, hộ nông dân còn được
NHNo&PTNT Việt Nam cho vay khi có nhu cầu vốn đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: xuất khẩu lao động; mua xe ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà, khắc phục khó khăn trong sản xuất, đời sống…vv
Thứ ba là đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ
dàng khi vay vốn: NHNo&PTNT Việt Nam đã áp dụng các phương thức cho vay
thuận tiện cho người vay như hạn mức tín dụng, lưu vụ (các vùng trồng lúa có 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay, không phải trả gốc từng lần),…
Thứ tư là chất lượng tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng
thấp, đến nay là dưới 2%. Hộ nông dân trả nợ tốt, do lúc có khó khăn được Ngân hàng gia hạn, khoanh nợ, sau khi khôi phục và phát triển trở lại, người vay tiến
hành trả nợ ngân hàng như đối với hộ vay trồng cà phê, cao su, dập dịch cúm gà.