I .Cho vay trung hạn
5. Kết quả của việc sử dụng vốn vay
2.2.3. Thực trạng sinh lời từ hoạt động tín dụng
Tín dụng là một hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70 đến 90%). Dựa vào bảng tổng hợp dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tình hình sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar.
Bảng 4.14: Tình hình sinh lời từ hoạt động tín dụng
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % ±∆ % ±∆ % 1. Doanh thu tín dụng từ cho vay hộ SXNN 1.802 100 1.424 100 1.014 100 -379 -21 -410 -28,81 - Ngắn hạn 1.237 68,65 1.042 73,19 531 52,45 -195 -15,79 -511 -49,05 - Trung hạn 565 31,35 382 26,81 483 47,6 -183 -32,43 101 26,45 2. Chi phí tín dụng từ cho vay hộ sản xuất 937 100 683 100 471 100 -254 -27,08 -212 -31,03
-Trả lãi tiền vay 806 86,02 564 82,46 365 77,4 -242 -30,08 -199 -35,26
-Chi phí quản lý,
dịch vụ 131 13,98 120 17,54 106 22,6 -11 -8,66 -13 -11,15
3.Lợi nhuận 865 740 542 -125 -14,42 -198 -26,75
4.Tỷ suất lợi
nhuận (%) 48 52 54 4 8,33 2 2,88
Nguồn: Phòng kinh doanh
hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định. Chi phí tín dụng không chỉ là chi phí trả lãi số tiền ngân hàng huy động mà còn có chi phí quản lý, chi phí dịch vụ, những rủi ro phải bù đắp trong quá trình cấp tín dụng, trả phí sử dụng vốn trung uơng. Các hoạt động của ngân hàng đều hướng tới mục tiêu là đem về lợi nhuận cao nhất. Đó là căn cứ cụ thể để xác định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng..
Năm 2008, doanh thu từ tín dụng từ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp đạt 1.802 triệu đồng, chủ yếu thu từ tín dụng ngắn hạn chiếm đến 68,65% và ước đạt 1.237 triệu đồng, quy mô thu từ tín dụng trung hạn đối với nông hộ còn khiêm tốn, chỉ đạt 565 triệu đồng, chiếm 31,35% doanh thu năm 2008. Sản xuất chính của huyện là canh tác cà phê, đầu tư sản xuất cây công nghiệp cần đến vốn trong thời gian dài. Tuy nhiên, vốn cho vay đối với các nông hộ lại chủ yếu là ngắn hạn, bởi năm 2008, những dấu hiệu hồi phục của giá cà phê chưa đủ để người dân tin tưởng, mạnh dạn đầu tư. Sau nhiều năm cà phê mất mùa, mất giá, người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây khác như hoa màu, trồng rau, hoặc chuyển sang phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm nhỏ, nên vốn chu chuyển nhanh hơn, người dân có nhu cầu vốn ngắn hạn nhiều, thêm vào đó là chi phí vay trung hạn cao hơn với vay ngắn hạn. Tổng chi tín dụng từ cho vay nông hộ năm 2008 là 937 triệu đồng, trong đó chi trả lãi tiền vay đã là 806 triệu đồng, chiếm 86,02 %.Tỷ suất lợi nhuận của năm đạt 48%. Năm 2009, tuy hoạt động sản xuất của người nông dân được thúc đẩy mạnh bởi động lực giá bán cao, tuy nhiên trước sự phục hồi quá nhanh chóng của thị trường xuất khẩu cà phê chưa tạo đủ điều kiện tích lũy vốn mở rộng đầu tư mà mới chỉ giúp đa số người dân trang trải những vay mượn để đầu tư trước đó và diễn biến phức tạp của suy thoái kinh tế.
Người nông dân có tâm lý thận trọng trong việc quyết định vay vốn để đầu tư lâu dài, mặt khác biến động lãi suất huy động tại ngân hàng đã thu hút sự chú ý của người dân đến gửi tiền hơn là đi vay là những lý do tác động làm giảm nhu cầu vay vốn nói chung mà giảm nhiều nhất là nhu cầu vay trung hạn, dẫn đến thu từ cho vay trung hạn suy giảm tới 32,43%, thu từ cho vay ngắn hạn giảm 15,79%, đã làm cho doanh thu giảm còn 1.424 triệu đồng so với năm 2008.
Mặc dù lãi suất huy động trong năm nhìn chung cao hơn nhiều so với năm 2008, nhưng chi phí trả lãi tiền vay giảm đến 30,08%, nguyên nhân là hoạt động
huy động vốn từ chính hộ SXNN có được những kết quả tốt, đáp ứng đầy đủ hơn cho nhu cầu vay từ nông hộ, ngân hàng hạn chế bớt được chi phí cao hơn từ những nguồn vốn khác để tài trợ cho dư nợ cho vay gia tăng trong năm, bên cạnh đó, việc đưa hệ thống quản lý IPCAS hoạt động giúp tiết kiệm chi phí quản lý, nên chi phí tín dụng giảm 27,08%. Mặc dù lợi nhuận thu được từ tín dụng hộ SXNN năm 2009 chỉ đạt 740 triệu đồng, giảm 125 triệu so với năm 2008, nhưng tỷ suất lợi nhuận đem lại vẫn tăng 8,33%, cho thấy ngân hàng vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động dù trong điều kiện khó khăn.
Năm 2010, tiếp tục là năm đánh dấu sự giảm sút về doanh thu tín dụng và giảm mạnh về chi phí tín dụng đối với hộ SXNN. Khi thu từ cho vay ngắn hạn giảm đến 49,05% thì dù thu từ cho vay trung hạn có tăng 26,45% so với năm 2008 thì doanh thu tín dụng vẫn giảm 28,81%, nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay trong năm giảm: lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 30%, lãi suất cho vay trung hạn giảm đến 33,91%. Thêm vào đó, việc thực hiện hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, đặc biệt là đối tượng nông dân. Trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, theo ước tính của NHNN, doanh thu của các NHTM giảm khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó riêng NHNo&PTNT Việt Nam giảm khoảng 4.300 tỷ đồng [11]. Việc giảm doanh thu này đã chia sẻ khó khăn về tài chính cùng các đối tượng khách hàng, và trong đó có hộ sản xuất nông nghiệp. Lợi nhuận của năm giảm đến 26,75% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vẫn có tốc độ tăng 2,88%, là kết quả của việc quản lý tốt chi phí tín dụng cho vay, đẩy mạnh công tác huy động vốn cung ứng cho nhu cầu vay của người dân, nâng cao hiệu quả quản lý vốn cho vay.