1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn

75 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 602,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ởnông thôn, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển,đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh t

Trang 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài :

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT

HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN

Giảng viên hướng dẫn :ThS Đinh Thị Thanh Long

Họ và tên : Hoàng Ngọc Linh

Niên khóa : 2009 - 2013

Chuyên ngành hẹp : Ngân hàng

Trang 4

HÀ NỘI, 6 - 2013

Trang 5

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dotôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Thạc sỹ Đinh Thị Thanh Long.Các số liệu, kết quả trong chuyên đề này là trung thực, xuất phát từ thực tế củaNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn.

Sinh viên

Hoàng Ngọc Linh

LỜI CẢM ƠN

Trang 6

chân thành cảm ơn giảng viên, Thạc sỹ Đinh Thị Thanh Long đã tận tình hướng dẫngiúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em cũng trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị tại Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn đã dành sự quantâm, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đây

Do khả năng và thời gian có hạn, chuyên đề của em khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp của các thầy côgiáo và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Hoàng Ngọc Linh

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 3

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất 3

1.1.2 Phân loại hộ sản xuất 4

1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất với nền kinh tế 6

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI HỘ SẢN XUẤT 8

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8

1.2.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 11

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 17

1.3.1 Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng 17

1.3.2 Nhân tố thuộc về phía khách hàng vay 18

1.3.3 Môi trường kinh doanh 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN 19

2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH 19

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNO&PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 20

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN 21

Trang 8

2.2.4 Hoạt động kinh doanh khác 26 2.2.5 Kết quả kinh doanh 27 2.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN 28

Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn 28

Bình- tỉnh Lạng Sơn 32 2.3.3 Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất theo các chỉ tiêu 37 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

SƠN 42 2.4.1 Kết quả đạt được 42 2.4.2 Những tồn tại trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất tại

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 44

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN O &PTNT HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN 47

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN 47

3.1.3 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 49

Trang 9

3.2.1 Nghiên cứu khách hàng 50

3.2.2 Ngân hàng không cho tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn và vững chắc cho số tiền vay phát ra 52

3.2.3 Việc định lượng rủi ro phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình tín dụng 53

3.2.4 Đối với cán bộ tín dụng phải giao trách nhiệm một cách rõ ràng nhưng cũng phải quan tâm hơn đến quyền lợi của họ 54

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54

3.2.6 Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể 55

3.2.7 Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh 56

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 58

3.3.1 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 58

3.3.2 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương và ban ngành hữu quan 58

3.3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với hộ sản xuất 60

3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 60

3.3.5 Kiến nghị với Chính phủ 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 10

CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN

NHNO&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 11

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình 20

Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn (2008-2012) 22

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của ngân hàng (2008-2012) 24

Bảng 2.3 Công tác kế toán (2008-2012) 26

Bảng 2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 26

Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh 27

Bảng 2.6 Tình hình cho vay hộ sản xuất qua các năm 33

Bảng 2.7 Cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo thời hạn năm 2012 35

Bảng 2.8 Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn 36

Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn 38

Bảng 2.10 Dư nợ bình quân hộ sản xuất 39

Bảng 2.11 Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất giai đoạn 2008 - 2012 40

Bảng 2.12 Nợ quá hạn của hộ sản xuất giai đoạn 2008 - 2012 41

Bảng 3.1 Xếp hạng khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng 51

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đã chứng kiến bao cảnh đổi thay trên các mặt kinh tế, đời sống xãhội, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, đặc biệt là trong ngành kinh tế

Trước kia, nếu như các thành phần kinh tế chủ yếu tham gia hoạt động trongnền kinh tế là các tổ chức kinh tế quốc doanh (Doanh nghiệp nhà nước), kinh tế tậpthể (Hợp tác xã) thì hiện nay trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế từkinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đến các hộ cá thể tư nhân… đều có quyền lợi vànghĩa vụ như nhau Một điều tất yếu của kinh tế thị trường là luôn tồn tại cạnhtranh, và từ trong cạnh tranh các thành phần kinh tế tư nhân cá thể đã chứng tỏ đượcsức mạnh của mình

Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ởnông thôn, hơn 70% lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển,đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình năng suất thấp, quy mô ruộng đất,vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạnchế, trình độ dân chúng nhìn chung chưa hiểu biết nhiều về nền sản xuất hàng hoá

Trong vấn đề phát triển nông nghiệp của nước ta không đơn thuần chỉ là ápdụng khoa học công nghệ, mà thực hiện một cuộc cải cách đồng bộ, đòi hỏi nhữngquyết định kinh tế phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng

Chúng ta phải chú ý hệ thống nông nghiệp như là một tổng thể kinh tế xã hộihoàn chỉnh Cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônmột cách hoàn thiện Điều đó đặt ra nhiều vấn đề song song cần giải quyết, trong đótài chính là vấn đề bức xúc Nhu cầu vốn cho sản xuất và đời sống đối với nôngnghiệp và nông thôn ngày càng lớn Đó cũng là nhu cầu lâu dài của chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của đất nước

Để thực sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng phải

kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vai trò của hệ thống Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn trong hoạt động tín dụng cho kinh tế nôngnghiệp và phát triển nông thôn hiện nay

Trang 13

Với mong muốn tìm hiểu vì sao tín dụng ngân hàng chưa thực sự chiếm lĩnhthị trường tín dụng nông thôn, và sau thời gian tiếp cận với thực tế tình hình chovay hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Bình

– tỉnh Lạng Sơn, tôi xin đề cập đến đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn".

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tạiNHNo&PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyệnLộc Bình- tỉnh Lạng Sơn trong 5 năm gần đây (2008- 2012)

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng những biện pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phươngpháp biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích đánh giá, thống kê,

5 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận này được chia làm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất

Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN O &PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN O &PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hộ sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất

Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấyrằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cảc các nước có nền sản xuấtnông nghiệp trên thế giới Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đangtiếp tục phát triển Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất

Tuy nhiên, khái niệm hộ sản xuất vẫn chưa cụ thể, hầu hết đều mặc nhiênthừa nhận hộ sản xuất là “hộ gia đình”, là “kinh tế hộ” Ta có thể hiểu khái niệm hộsản xuất như sau: Hộ sản xuất ở Việt Nam hiện nay thường là những hộ gia đình màcác thành viên có tài sản chung, đồng sở hữu tài sản, cùng chịu trách nhiệm, cùngsản xuất kinh doanh trên cơ sở tự nguyện, tự giác và chủ yếu sử dụng chính sức laođộng của gia đình mình

Theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyếtđịnh 499A Tín dụng ngân hàng ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất đượcnêu như sau: "Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuấtkinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình"

1.1.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất

Trình độ sản xuất còn thấp trên nhiều mặt: Trình độ hiểu biết, kỹ năng sảnxuất, tổ chức quản lý kinh doanh, hoạch toán,… Việc phân công lao động dựa trêntình cảm, bổn phận, phong tục tập quán địa phương, dân tộc, dòng họ và thường gắnliền với truyền thống của quê hương

Địa điểm sản xuất- kinh doanh thường phân tán trên địa bàn rộng, quy môsản xuất còn nhỏ nên không có sự gắn kết Điều này gây khó khăn cho việc hình

Trang 15

thành các khu vực chuyên canh sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, cản trở ápdụng thành tựu khoa học- kỹ thuật mới.

Hộ sản xuất của Việt Nam hiện nay chủ yếu là hộ thuần nông Vì vậy, nó cónhững mặt khó khăn, hạn chế của kinh tế nông nghiệp: sản xuất không ổn định, vốnluân chuyển chậm, khả năng xảy ra rủi ro cao, hiệu quả thấp, hoạt động mang nặngtính thời vụ, phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây, con giống theotừng điều kiện tự nhiên và vùng lãnh thổ

Hoạt động sản xuất- kinh doanh của hộ sản xuất chủ yếu là kinh doanh đadạng, vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, chế biến và làm các dịch vụ khác Điều này tạo

ra sự linh hoạt, dễ thích ứng với thị trường, khai thác tiềm năng về tài nguyên, sứclao động ở nông thôn, đa dạng hóa nguồn trả nợ, phân tán rủi ro, giảm bớt tính thời

vụ trong sản xuất Tuy nhiên lại gây khó khăn cho sản xuất chuyên canh, mở rộngquy mô

Hộ sản xuất thường nghèo, khả năng tài chính yếu, tài sản thế chấp có giá trịthấp hoặc thiếu giấy tờ pháp lý, tính thanh khoản không cao, tài sản thường khônglàm giấy tờ sở hữu mà chuyển nhượng theo phong tục, tập quán, có rất ít ngànhnghề có đăng ký kinh doanh,… Việc đáp ứng các điều kiện vay vốn như thông lệđối với hộ sản xuất là rất khó

Hộ sản xuất thường là hộ gia đình, chỗ ở thường ít thay đổi, vì vậy hộ sảnxuất mang trên mình nhiều chức năng, vai trò mà các thành phần khác không có

1.1.2 Phân loại hộ sản xuất

Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc rấtnhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tưliệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình Việc phân loại hộ sản xuất

có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằmđầu tư đem lại hiệu quả

Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau:

Loại thứ nhất: Các hộ có vốn, có kỹ thuật, kỹ năng lao động, biết tiếp cận vớimôi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường Như vậy các

Trang 16

hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sảnxuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra có thể tiêu thụ trên thị trường.

Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuấttức là có nhu cầu đầu tư thêm vốn Việc vay vốn đối với những hộ sản xuất nàyhoàn toàn chính đáng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuấtkinh doanh Đây chính là các khách hàng mà tín dụng ngân hàng cần phải quan tâm

và coi là đối tượng chủ yếu quan trọng cần tập trung, đồng vốn đầu tư vào đây sẽđược sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh lời, hơn thế nữa lại có thể hạn chếtối đa tình trạng nợ quá hạn Đây cũng là một trong những mục đích mà ngân hàngcần thay đổi thông qua công cụ lãi suất tín dụng, thuế… Nhà nước và Ngân hàng cókhả năng kiểm soát và điều tiết hoạt động của các hộ sản xuất bằng đồng tiền, bằngchính sách tài chính ở tầm vĩ mô

Loại thứ hai: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họkhông có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinhdoanh Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội Do đó, việc tăng cường đầu tư tíndụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huymọi năng lực sản xuất nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Việc cho vayvốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sảnphẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp phần giúp các hộ này có khả năng tựchủ sản xuất Mặt khác, bằng các hoạt động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng cóthể giúp các hộ sản xuất này làm quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạchtoán kinh tế để các hộ thích nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuấthàng hoá, tự tiêu dùng (tự cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứngnhu cầu thị trường

Loại thứ ba: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, khôngbiết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn ốm đau vànhững hộ gia đình chính sách,… đang còn tồn tại trong xã hội Thêm vào đó quátrình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự phá sản của các nhà sản xuấtkinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư thừa

Trang 17

Phương pháp giải quyết các hộ này là nhờ vào sự cứu trợ nhân đạo hoặc quỹtrợ cấp thất nghiệp, trách nhiệm và lương tâm cộng đồng, không chỉ giới hạn về vậtchất sinh hoạt mà còn giúp họ về phương tiện kỹ thuật, đào tạo tay nghề vươn lênlàm chủ cuộc sống, khuyến khích người có sức lao động phải sống bằng kết quả laođộng của chính bản thân mình.

1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất với nền kinh tế

Đảng và Nhà nước ta xác định vai trò của hộ sản xuất là hết sức quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam

1.1.3.1 Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ở nông thôn

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn, chỉ có40% quỹ thời gian của người lao động ở nông thôn là được sử dụng, trình độ laođộng còn hạn chế Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế quốcdoanh vẫn chiếm vai trò chủ đạo nhưng bị thu hẹp về quy mô và số lượng, do đó lựclượng lao động trong khu vực này giảm đáng kể Các công ty liên doanh và công tynước ngoài tăng lên nhanh chóng, yêu cầu về lao động ở các doanh nghiệp này đòihỏi người lao động phải có năng lực và kiến thức kỹ thuật, công nghệ Như vậy, để sửdụng hợp lý người lao động nhàn rỗi, giải quyết tốt việc làm cho người lao động ởnông thôn hiện nay là vấn đề hết sức cấp bách được giải quyết bằng con đường pháttriển kinh tế hộ sản xuất Kinh tế hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn lao động, giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn

Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo cơ chế thị trường,

hộ sản xuất được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao quyền sửdụng quản lý đất lâu dài, đã có tác động thúc đẩy hộ sản xuất khai thác có hiệu quảnguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, tăng vòng quay sử dụng đất, đầu

tư thâm canh tăng độ phì nhiêu của đất, tăng sản xuất cây trồng, mở rộng khaihoang phục hóa tăng diện tích canh tác, tăng sản lượng cây trồng

1.1.3.2 Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuấthàng hóa, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa

Trang 18

Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá Hộ sản xuất làđơn vị kinh tế độc lập, tự chủ song với quy mô bộ máy quản lý nhỏ gọn, năng độngnên đã dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, kịp thời điều chỉnh kếhoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp, đồng thời lại được Nhà nước có chính sách

hỗ trợ phát triển

Trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các

hộ sản xuất tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với nhiềuđiều kiện khác nhau Do đó, giữa các hộ sản xuất thường có sự phân công lao độngtheo hướng ai giỏi nghề gì, có điều kiện để sản xuất mặt hàng nào thì làm nghề đó,mặt hàng đó vì vậy sẽ có điều kiện tập trung được tiền vốn, nhân lực, vật lực triểnkhai có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường

Tóm lại, hộ sản xuất là một tổ chức kinh tế năng động hiệu quả, có khả năngthích ứng cao với cơ chế thị trường, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phâncông lao động, chuyên môn hóa lao động, từ đó tạo khả năng hợp tác lao động trên

cơ sở tự nguyện cùng có lợi

1.1.3.3 Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội

Tốc độ tăng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay trungbình hàng năm đạt 4%, nổi bật là sản lượng lương thực Gần 70% rau quả, thịttrứng, cá; 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu

là do lực lượng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra Từ chỗ nước ta chưa tự túcđược lương thực thì đến nay đã là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàngđầu thế giới, công lao đó cũng thuộc về người nông dân sản xuất nông nghiệp Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá khác cũng có bướcphát triển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao như: chè, càphê, cao su, dâu tằm

Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hoá(thịt, sữa tươi, ), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị nông nghiệp

Trang 19

Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai trò đảm bảo an ninhtrật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành vi "nhàn

cư vi bất thiện" gây ra

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI HỘ SẢN XUẤT

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lạingười sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu

Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất, ngân hàng là ngườichuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cung ứng vốn- người cho vay),còn hộ sản xuất là người sử dụng (nhận cung ứng vốn- người đi vay) Sau một thờigian nhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lạilớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi)

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất ở Việt Nam

Ở Việt Nam, dân số ở nông thôn chiếm 70% và đa số trong số này làm nôngnghiệp Phần lớn hộ sản xuất có lao động, có đất đai nhưng lại thiếu vốn để sản xuất,

do đó tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế hộsản xuất

1.2.2.1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đảm bảo quátrình sản xuất liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định có hiện tượng thừathiếu vốn, Ngân hàng đã thực hiện chức năng của mình là huy động vốn nhàn rỗi đểcung ứng tới người cần vốn trong đó có hộ sản xuất Nhờ có vốn tín dụng, các hộsản xuất có đủ vốn để đảm bảo sản xuất liên tục, tổ chức sản xuất một cách hợp lý

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động, cải thiện và nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

Trang 20

Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứngnhu cầu vốn của hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp rất lớn; Khu vực nông thôn đã và đang làmột thị trường rộng lớn của ngân hàng.

1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốntrong sản xuất nông nghiệp

Quá trình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi người sản xuấtphải nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.Muốn vậy phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến máy mócthiết bị, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến cơ chế quản lý Những hoạt động này đòihỏi một khối lượng vốn lớn, thường vượt quá khả năng của các hộ sản xuất Nhờ cóvốn tín dụng ngân hàng, các hộ sản xuất có đủ vốn để tái sản xuất mở rộng, tập trungruộng đất, tập trung vốn hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận từ đó thúc đẩyquá trình tích tụ vốn, tăng quy mô của vốn tự có, tăng sức mạnh trong cạnh tranh.1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đối vớinông nghiệp, nông thôn

Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nôngthôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thông qua nhiều kênh Tíndụng ngân hàng được lựa chọn và được đánh giá là kênh truyền tải vốn cho nôngnghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhànước quản lý và kiểm soát được quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá được hiệuquả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn đầu tư, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủthể kinh tế trong việc sử dụng vốn

1.2.2.4 Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn

Đối với hộ nông dân, kết quả của hộ trông chờ trên từng mảnh đất họ canhtác, rủi ro rất lớn Ở nông thôn trước đây, số lượng lớn các hợp tác xã tín dụng cùngcác tổ chức cho vay nặng lãi, góp vốn, đóng hụi phát triển mạnh mẽ, hoạt động đanxen lợi dụng lẫn nhau, gây nhu cầu khẩn trương giả tạo về tiền tệ Do hoạt độngkhông có hiệu quả, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt vốn của bà con nông dân nênhàng loạt các hợp tác xã tín dụng, chủ hụi tan rã và phá sản

Trang 21

Trong khi các hợp tác xã tín dụng tan rã, hợp tác xã nông thôn chỉ tồn tại trêndanh nghĩa thì chính sách cho vay vốn trực tiếp của ngân hàng tới sản xuất nhưnguồn nước mát làm dịu cơn khát vốn của hộ sản xuất nông nghiệp Tín dụng ngânhàng cho vay trực tiếp tới hộ, cùng với chế độ lãi suất ưu đãi không chỉ đáp ứng nhucầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích người sản xuất có thể mở rộng đầu

tư, làm giàu trên thửa ruộng, mảnh vườn mà họ có quyền sử dụng

1.2.2.5 Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp

Hộ sản xuất ở nông thôn chủ yếu là thiếu vốn để tổ chức sản xuất nên quátrình sản xuất chỉ đơn điệu với những cây trồng, vật nuôi truyền thống, không cóđiều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến

Từ khi hộ sản xuất được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, được sự hỗ trợcủa vốn tín dụng ngân hàng, các hộ sản xuất có điều kiện đưa giống mới vào sảnxuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở mang thêm các ngànhnghề mới, phát triển các ngành thủ công nghiệp và dịch vụ Nhiều hộ đã tổ chứcdưới hình thức trang trại, nông trại và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nôngnghiệp, nhiều vùng chuyên canh mới ra đời thay thế những cây trồng, vật nuôi kémhiệu quả

1.2.2.6 Tín dụng ngân hàng góp phần khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống

Việt Nam có nhiều ngành nghề truyền thống và trong một thời gian dài, nhiềunghề truyền thống đã bị mai một do không được quan tâm và đầu tư đúng mức Thựchiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy nội lực,khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, phát triển thêm các ngành nghề mới thuhút số lao động nhàn rỗi, tạo việc làm cho người lao động Tín dụng ngân hàng là công

cụ tài trợ vốn cho các ngành nghề này, góp phần phát triển toàn diện nông- lâm- ngưnghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuấtkhẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo điều kiện cho các ngành nghề nàyphát triển đồng bộ, nhịp nhàng

Trang 22

1.2.2.7 Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định chính trị - xã hội

Thông qua việc cho vay mở rộng phát triển sản xuất, phát triển ngành nghềmới, tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,tăng thu nhập, đảm bảo nâng cao mức sống của người dân; Đời sống kinh tế, vănhóa xã hội được cải thiện, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, hạn chế

sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội

Tín dụng ngân hàng góp phần thiết thực trong việc thực hiện chương trìnhxóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, thiếu vốn được vay vốn ưu đãi

để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo

Từ những điều trên ta thấy, tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng đốivới hộ sản xuất Để vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốncủa hộ sản xuất, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn nói riêng cần hoàn thiện mạng lưới tổ chức, hoàn thiện các biệnpháp nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho hộ sản xuất

1.2.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

1.2.3.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng ngân hàng

a) Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là việc thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng phùhợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển củangân hàng

b) Quan điểm về chất lượng tín dụng ngân hàng

Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng hàng hóa và dịch vụluôn là mối quan tâm lớn đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng Vấn đề này đã vàđang là một thách thức to lớn đối với người kinh doanh Một trong những conđường chiến lược tốt nhất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp lànâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, để làm được điều đó thì thật không đơngiản mà đòi hỏi sự nhìn nhận, quan tâm không chỉ đối với người quản lý mà còn vớitất cả thành phần trong xã hội

Trang 23

Đối với ngân hàng- một doanh nghiệp đặc biệt mà sản phẩm của nó là “tiềntệ” và cung cấp các dịch vụ về tiền tệ (khác với các ngành sản xuất thông thườngsản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) Hoạt động quan trọng nhất mang lại 90%thu nhập cho ngân hàng là hoạt động tín dụng và là cơ sở phát sinh các nghiệp vụkhác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi

ro nhất cho ngân hàng Rủi ro không chỉ do việc lựa chọn khách hàng của ngânhàng mà còn từ phía khách hàng gây ra Trong hoạt động, khi khách hàng khôngthực hiện đúng trong thỏa thuận về việc trả nợ do các điều kiện khác nhau như:thiên tai, hỏa hoạn, biến động tỷ giá, gây tổn thất cho người vay dẫn đến rủi rocho ngân hàng

Như vậy, muốn hoạt động an toàn và sinh lời, tăng khả năng cạnh tranh thìngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng và cả chất lượng các dịch vụ khác củamình để đảm bảo tính cạnh tranh an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả gốc vàlãi của các doanh nghiệp cho ngân hàng

Bởi vậy đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng đi liền với độ an toàn củavốn vay và việc hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn của gốc và lãi vay khi khách hànghết hợp đồng tín dụng Đối với khách hàng, khoản tín dụng được đánh giá là có chấtlượng cao khi khoản vay đó đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp cả vềkhông gian và thời gian, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận đủ để trả lãi cho khoảnvay và tăng giá trị tài sản sở hữu của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các chủ thể kinh tế đều hoạt động dưới sựđiều tiết và quản lý của Nhà nước Do vậy, chất lượng tín dụng không chỉ đánh giábởi hai chủ thể là Ngân hàng và khách hàng mà còn đánh giá từ phía Nhà nước Đốivới Nhà nước, khoản tín dụng được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng đượccác mục tiêu chung của Nhà nước cả về mặt kinh tế và xã hội Chẳng hạn như, cáckhoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao

cơ sở hạ tầng, giảm ô nhiễm môi trường, tăng phúc lợi xã hội

Chất lượng tín dụng nhìn phía khách hàng: Một khoản tín dụng được

đánh giá là có chất lượng thì nó phải bù đắp kịp thời, đầy đủ nhu cầu thiếu hụt vềvốn của khách hàng vay Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn

Trang 24

ra nhịp nhàng, làm tăng sản lượng hàng hóa sản phẩm, tăng vòng quay vốn và do đótăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chất lượng tín dụng nhìn từ lợi ích kinh tế- xã hội: Tín dụng được coi là

chất lượng khi nó hỗ trợ và làm tăng hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp đơn

lẻ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn nghĩa vụ với Ngân sách nhànước, giải quyết được việc làm cho người lao động, góp phần tích cực vào tốc độphát triển chung của nền kinh tế Đồng thời, chất lượng tín dụng được đảm bảocũng sẽ góp phần tích cực vào việc thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước

Chất lượng tín dụng nhìn phía ngân hàng thương mại:

Đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng được xác định thông qua các chỉ tiêu

Như vậy, để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả,quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở lòng tin và uy tín của ngân hàngtrong hoạt động, hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và

độ tin cậy trong hoạt động tín dụng Hiểu đúng bản chất và phân tích, đánh giá đúngchất lượng tín dụng, cũng như xác định chính xác những nguyên nhân những tồn tạicủa tín dụng, sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp để có thể đứng vữngtrong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

Ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, đòihỏi chất lượng tín dụng ngày càng phải được nâng cao vì nó giữ vai trò quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại

Trang 25

Khác với các doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng thương mại tiến hành kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ Nếu như “đầu vào” của các doanh nghiệp sản xuất tồntại dưới hình thức vật chất và “đầu ra” là hàng hóa thì trong kinh doanh ngân hàng,

“đầu vào” là tiền tệ và “đầu ra” cũng là tiền Như vậy, vốn đóng vai trò quyết địnhtrong hoạt động tín dụng ngân hàng Với ngân hàng, vốn huy động không thể nằmđọng trong két mà cần phải được cho vay đối với các nhu cầu của xã hội, sao cho cóhiệu quả nhất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận chongười sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đồng thời nó cũng mang lại lợinhuận cho bản thân ngân hàng và bảo toàn được vốn

1.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất

Chỉ tiêu 2

Dư nợ cho vay trung hạn hộ SX

Tỷ lệ cho vay trung hạn HSX =

Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất

Hai chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với việcphát triển kinh tế của hộ sản xuất qua đó đánh giá được chất lượng tín dụng

Tỷ lệ này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn của hộ sản xuất để

mở rộng sản xuất kinh doanh Theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mụctiêu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) Tuy vậy, tỷ lệ

Trang 26

có thể cao thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn trung dài hạn tại địa phương cũng nhưchính sách tín dụng của từng ngân hàng thương mại.

Chỉ tiêu 3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất hàng năm Đây

là một dấu hiệu cho thấy công tác tín dụng kết hợp với các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

có thể biết được chất lượng cũng như hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng Từ chỉ tiêunày có thể tính ra tốc độ tăng trưởng bình quân một giai đoạn cho đánh giá toàndiện hơn chất lượng tín dụng một thời kỳ nào đó

có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng

lệ nợ quá hạn là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân hàng, liên quan đến sự sốngcòn của ngân hàng Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thườngxuyên Kết quả thu được là thông tin giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanhthích hợp cho những giai đoạn tiếp theo

Trang 27

Để xem xét khả năng không thu hồi được nợ người ta dùng công thức tỷ lệ nợkhó đòi / tổng dư nợ Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao

do các khoản cho vay có vấn đề

Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, chất lượng tín dụng còn được xem xétqua những yếu tố khác như:

Mức lợi nhuận hàng năm của ngân hàng

Lợi nhuận = Tổng thu nghiệp vụ - Tổng chi phí nghiệp vụ

Trong tổng thu nghiệp vụ, lãi thu từ nghiệp vụ cho vay là đúng với một sốngân hàng như ngân hàng nông nghiệp nên lợi nhuận ngân hàng là thước đo hiệuquả sử dụng

b) Các chỉ tiêu định tính

Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu của các NHTM nhưngkhông phải tất cả các NHTM đều thực hiện tốt hoạt động này Một số ngân hànggặp khó khăn trong huy động vốn Vì vậy, việc xem xét chất lượng tín dụng trung

và dài hạn là hết sức cần thiết, giúp ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động chovay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót và đẩymạnh hơn nữa hoạt động cho vay

Để đánh giá chất lượng tín dụng đứng trên góc độ là một nhà ngân hàng,chúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng Về mặtđịnh tính các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Chất lượng tín dụng được thực hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầucủa khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời,

an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh củakhách hàng

Những ngân hàng có có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết

bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạnghóa không ngừng ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới Ngân hàng có tổng nguồnvốn huy động lớn, ổn định có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ ngân hàng

có uy tín

Trang 28

Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

1.3.1 Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng: Với chính sách tín dụng do ngân hàng Nhà nước banhành, các ngân hàng thương mại dựa vào đó để đề ra các chính sách cho phù hợpvới ngân hàng của mình Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, là văn bản thểhiện chiến lược và đường lối của ngân hàng thương mại trong việc thực thi các giaodịch cho vay đơn lẻ cũng như chiến lược cho vay trong từng thời kỳ Trong đó cóquy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn, quy định trình tự các bước tiến hànhtrong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo tạo ra các khoản vay chấtlượng tốt Chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng tíndụng đối với hộ sản xuất Có chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra được hình thứccho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng khuyếnkhích khách hàng trả nợ đúng hạn

Chấp hành quy chế tín dụng: Việc chấp hành các quy chế tín dụng của cán

bộ làm công tác Ngân hàng nói chung, công tác tín dụng nói riêng là nguyên nhân

để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng có thực hiện đượchay không Việc chấp hành các quy định, các văn bản của Luật các tổ chức tíndụng, các quy định của mỗi Ngân hàng khi cho vay của mỗi cán bộ tín dụng cẩnphải được tuân thủ

Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay Chấtlượng một khoản vay được xác định ngay từ khi khoản vay được quyết định

Kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng: Nếu việc này được tiến hành một cáchkịp thời, đồng bộ sẽ nắm bắt và xử lý được những khoản vay có vấn đề

Hệ thống thông tin Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng nắm bắt đượcthông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay Yếu tố này rất

Trang 29

quan trọng bởi vì nó góp phần ngăn chặn những khoản vay có chất lượng không tốtngay từ khi chưa xảy ra.

1.3.2 Nhân tố thuộc về phía khách hàng vay

Yếu tố khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bản tác động đến việc

mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan củakhách hàng Rất khó để cho Ngân hàng kiểm soát từ đầu vì đây là ý định của kháchhàng

Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh

Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật

Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trường và thị yếu

Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật

1.3.3 Môi trường kinh doanh

Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều hộ nông dânkhông bắt kịp những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như đòi hỏingày càng cao và luôn thay đổi của thị trường, nhất là về chất lượng, chủng loại, giá

cả sản phẩm hàng hoá Đa số hộ gia đình bị hạn chế về năng lực sản xuất kinhdoanh, trình độ và năng lực quản lý, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹban đầu khá nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sảnxuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn Mặt khác, sự hỗ trợ của Nhànước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém,mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa pháttriển đã ảnh hưởng tới sản xuất của các hộ sản xuất Điều này cũng ảnh hưởng tớiviệc mở rộng cho vay của Ngân hàng vì rủi ro rất cao

Một yếu tố nữa gây trở ngại trước mắt đối với tín dụng hộ sản xuất là rủi robất khả kháng về thiên tai, giá cả mà đến nay vẫn chưa có luật về bảo hiểm tín dụng,luật thế chấp, bảo lãnh rõ ràng Do đó, nhiều hộ sản xuất vẫn chưa mạnh dạn đầu tưvốn vào sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu vay vốn còn ít

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN

2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN O &PTNT HUYỆN LỘC BÌNH

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHN O &PTNT huyện Lộc Bình- tỉnh Lạng Sơn

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theoNghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triểnNông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Năm 1990, cùng việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng,công ty tài chính (ngày 20/5/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết định của chínhphủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp làdoanh nghiệp nhà nước đặc biệt Cũng trong năm này, Ngân hàng Nông nghiệphuyện Lộc Bình chính thức được thành lập (trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp tỉnhLạng Sơn)

Đến năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Lộc Bình đổi tên thành Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Bình cho đến nay

Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình là một Ngân hàng cấp II loại 3trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn, là đơn vị nhận khoán tài chính trực tiếpvới NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn, có bảng cân đối quyết toán riêng, thực hiện điệnbáo, báo cáo thống kê và các hoạt động theo quy định của hệ thống NHNo&PTNTViệt Nam Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc Cũng như các tỉnh,thành phố trong cả nước, tỉnh Lạng Sơn có một hệ thống Ngân hàng thương mạilàm nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán đối với tất cả các thành phầnkinh tế trong xã hội, trong đó có NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn là chi nhánh trựcthuộc NHNo & PTNT Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu đầu tư phát triển nôngnghiệp, nông thôn

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Bình cho đến nay cơ cấu tổ chức vàbiên chế của Ngân hàng như sau:

Với số định biên 30 cán bộ viên chức, căn cứ năng lực từng cán bộ để bố tríhợp lý giữa các bộ phận cho phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị,NHNo&PTNT huyện Lộc Bình là một Ngân hàng cấp II loại 3 trực thuộcNHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn, hoạt động trên địa bàn miền núi riêng, bao gồm 27 xã

và 2 thị trấn Đứng trước tình hình trên, ban lãnh đạo Ngân hàng đã tìm mọi biện pháp

để thúc đẩy Ngân hàng mình, đặc biệt trong công tác tổ chức điều hành sao cho đơngiản, gọn nhẹ mà có hiệu quả Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình có 30 cán bộcông nhân viên, gồm 2 phòng nghiệp vụ và 01 phòng giao dịch, ngoài ban Giám đốc 3người còn biên chế vào 2 phòng ban và phòng giao dịch, cụ thể: Phòng kế toán có 8người, phòng kinh doanh 11 người và phòng giao dịch Na dương 8 người

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình

Trang 33

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NHN O &PTNT HUYỆN LỘC BÌNH- TỈNH LẠNG SƠN

Cùng với sự đổi mới chung của toàn ngành và quá trình phát triển nền kinh

tế chung của đất nước, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn đã từngbước khẳng định được vai trò, vị trí của một Ngân hàng thương mại cơ sở, phấn đấuhuy động tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp, tổ chức đoànthể, dân cư dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửithanh toán Thực hiện chức năng tập trung và phân phối vốn, hoạt động chủ yếu là

đi vay để cho vay Huy động để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cácthành phần kinh tế, cho vay cầm cố đối với các giấy tờ có giá, Đây là nghiệp vụchủ yếu tạo nguồn thu chính trong kết quả tài chính của Ngân hàng

Tuy nhiên, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn cũng gặp không

ít những khó khăn: Trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng thương mại cùnghoạt động như: Viettinbank, BIDV và Ngân hàng chính sách xã hội cùng cạnhtranh, trình độ dân trí chưa đồng đều, đường xá đi lại khó khăn, lãi suất trần cho vaykhông ổn định Ngoài ra còn có các yếu tố tự nhiên tác động đến như: hạn hán, dịchbệnh diễn ra trên diện rộng, hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu, đãlàm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng gia sản xuất của các hộ, từ đó làm ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Từ năm 2008 trở lại đây, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình đã có những bướcthay đổi đáng kể: Ngân hàng đã giải quyết được những vấn đề cơ bản trong tưtưởng nhận thức cho toàn bộ cán bộ nhân viên Chi nhánh đã khẳng định muốn tồntại và phát triển trong cơ chế thị trường ngày càng có nhiều quan hệ mở rộng, thìkhông có con đường nào khác là phải đổi mới hoạt động kinh doanh NHNo&PTNThuyện Lộc Bình đã xác định được trách nhiệm của mình đối với việc phát triểnnông, lâm nghiệp và phương châm đi vay để cho vay

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn làmột trong những Ngân hàng huyện thường xuyên có số dư tăng trưởng nguồn vốn

Trang 34

lớn trong hệ thống các chi nhánh ngân hàng huyện trực thuộc NHNo&PTNT tỉnhLạng Sơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là vốn để đầu

tư cho Nông nghiệp, nông thôn

+23%

-32%+24%+12%

-3%-38%

( Nguồn: Bảng cân đối tài sản tổng hợp 2008-2012 NHN o &PTNT Lộc Bình)

Qua bảng trên ta thấy kết quả huy động vốn tăng lên rõ rệt Cụ thể: Kết quảhuy động vốn năm 2012 đạt 263 332 triệu đồng, tăng 52 031 triệu đồng (tăng 25%)

so với năm 2011, tăng 104 809 triệu đồng (tăng 66%) so với năm 2010

Xét về cơ cấu nguồn vốn qua các kỳ ta thấy:

Tiền gửi các doanh nghiệp năm 2012 đạt 34 398 triệu đồng, tăng 8020 triệu đồng(tăng 30%) so với năm 2011, tăng 18 506 triệu đồng (tăng 116%) so với năm 2010

Trang 35

Phát hành giấy tờ có giá có sự chênh lệch lớn qua từng năm, tùy thuộc vàochỉ tiêu và nhu cầu, chính sách phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn do ngânhàng cấp trên đề ra Cụ thể: Năm 2012, phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh so vớinăm 2011 (tăng 264%) nhưng lại giảm khá nhiều so với năm 2010 (giảm 49%).

Vốn huy động từ dân cư năm 2012 đạt 226 552 triệu đồng, tăng 42 384 triệuđồng (tăng 23%) so với năm 2011, tăng 88 629 triệu đồng ( tăng 64%) so với năm

2010 Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm dần, năm 2012giảm 32% so với năm 2011 và giảm 91% so với năm 2010; tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn tăng rõ rệt với tiết kiệm dưới 12 tháng năm 2012 tăng 24% so với năm 2011 vàtăng 82% so với năm 2010

Vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn, chủ yếu là tiềngửi có kỳ hạn, trong đó tiền gửi có kỳ hạn dài có mức tăng trưởng cao nhất, tạo điều kiệnthuận lợi để Ngân hàng chủ động nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, và ít bị động ở vấn

đề thanh khoản

Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là một trong những yếu tố quyếtđịnh mở rộng hay thu hẹp đầu tư của Ngân hàng, do vậy Ngân hàng đã huy độngbằng nhiều hình thức phù hợp với từng thời kỳ.Với sự nỗ lực của mình, NHNNo &PTNT huyện Lộc Bình đã có sự chuyển biến rõ rệt trong công tác huy động vốn củamình, thu hút được nhiều khách hàng Để có được kết quả trong 5 năm như trên, chinhánh đã cố gắng áp dụng các hình thức huy động vốn đa dạng, sử dụng linh hoạtcác mức lãi suất huy động, làm tốt công tác tiếp thị quảng cáo, công tác huy độngtiết kiệm lớn, huy động tiết kiệm dự thưởng

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lộc Bình là một ngân hàng uy tín đã luôn làđịa chỉ tin cậy của người dân khi cần vốn Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đềuqua các năm ở mức cao, đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế vàcác cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của ngân hàng (2008-2012)

Đơn vị: triệu đồng

Trang 36

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2012/2011 Theo thời

( Nguồn: Bảng cân đối tài sản tổng hợp 2008-2012 NHN o &PTNT Lộc Bình)

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn luônbám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, tìm kiếmnhững dự án và phương án đầu tư khả thi, tạo lòng tin với khách hàng Xác định hộsản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghịêp, do đó trong thời gianqua NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh cho vay với hộ sảnxuất, có mức tăng trưởng tín dụng tốt, được NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn đánh giá

là đơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt

Năm 2012 chi nhánh đã thực hiện cho vay được 174 384 triệu đồng tăng 14

135 triệu đồng (tăng 8,82%) so với năm 2011

Xét về thời hạn thì cho vay ngắn hạn và trung hạn chiếm phần lớn trong tổng

số cho vay với mức tăng trưởng ổn định, không có chênh lệch lớn giữa các năm Tathấy có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, chovay ngắn hạn có xu hướng giảm trong tổng dư nợ qua hai năm 2011 và 2012 Năm2012: cho vay trung hạn tăng 20,58% so với năm 2011, cho vay dài hạn tăng71,43% so với năm 2011 và cho vay ngắn hạn giảm nhẹ 0,36% so với năm 2011

Trang 37

Xét về đối tượng thì khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn là hộ gia đình,cho vay hộ gia đình tăng nhanh hơn so với các đối tượng khác Năm 2012, chinhánh vẫn mở rộng cho vay hộ gia đình đạt 83 704 triệu đồng tăng 18 262 triệuđồng (tăng 27,91%) so với năm 2011 Chi nhánh đã và đang đặc biệt chú trọng cấptín dụng nông nghiệp, tạo điều kiện cho những khách hàng sản xuất kinh doanhtrong lĩnh vực này có vốn để phát triển.

2.2.3 Công tác tiền tệ- kho quỹ

Công tác kho quỹ: Kho quỹ được an toàn tuyệt đối, công tác ra vào

kho đúng chế độ quy định, không có hiện tượng thừa- thiếu quỹ xảy ra, phục

vụ kịp thời nhu cầu tiền mặt cho khách hàng, ngăn chặn, xử lý và thu hồicác loại tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp lên ngân hàng cấptrên Năm 2012, lượng tiền mặt thu qua quỹ của ngân hàng là 3 013 triệu đồng tăng

1 093 triệu đồng so với năm 2011, thực hiện giao dịch một cửa, các giao dịch viênmột mình đảm nhiệm các công việc như thu chi, phát hiện tiền giả, giao dịchchuyển khoản,… song vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có tình trạng nhầm lẫn,mất tiền xảy ra

Công tác kế toán: Chi nhánh luôn cập nhật hạch toán các nghiệp vụ

đầy đủ, kịp thời phục vụ tới khách hàng; công tác báo cáo hàng ngày, tháng,quý, năm kịp thời; công tác tin học được chú trọng và ứng dụng trong thaotác nghiệp vụ, xử lý hàng ngày kịp thời

Ngày đăng: 10/10/2014, 00:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Quyết định 67/1999/QĐ-TTg “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số chính sách tín dụng ngân hàngphục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn
7. Nghị định 41/2012/NĐ- CP “Về chính sách phát triển phục vụ nông thôn, nông nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách phát triển phục vụ nông thôn,nông nghiệp
8. Quyết định 72/QĐ-HĐQT- TD ngày 31/3/2002 của NHN O &PTNT Việt Nam“Quy định cho vay đối với khách hàng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định cho vay đối với khách hàng
9. Quyết định 666/QĐ- HĐQT- TDHo ngày 15/6/2010 “Về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHN O &PTNT Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc ban hành quyđịnh cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNO&PTNT Việt Nam
1. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2008 Khác
2. PGS. TS Nguyễn Hữu Tài, giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002 Khác
3. GS. TS Lê Văn Tư, giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2004 Khác
4. PTS Nguyễn Văn Tiến, giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 1999 Khác
10. Sổ tay tín dụng của NHN O &PTNT Việt Nam Khác
11. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam ngày 12/12/1997 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam ngày 17/06/2003 Khác
12. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình (Trang 32)
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn (2008-2012) - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn (2008-2012) (Trang 34)
Bảng 2.3. Công tác kế toán (2008-2012) - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.3. Công tác kế toán (2008-2012) (Trang 38)
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh (Trang 39)
Bảng 2.6. Tình hình cho vay hộ sản xuất qua các năm - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.6. Tình hình cho vay hộ sản xuất qua các năm (Trang 45)
Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo thời hạn năm 2012 - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo thời hạn năm 2012 (Trang 47)
Bảng 2.8. Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.8. Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn (Trang 48)
Bảng  2.9. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn (Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm) - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
ng 2.9. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn (Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm) (Trang 50)
Bảng 2.10. Dư nợ bình quân hộ sản xuất - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.10. Dư nợ bình quân hộ sản xuất (Trang 51)
Bảng 2.12. Nợ quá hạn của hộ sản xuất giai đoạn 2008 - 2012 - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 2.12. Nợ quá hạn của hộ sản xuất giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 53)
Bảng 3.1. Xếp hạng khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng Loại Cấp tín dụng - một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn
Bảng 3.1. Xếp hạng khách hàng và ra quyết định cấp tín dụng Loại Cấp tín dụng (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w