1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên

48 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 526 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Ngân hàng- tài chính   CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Chuyên đề: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Văn Giang- Hưng Yên Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Ngọc Đức Sinh viên : Triệu Thị Bích Ngà Lớp : LT 10B Khóa : 10B Hà Nội, 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSX VÀ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG HSX TẠI NHN0&PTNT CHI NHÁNH VĂN GIANG- HƯNG YÊN 14 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HSX TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN GIANG- HƯNG YÊN 39 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHN 0 &PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn HSX : Hộ sản xuất NHTM : Ngân hàng thương mại CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NQH : Nợ quá hạn CBTD : Cán bộ tín dụng GD, GD : Giám đốc, phó giám đốc Triệu Thị Bích Ngà ~ 2 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính Lời mở đầu Thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước, tất cả các cấp các ngành đã và đang từng bước cố gắng hết sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Cùng với các cấp các ngành, Ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đã và đang từng bước vươn lên và có những đóng góp quan trọng, thiết thực vào sự nghiệp chung của cả nước. Đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của cả nước phát triển, đẩy lùi lạm phát, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Bên cạnh đó hoạt động của ngành ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn tồn tại những hạn chế của nó mà cần phải có thời gian để khắc phục. Nhu cầu vốn tín dụng cho kinh tế HSX là rất lớn, mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, nguồn nhân lực, tài nguyên… làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống cho người nông dân. Thực tế, việc mở rộng cho vay HSX gặp không ít những khó khăn như quy mô món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên…Với chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của HSX ngày càng lớn, và như vậy mở rộng cho vay đối với HSX của các ngân hàng thương mại là một diều hết sức cần thiết. Hoạt động trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như Văn Giang, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Văn Giang đã đưa nền kinh tế huyện có những bước phát triển, đời sống của nhân dân trong huyện dần được đảm bảo hơn. Để thúc đẩy hơn nữa vai trò của chi nhánh đối với kinh tế huyện, chi nhánh cũng đang từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của Triệu Thị Bích Ngà ~ 3 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính mình, mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất nâng cao hơn nữa vai trò của chi nhánh đối với nông nghiệp của huyện, qua quá trình thực tập được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ tại NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang và sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Ngọc Đức em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Văn Giang” Đề tài được kết cấu gồm ba phần như sau: Chương 1: Một số vấn đề về mở rộng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Triệu Thị Bích Ngà ~ 4 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng, là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng do khối lượng và phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là rất lớn trong nền kinh tế, luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM, do vậy hoạt động tín dụng của NHTM là một hoạt động rất quan trọng. Hoạt động tín dụng của NHTM rất đa dạng và phong phú về phương thức, loại hình…đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu giao dịch thông qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân, đơn vị… 1.1.1. Các hình thức cấp tín dụng của NHTM Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, dưới đây là một số hình thức cấp tín dụng cơ bản của NHTM: Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là khoản mục lớn nhất trong khoản mục tín dụng của một NHTM. Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu, trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. Cho thuê tài chính: là nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội sử dụng các máy móc thiết bị trong khi họ chưa đủ năng lực tài chính để mua những thiết bị đó. Bảo lãnh ngân hàng: là việc ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Bao thanh toán: là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện mua lại các khoản nợ sau đó nhận lại các khoản chi trả của yêu cầu đó. Triệu Thị Bích Ngà ~ 5 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính 1.1.2. Các phương thức cho vay của NHTM Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay tài trợ vốn lưu động mà việc cho vay và thu nợ căn cứ vào quá trình nhập, xuất hàng hóa và thu tiền bán hàng. Đây là nghiệp vụ ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức đó có thể tính cho cả kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Cho vay từng lần: Đây là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có đủ điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Ngân hàng cho vay và thu nợ theo từng món vay. Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn, bắt buộc bên vay phải tiến hành các thủ tục làm đơn xin vay vốn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Cho vay theo dự án đầu tư: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh hoặc công trình có thời hạn vay trên một năm. Cho vay hợp vốn: Một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay trả góp: Đây là phương thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ở đây, ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn và hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Thấu chi: là nghiệp vụ mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số chi trên tài khoản vãng lai của khách hàng tại ngân hàng, tới một hạn mức nhất định trong thời hạn quy định. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ và sử dụng thẻ tín dụng: Trong phương thức này ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải tuân thủ các quy định về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 1.2. TÍN DỤNG HSX CỦA NHTM Triệu Thị Bích Ngà ~ 6 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính 1.2.1. Vai trò của tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn Nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cho vay nông nghiệp của hệ thống NHTM đã thể hiện những vai trò sau: Thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn nhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nông nghiệp và nông thôn Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp Phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, khai thác hết các tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn Tạo điều kiện cho kinh tế hộ tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng về mặt xã hội. Thông qua việc cho vay HSX đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Có việc làm người lao động sẽ có thu nhập, nâng cao đời sống về mọi mắt cho người nông dân, từ đó hạn chế được những tiêu cực xã hội. Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng ngắn lại, hạn chế được sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng HSX 1.2.2.1. Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ cho nên cho vay HSX cũng mang tính chất mùa vụ Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Ngân hàng sẽ cho vay khi các hộ bắt đầu tiến hành sản xuất và bắt đầu thu nơ khi hộ tiến hành thu hoạch. Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con hay chu kỳ sản xuất nông nghiệp là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ này là ngắn hay dài sẽ quyết định thời hạn cho vay HSX là ngắn hay dài Triệu Thị Bích Ngà ~ 7 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính 1.2.2.2. Rủi ro cao do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Đối với khách hàng sản xuất- kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Do vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong công tác xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản lại chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn đặc biệt là các yếu tố về khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ…Bên cạnh đó yếu tố tự nhiên cũng tác động đến giá cả cảu nông sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng. 1.2.2.3. Chi phí cho vay cao Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng và chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể: Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố rộng rãi khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan đến việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, đây cũng là yếu tố làm tăng chi phí Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. 1.2.3. Các phương thức tổ chức cho vay đối với HSX 1.2.3.1. Cho vay trực tiếp Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp với Ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Trong cho vay trực tiếp việc cấp tín dụng có thể tồn tại dưới dạng song phương hoặc đa phương. Với hình thức song phương Ngân hàng sẽ giải ngân và thu nợ trực tiếp với khách hàng vay; Còn với hình thức đa phương thì hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia, trong đó bên thứ ba (ngoài ngân hàng và khách hàng) là những tổ chức có trách nhiệm cung ứng vật tư hàng hóa thuộc đối tượng vay và tiền vay sẽ được ngân hàng giải ngân để thanh toán trực tiếp cho các tổ chức này, hoặc bên thứ ba là các đơn vị bao tiêu mà họ có trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng nhân danh khách hàng vay vốn ngân hàng. Phương thức cho vay này tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Phương thức này thường được áp dụng đối với các HSX Triệu Thị Bích Ngà ~ 8 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính vay trung và dài hạn để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đối với các trang trại hay các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 1.2.3.2. Cho vay gián tiếp Xuất phát từ những đặc điểm trong cho vay nông nghiệp trong điều kiện sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đòi hỏi phải đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn theo tính chất thời vụ của HSX. Phương thức này ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức sản xuất thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức trung gian này thường là các tổ hợp tác vay vốn, tổ hợp tác liên danh, liên đới vay vốn; doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh những mặt hàng nông sản hoặc các đơn vị cung cấp vật tư. Phương thức này được thực hiện: Với hình thức cho vay thông qua tổ hợp tác vay vốn, 10-40 hộ sản xuất lập thành một tổ hợp tác vay vốn. Để trở thành thành viên của tổ các HSX phải gần nhau về một số mặt như cùng địa bàn canh tác, nuôi trồng hoặc giống nhau về mục đích vay vốn…Tổ phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các HSX thành viên và bầu tổ trưởng để đại diện pháp lý trong giao dịch với ngân hàng. Trên cơ sở các quy định cho vay của ngân hàng mỗi hộ làm giấy đề nghị vay vốn, tiến hàng họp xét theo các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền vay của từng hộ. Tiếp đến tổ trưởng sẽ gửi giấy đề nghị vay vốn tới ngân hàng cùng các loại giấy tờ khác. Từ đó nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định và thông báo quyết định có cho vay hay không và số tiền mỗi hộ được vay là bao nhiêu. Tổ trưởng tổ vay vốn sẽ là người nhận tiền vay, thực hiện theo dõi nợ vay và thu nợ chuyển trả cho ngân hàng. Ngân hàng thẩm định và cho vay theo từng nhu cầu và điều kiện của mỗi hộ, từng hộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoàn trả số tiền được vay; tính gián tiếp thể hiện ở chỗ ngân hàng không làm việc trực tiếp với khách hàng mà là thông qua tổ trưởng tổ hợp tác vay vốn, các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm gián tiếp về tính hợp lý của khoản vay và khả năng trả nợ của các thành viên khác. Dưới đây là mô hình quan hệ tín dụng theo tổ hợp tác vay vốn: Hộ nông dân 1 Hộ nông dân 2 Triệu Thị Bích Ngà ~ 9 ~ Lớp LT 10B Tổ trưởn g tổ vay vốn Ngân hàng Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính …………………. Hộ nông dân 40 Còn đối với hình thức cho vay theo tổ liên danh liên đới vay vốn, cách thức thành lập cũng tương tự như đối với tổ hợp tác vay vốn, nó khác ở chỗ mỗi thành viên trong tổ phải chịu trách nhiệm trước việc hoàn trả vốn đúng hạn của các thành viên còn lại trong tổ. Trong trường hợp có thành viên trong tổ không trả nợ đúng hạn thì các thành viên khác phải chịu liên đới trách nhiệm. Trong trường hợp chưa trả dứt nợ cũ ngân hàng sẽ không cho tổ vay món vay mới. Phương thức này thường áp dụng cho các món vay tương đối lớn, thường là nhu cầu trung và dài hạn, đòi hỏi phải tập trung nhiều vốn. Với hình thức này ngân hàng sẽ giảm bớt được thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn, đặc biệt là giảm áp lực mang tính thời vụ, thực hiện kiểm soát có trọng tâm, giảm chi phí nghiệp vụ; bên cạnh đó khách hàng cũng nâng cao được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch vay vốn, quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng vốn có hiệu quả, tạo không khí đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Tiếp đến đối với phương thức cho vay thông qua doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh những mặt hàng nông sản hoặc các đơn vị cung cấp vật tư được thực hiện như sau: Thứ nhất, ngân hàng cho các tổ chức trung gian(công ty chế biến nông sản) vay để cung ứng vốn cho các hộ sản xuất nông nghiệp, đến vụ thu hoạch các công ty này mua các sản phẩm của các HSX, đồng thời thu các khoản nợ đã ứng từ đầu vụ sản xuất Thứ hai, Mua các hợp đồng bán trả chậm về vật tư và máy móc nông nghiệp. Các công ty thương mại kinh doanh về vật tư nông nghiệp có thể bán trả chậm, kể cả trả góp hộ nông dân hoặc các trang trại. Tiếp theo ngân hàng sẽ mua lại các hợp đồng đó hay nói cách khác ngân hàng cho vay dựa trên các hợp đồng bán trả chậm. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng HSX của Ngân hàng thương mại 1.3.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay HSX được xác định đó là lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng là HSX trong một thời kỳ nhất định. Quy mô và tốc Triệu Thị Bích Ngà ~ 10 ~ Lớp LT 10B Tổ hợp tác vay vốn [...]... trong việc mở rộng tín dụng HSX CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSX và VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG HSX TẠI NHN0&PTNT CHI NHÁNH VĂN GIANG- HƯNG YÊN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN GIANG - HƯNG YÊN 2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Văn Giang là... chi nhánh cần giữ vững và phát huy kết quả này 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HSX CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN GIANG- HƯNG YÊN Triệu Thị Bích Ngà ~ 35 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính 2.3.1 Những kết quả đạt được Dù là đơn vị đi vào hoạt động chưa lâu nhưng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang đã nỗ lực cố gắng hết mình và. .. hộ trong huyện (hộ) Số hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng (hộ) Tỷ trọng (%) Số lượt vốn (hộ) hộ Triệu Thị Bích Ngà ~ 30 ~ Lớp LT 10B Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính BQ/ lượt vay(trđ/ hộ) ( Nguồn: Chép trên máy tính NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang) Qua bảng trên ta thấy, số hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng đã tăng lên Năm 2007 số hộ vay vốn ngân hàng là 7,428 hộ chi m 35.18% tổng số hộ. .. Số hộ vay vốn ngày càng tăng lên thể hiện Ngân hàng đang thực hiện việc mở rộng tín dụng đối với kinh tế hộ và ngược lại Thông thường để xem xét mức độ mở rộng cho vay đối với HSX các ngân hàng thường đánh giá thông qua chỉ tiêu số lượt hộ vay vốn trong một thời kỳ nhất định, hay nói cách khác đó là số lượt các HSX trên địa bàn thực hiện quan hệ vay vốn đối với ngân hàng Số lượt các hộ vay vốn ngân hàng. .. ngân hàng Với tầm quan trọng và quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm đó là chính sách tín dụng Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tín dụng của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng Một ngân hàng muốn mở rộng cho vay đối với. .. huyên Văn Giang) 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Cho đến hiện nay NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang có tổng cộng 40 cán bộ phụ trách việc phục vụ trên địa bàn toàn huyện Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình đối với kinh tế huyện cũng như kinh tế của cả nước, nhằm thực hiện tốt công tác của mình Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện. .. Trường ĐH KTQD Khoa Ngân hàng – tài chính HSX giảm xuống nó còn thể hiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng đối với HSX 2.2.4 Về tốc độ thu hồi nợ HSX của NHN 0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng đối với HSX Vòng quay vốn tín dụng HSX nhanh sẽ thể hiện chất lượng tín dụng tốt và ngược lại vòng quay vốn tín dụng mà thấp thể hiện... của ngân hàng luôn chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô trong cơ chế của nền kinh tế thị trường Hơn nữa hoạt động tín dụng HSX là một trong những hoạt động chính và mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, và rất nhiều yếu tố gây cản trở cho hoạt động mở rộng cho vay đối với HSX của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh. .. và phát triển, từ đó sẽ tạo môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng là mở rộng đầu tư đối với đối tượng khách hàng là các HSX, tăng cường vốn tín dụng HSX 1.4.2.2 Môi trường pháp lý Quá trình hoạt động của ngân hàng và các tổ chức kinh tế nói chung và các HSX nói riêng không thể nằm ngoài sự bảo hộ và điều chỉnh của hành lang pháp lý của mỗi quốc gia Có thể nói, môi trường pháp. .. HSX TẠI NHN0&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VĂN GIANG- HƯNG YÊN 2.2.1 Về phương thức tổ chức cho vay Hiện nay tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang đã và đang thực hiện cung ứng vốn cho các HSX thông qua hai phương thức đó là cho vay trực tiếp tại trụ sở ngân hàng và cho vay thông qua tổ hợp tác vay vốn Trên địa bàn huyện hiện có 11 xã, mỗi cán bộ tín dụng sẽ được phân công tiếp nhận khách hàng thuộc địa phận . NHN0&PTNT CHI NHÁNH VĂN GIANG- HƯNG YÊN 14 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HSX TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN GIANG- HƯNG YÊN 39 DANH. nhánh huyện Văn Giang và sự hướng dẫn tận tình của thầy Đặng Ngọc Đức em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Ngân hàng- tài chính   CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Chuyên đề: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm 2007- 2009: - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm 2007- 2009: (Trang 18)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn các năm 2007- 2009                                                                                    Đơn vị tính: tỷ đồng - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn các năm 2007- 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 21)
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang                                                                                     Đơn vị tính: tỷ đồng - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 23)
Bảng 2.5.6.  Cơ cấu cho vay tại  NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang: - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.5.6. Cơ cấu cho vay tại NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang: (Trang 27)
Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay HSX theo thời hạn tại NHN 0 &PTNT chi nhánh - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay HSX theo thời hạn tại NHN 0 &PTNT chi nhánh (Trang 29)
Bảng  2.10.  Tình  hình  vòng quay vốn tín  dụng HSX tại  NHN 0 &PTNT   chi - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
ng 2.10. Tình hình vòng quay vốn tín dụng HSX tại NHN 0 &PTNT chi (Trang 34)
Bảng 2.11. Lợi nhuận hoạt động tín dụng HSX của NHN 0 &PTNT chi nhánh  huyện Văn Giang - giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên
Bảng 2.11. Lợi nhuận hoạt động tín dụng HSX của NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w