Về tình hình cho vay HSX của NHN0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên (Trang 26 - 31)

Giang

Trong thời gian qua NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang đã không

ngừng cung ứng một lượng vốn tương đối đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó ngân hàng còn kết hợp thông qua các hội đoàn thể tại địa phương để đáp ừng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các HSX như hộ nông dân, hội phụ nữ hay hội cựu chiến binh…Nhờ vậy mà nền nông nghiệp tại địa phương ngày càng được nâng cao và đời sống của nhân dân

trong huyện ngày càng được cải thiện. Tình hình cho vay vốn của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.5.6. Cơ cấu cho vay tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang:

Đvt: tỷ đồng ( Nguồn: Chép trên máy tính NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay HSX chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ HSX là 110.120tỷ đồng chiếm 65.93% trong tổng dư nợ. Đến năm 2008 con số này là 128.226 tỷ đồng tăng 18.106tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 68.17% trong tổng dư nợ, điều này cho thấy chi nhánh đang có chiều hướng mở rộng trong cho vay đối với HSX. Đến năm 2009 thì dư nợ HSX chiếm 70.85% trong tổng dư nợ đạt 150.994 tỷ đồng tăng 22.768 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy dư nợ HSX qua các năm có tăng lên nhưng qua bảng trên ta cũng thấy tốc độ tăng lên của chỉ tiêu này là không quá mạnh. Năm 2008 tăng 2.24% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 2.68% so với năm 2008; Điều này là không quá khó hiểu trong tình trạng nền kinh tế luôn biến động như hiện nay,đặc biệt trong năm 2008 khi mà nền kinh tế gặp phải rất nhiều khó khăn, để thực hiện mục tiêu của mình trong việc mở rộng cho vay đối với HSX thì toàn thể ban lãnh đạo và CBTD của chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn của các HSX. Cùng với sự tăng lên của dư nợ HSX thì dư nợ các nhóm cho vay còn lại như tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp và cho vay đời sống cũng có sự tăng lên tương ứng, tỷ trọng của các nhóm này trong

Năm 2007 2008 2009

Stiền % Stiền % Stiền %

Tổng dư nợ 161.027 100 188.098 100 213.118 100

HSX 110.120 65.93 128.226 68.17 150.994 70.85

Doanh nghiệp 32.076 19.92 34.065 18.11 34.487 17.59

Tiểu thủ công nghiệp 4.911 3.05 5.605 2.98 4.348 2.04

tổng dư nợ là không cao cho thấy ngân hàng đang tập trung đầu tư cho nền nông nghiệp huyện nhà.

Thời gian qua nguồn vốn cho vay HSX đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các hộ trên địa bàn sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng ngành nghề, hỗ trợ vốn cho vay để phát triển làng nghề truyền thống, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Để hiểu rõ thêm về tình hình mở rộng cho vay vốn đối với HSX tại chi nhánh sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn nữa về tình hình tín dụng HSX tại chi nhánh trong thời gian qua:

Bảng 2.6. Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang:

Đvt: tỷ đồng

Năm 2007 2008 2009

Số tiền (+),(-) Số tiền (+),(-) Số tiền (+),(-)

Doanh số cho vay HSX 151.824 22.408 176.125 24.301 205.924 29.799 Doanh số thu nợ HSX 128.353 21.702 152.018 23.665 178.867 26.849 Tổng dư nợ HSX 110.120 16.385 128.226 18.106 150.994 22.768

(Nguồn: Chép trên máy tính NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang

đang từng bước mở rộng cho vay đối với HSX, điều này được thể hiện khá rõ qua các thông số về doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ của chi nhánh đối với HSX. Cụ thể, doanh số cho vay HSX năm 2007 là 151.824 tỷ đồng tăng 22.408 tỷ đồng so với năm 2006, đến năm 2008 thì dư nợ HSX tăng 24.301 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 176.125 tỷ đồng, điều này cho thấy chi nhánh đã và đang quan tâm hơn và chú trọng đầu tư vào nền nông nghiệp của huyện. Sang đến năm 2009 con số này là 205.924 tỷ đồng tăng 29.799 tỷ đồng so với năm 2008. Điều này cũng thể hiện nhu cầu sản xuất của bà con trong huyện ngày càng tăng lên, đi kèm theo đó đòi hỏi nguồn vốn đáp ứng cho đối tượng này cũng phải tăng lên tương ứng. Theo như bảng 2.2 ở trên ta thấy nguồn vốn mà chi nhánh huy động được trong thời gian qua (không kể các nguồn tài trợ, ủy thác) cũng có xu hướng tăng lên, đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn vay của các HSX.

Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh số cho vay và tổng dư nợ HSX đó cũng là sự tăng lên của doanh số thu nợ. Năm 2007 doanh số thu nợ HSX là 128.353 tỷ đồng, đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng 23.665 tỷ đồng so với năm 2007 đạt 152.018 tỷ đồng. Sang năm 2009 thì doanh số thu nợ đã là 178.867 tỷ đồng tăng 26.849 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy nhiên nhìn vào mức tăng tuyệt đối ta có thể thấy tốc độ tăng của doanh số cho vay HSX không nhiều, tuy nhiên nó cũng phản ánh được chất lượng tín dụng đối với HSX của chi nhánh cũng ngày càng được cải thiện hơn.Góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng cho vay HSX tại chi nhánh.

Trên đây là tình hình cho vay đối với HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện

Văn Giang, tiếp theo chúng ta sẽ đề cập đến cơ cấu cho vay HSX theo thời hạn của chi nhánh:

Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay HSX theo thời hạn tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang

Đvt: tỷ đồng (Nguồn: Chép trên máy tính NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong những năm gần đây

NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang đang có xu hướng tập trung cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngắn hạn đối với các HSX, năm 2007 dư nợ ngắn hạn HSX là 86.114 tỷ đồng chiếm 78.2% trong tổng dư nợ trong khi đó dư nợ trung và dài hạn HSX mới chỉ chiếm 21.8% trong tổng dư nợ và đạt 24.006 tỷ đồng. Đến năm 2008 thì dư nợ ngắn hạn HSX đã là 104.504 tỷ đồng tăng 18.390 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 81.5% trong tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn đã giảm 284trđ so với năm 2007 và chiếm 18.5% trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay HSX đã có sự chuyển dịch, tập trung hơn cho đối tượng là các HSX có nhu cầu vốn ngắn hạn. Điều này càng được thể hiện rõ nét nhất trong cơ cấu cho vay đối với

Năm 2007 2008 2009 STiền (+), (-) % STiền (+),(-) % STiền (+),(-) % Tổng dư nợ HSX 110.120 16.385 100 128.226 18.106 100 150.994 22.768 100 Ngắn hạn 86.114 16.592 78.2 104.504 18.390 81.5 129.402 24.898 85.7 Trung và dài hạn 24.006 -0.207 21.8 23.722 -0.284 18.5 21.592 -2.130 14.3

HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang theo thời hạn trong năm 2009, trong năm này dư nợ ngắn hạn đạt con số 129.402 tỷ đồng tăng 24.898 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm những 85.7% trong tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại giảm khá mạnh so với cùng kì năm trước(2008), cụ thể dư nợ trung và dài hạn HSX giảm 2.130 tỷ đồng so với năm 2008 và chỉ chiếm 14.3% trong tổng dư nợ. Điều này là không quá khó lý giải, bởi lẽ hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang chủ yếu các HSX tham gia sản xuất các loại cây có chu kỳ dưới một ngắn như cam, quất, các loại rau màu…. Còn về chăn nuôi trong huyện cũng là các loại con có chu kỳ sinh trưởng dưới một năm, do vậy mà nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong huyện là tương đối lớn. Trong khi đó các hộ có nhu cầu vốn dài hạn chủ yếu là các hộ chuyên làm cây cảnh có chu kỳ sinh trưởng dài, số lượng các hộ này chiếm mộ tỷ lệ nhỏ trong tổng số các HSX trong huyện, nắm bắt được điều này, ngân hàng đã chú trọng cho vay ngắn hạn các HSX đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các hộ.

Bảng 2.8. Tình hình số lượt hộ vay vốn tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang:

Năm

Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Doanh số cho vay HSX(trđ)

151,824 176,125 205,924

Tổng số hộ trong

huyện(hộ) 21,115 21,181 21,227

Số hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng(hộ) 7,428 7,754 8,070 Tỷ trọng (%) 35.18 36.61 38.02 Số lượt hộ vay vốn(hộ) 8,125 8,803 9,174

BQ/ lượt vay(trđ/ hộ)

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên (Trang 26 - 31)