Về rủi ro tín dụng HSX của NHN0 &PTNT chi nhánh huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên (Trang 31 - 33)

Qua bảng trên ta thấy, số hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng đã tăng lên. Năm 2007 số hộ vay vốn ngân hàng là 7,428 hộ chiếm 35.18% tổng số hộ trong huyện, đến năm 2008 số hộ vay vốn đã tăng lên là 7,754 hộ chiếm 36.61% tổng số hộ trong huyện, sang năm 2009 không chỉ dừng lại ở đó, số họ có quan hệ vay vốn với ngân hàng đã chiếm 38.02% trong tổng số hộ trong huyện đạt 8,070 hộ. Số lượt các hộ vay vốn qua các năm cũng có sự biến chuyển theo chiều hướng tăng lên, qua đó thể hiện rõ được những chủ trương và nỗ lực của toàn thể cán bộ chi nhánh trong việc mở rộng cho vay đối với HSX. Số lượt HSX vay vốn qua các năm lần lượt là 8.125 hộ, 8,803 hộ và 9,174 hộ. Chủ trương mở

rộng cho vay HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang càng được thể

hiện rõ nét hơn thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay bình quân trên một lượt vay của các HSX. Năm 2007 con doanh số cho vay bình quân trên một lượt vay là 18.686 trđ/ hộ, đến năm 2008 con số này đạt 20.007 trđ/ hộ, và sang đến năm 2009 thì doanh số cho vay bình quân tính trên một lượt vay đã là 22.446 trđ/ hộ. Lượng vốn này đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu về vốn của các HSX, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của bà con trên địa bàn huyện. Tuy nhiên qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng các hộ có quan hệ vay vốn với chi nhánh còn thấp so với tổng số hộ trong huyện. Chi nhánh cần chú trọng hơn trong việc khai thác nguồn khách hàng tiềm năng này.

2.2.3. Về rủi ro tín dụng HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang Giang

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào không thể tránh khỏi tình huống khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả được nợ. Những khoản nợ này được chuyển sang nhóm nợ mới là nhóm nợ quá hạn để ngân hàng tiếp tục theo dõi và có những biện pháp xử lý kịp thời trong từng trường hợp cụ thế.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hoặc ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc tài sản đảm bảo giảm giá trị, khách hàng phá sản...Nợ quá hạn luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng dư nợ, tỷ lệ này lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Thông thường các ngân hàn vẫn chấp nhận một tỷ lệ NQH nhất định và coi đó la giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình hình

chất lượng tín dụng đối với HSX của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang

được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn HSX tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang qua các năm 2007-2009:

Đvt: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 ST % (+), (-) ST % (+), (-) ST % (+), (-) Tổng dư nợ quá hạn 2,744 100 812 3,382 100 638 3,181 100 -201 NQH các tổ chức kinh tế 698.35 25.45 142 907.73 26.84 209.38 900.54 28.31 -7.19 NQH hộ sản xuất 2045.65 74.55 670 2474.27 73.16 428.62 2280.46 71.69 -193.81

(Nguồn: Chép trên máy tính NHN0&PTNT chi nhánh huyện Văn Giang)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy dư nợ quá hạn HSX chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2007 tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh là 2,744 trđ trong đó NQH HSX là 2045.65 trđ chiếm 74.55% trong tổng dư nợ quá hạn; NQH các tổ chức kinh tế là 698.35 trđ chiếm 25.45% trong tổng dư nợ quá hạn và tăng 142trđ so với năm 2006. Sang năm 2008 tổng dư nợ quá hạn tăng 638trđ so với năm 2007 đạt con số 3,382trđ, trong đó NQH HSX chiếm 73.16% và NQH các tổ chức kinh tế chiếm 26.84% , tuy NQH HSX đã có giảm đôi chút về mặt tỷ trọng cho thấy vấn đề tín dụng HSX đã được chi nhánh quan tâm hơn nhưng về mặt số tuyệt đối (NQH HSX năm 2008 tăng 428.62trđ so với năm 2007) thì đây vẫn là một vấn đề cần phải được chú trọng hơn nữa, nhằm góp phần thúc đẩy công tác mở rộng cho vay đối với HSX. Các số liệu năm 2009 cho ta thấy được những lỗ lực của chi nhánh trong việc thắt chặt hơn nữa quản lý tín dụng, năm 2009 tổng dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh là 3,181 trđ giảm 201 trđ so với năm 2008, trong đó NQH HSX là 2280.46 trđ giảm 193.81 trđ so với năm 2008 và chiếm 71.69% trong tổng dư NQH, trong khi đó NQH các tổ chức kinh tế đạt 900.54trđ giảm 7.19 trđ so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc NQH

HSX giảm xuống nó còn thể hiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng đối với HSX.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn giang- hưng yên (Trang 31 - 33)