Chính sách tín dụng: Với chính sách tín dụng do ngân hàng Nhà nước ban hành, các ngân hàng thương mại dựa vào đó để đề ra các chính sách cho phù hợp với ngân hàng của mình. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, là văn bản thể hiện chiến lược và đường lối của ngân hàng thương mại trong việc thực thi các giao dịch cho vay đơn lẻ cũng như chiến lược cho vay trong từng thời kỳ. Trong đó có quy trình về một nghiệp vụ cho vay chuẩn, quy định trình tự các bước tiến hành trong quá trình xét duyệt cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo tạo ra các khoản vay chất lượng tốt. Chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Có chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra được hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
Chấp hành quy chế tín dụng: Việc chấp hành các quy chế tín dụng của cán bộ làm công tác Ngân hàng nói chung, công tác tín dụng nói riêng là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng có thực hiện được hay không. Việc chấp hành các quy định, các văn bản của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của mỗi Ngân hàng khi cho vay của mỗi cán bộ tín dụng cẩn phải được tuân thủ.
Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay. Chất lượng một khoản vay được xác định ngay từ khi khoản vay được quyết định.
Kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng: Nếu việc này được tiến hành một cách kịp thời, đồng bộ sẽ nắm bắt và xử lý được những khoản vay có vấn đề.
Hệ thống thông tin Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng nắm bắt được thông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu tố này rất
quan trọng bởi vì nó góp phần ngăn chặn những khoản vay có chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.