Định hướng của NHNO&PTNT tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn (Trang 60)

Thứ nhất: Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng huyện để thực hiện đầu tư có trọng điểm, trọng tâm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung tăng trưởng mạnh cho vay, coi đây là mặt trận chủ yếu trong công tác tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.

Thứ hai: NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn qua quá trình liên kết các thành phần kinh tế, áp dụng tiến độ khoa học kĩ thuật chuyển đổi cơ cấu cay trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu cụ thể là:

Tập trung cho vay hộ sản xuất, mua giống lúa có năng suất và chất lượng cao; xây dựng các công trình thuỷ lợi nội đồng; mua phân bón và các thiết bị khác.

Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động và đất đai.

Bên cạnh đầu tư cho các hộ gia đình và phục vụ đời sống, theo hướng mở rộng khách hàng, năng suất đầu tư, cần bám sát vào các dự án có trọng điểm, dự án vùng nguyên liệu mới và được khai trương trong tỉnh, để mở rộng cho vay theo hướng tập trung hơn.

Thứ ba: giảm thấp nợ quá hạn theo phương châm "An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn". Mục tiêu là giảm nợ quá hạn hàng năm dưới 3%.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn (Trang 60)