Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn (Trang 68)

tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh

Chất lượng hoạt động tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng cần có hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ của khách hàng cũng như đôn đốc họ trả nợ. Hoạt động của hệ thống này rất quan trọng vì nó chứng tỏ rằng ngân hàng:

Có hiệu quả trong việc kiểm tra và quản lý tài sản vay. Nghiêm khắc trong hoạt động kinh doanh.

Muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Việc gửi thư nhắc nhở và tiến hành đòi nợ có tính hệ thống và đúng lúc phải được thực hiện đối với tất cả các khoản vay. Trong thông báo, lời lẽ phải lịch thiệp xong cũng cần nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đủ và đúng hạn.

Ngân hàng luôn duy trì tổ chức phân tích tình hình dư nợ và tình hình nợ của từng xã, từng cán bộ phụ trách và khách hàng. Qua việc phân tích xác định rõ món vay có vấn đề, nợ quá hạn theo mức độ khác nhau; xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm. Định kỳ hàng tháng của ngân hàng chia hoạt động cho vay ra bốn phần để phân tích và chế độ cụ thể từng phần như sau:

Đối với nợ quá hạn: Tổ chức phân tích từng đối tượng và phân ra ba loại: loại thu được ngay, loại thu dần từng phần và loại khó thu. Từ đó, xác định rõ nguồn thu, biện pháp thu, thời gian thu phù hợp.

Đối với nợ sắp đến hạn: Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng trước, tổ chức in sao kê ra những món nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho từng khách hàng. Từ

ngày 20 đến ngày 25 cán bộ tín dụng đi thâm nhập khách hàng để xác định khả năng thu của khách hàng, từ đó có biện pháp cụ thể đến từng khách hàng, nếu có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ. Làm tốt vấn đề này đã hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

Đối với nợ chưa đến hạn: Sẽ tổ chức kiểm tra sau, chú ý những món nợ từ mười triệu đồng trở lên và tập trung kiểm tra hai nội dung chính đó là: vật tư bảo đảm tiền vay và tài sản thế chấp. Nếu có vấn đề thì xử lý theo các biện pháp tín dụng, giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục khó khăn có điều kiện trả nợ ngân hàng.

Đối với các món vay mới: Yêu cầu cho vay đúng quy trình nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới chất lượng lành mạnh hơn.

Để xử lý những khoản nợ quá hạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ quá hạn do định kỳ nợ chưa sát, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm, do nguyên nhân khách quan như thiên tai mất mùa, cán bộ phải bám sát đôn độc thu nợ, cho phép khách hàng được gia hạn nợ. Khi khách hàng có đủ khả năng trả nợ phải thu ngay, thu đủ 100%. Tuy nhiên ngân hàng cần ngăn chặn việc gia hạn nợ tuỳ tiện, gia hạn nợ nhiều lần để chạy theo chỉ tiêu đề ra khi nhận khoán, giấu giếm khuyết điểm cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay. Nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Đối với hộ vay vốn có tài sản thế chấp khi gia hạn không đủ giá trị theo quy định thì phải yêưu cầu có thêm tài sản thế chấp khác bổ sung.

Đối với nợ quá hạn phải thu dần: Là loại nợ khách hàng thiếu khả năng thanh toán không đủ tiền trả ngay một lần, cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra nhiều kỳ để khách hàng trả dần, mỗi lần ít nhất là 20% số nợ ghi trên khế ước.

Đối với nợ khó đòi: Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng cao do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như khách hàng sử dụng sai mục đích vốn vay, kinh doanh kém dẫn đến thua lỗ. Có thể áp dụng các biện pháp như thu giữ tài sản thế chấp, thu hồi sản phẩm vào mùa vụ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn (Trang 68)