Để phát huy hơn nữa vai trò của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn cho hộ sản xuất, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngoài trách nhiệm thuộc về ngân hàng thì Nhà nước cũng cần có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và hộ sản xuất trong việc cấp tín dụng và tiếp nhận vốn. Nhà nước cần giải quyết các vấn đề sau:
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, ổn định tương đối chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, cơ chế sử dụng ngoại tệ, chính sách tỷ giá. Tạo môi trường pháp lý ổn đinh cho sự phát triển hoạt động kinh tế và hoạt động ngân hàng.
Sớm điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách mang tính chất pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp như nhà đất, để tổ chức cá nhân vay vốn có được tính chất pháp lý đích thực theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng tín dụng một cách vững chắc.
Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động của ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm hạn chế hàng giả, kinh doanh không giấy phép, trốn thuế, buôn lậu làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh gây tiêu cực cho xã hội.
Tăng cường tính hiệu lực của thông tin báo cáo, chế độ hạch toán, tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê, tránh tình trạng hạch toán ngoài sổ sách, khai gian để giảm thuế, thu lợi bất chính.
Tạo lập môi trường cho các hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi, thực hiện các
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
chính sách khuyến khích, trợ giúp và ưu đãi hơn nữa cho hộ sản xuất.
KẾT LUẬN
Trên đây là thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn. Hộ sản xuất, đặc biệt người nông dân là người bạn đáng tin cậy của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn thực sự là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng với ngân hàng.
Qua những số liệu đã được phân tích ở Chương 2 của khóa luận về tình trạng hoạt động cho vay với hộ sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định chính sách cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, giải pháp tình thế của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trong những năm đầu bước sang kinh doanh trong công cuộc đổi mới hoạt động Ngân hàng, mà còn là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ nghiên cứu, khảo sát thực trạng tôi cũng mạnh dạn nêu lên một số ý kiến với hi vọng những khó khăn, vướng mắc sẽ dần dần được tháo gỡ để chủ trương đầu tư tín dụng đến hộ sản xuất có chỗ đứng ngày càng vững chắc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của mảng tín dụng này. Nội dung bài viết chưa phản ánh hết được những khía cạnh của công tác tín dụng đối với hộ sản xuất và cũng không tránh khỏi những sai xót rất mong được các cô chú trong Ngân hàng và thầy, cô bổ sung để đề tài của tôi được đi sát với thực tế hơn, phong phú sinh động và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô cùng các cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn và đặc biệt cảm ơn
Hoàng Ngọc Linh Lớp K2- NH3
Khóa luận tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội
giảng viên, thạc sỹ Đinh Thị Thanh Long đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.