Lí do lựa chọn đề tài Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cánhân thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hàngdoanh nghiệp, các nghiệ
Trang 1từ phía nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường ĐH Thương Mại và cácthầy/cô giáo trong bộ môn Ngân hàng chứng khoán – khoa Tài chính Ngân hàng đãtạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp nhận kiến thức về hoạt động ngân hàng, giúp emhoàn thiện tốt nhất bài khóa luận này
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giảng viên, PGS.TS NguyễnThị Phương Liên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý để em có thể hoàn thành tốtnhất bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo của chi nhánh VietinBank – MỹHào, đặc biệt là các anh/chị tại phòng quan hệ khách hàng cá nhân đã giúp em nắmbắt được thực tế hoạt động của NH, cũng như giúp em có những thông tin cần thiết
để viết bài khóa luận của mình
Đề tài nghiên cứu: “Chất lượng cho vay KHCN tại chi nhánh VietinBank –
Mỹ Hào” là một đề tài mới Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, mặc dù em
đã rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên không thể tránh khỏinhững sai sót Kính mong thầy cô có những ý kiến đóng góp để bài làm của emđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phân tích quy mô và tình hình tín dụng tại chi nhánh
VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012) 24
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay 25
Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi và dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh
VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012) 25
Bảng 2.4: Thu nhập và tỉ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay tại chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012) 26
Bảng 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN 34
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn 35
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN 37
Bảng 2.8: Kết quả phiếu điều tra về hoạt động cho vay KHCN 39
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn cho vay KHCN tại chi nhánh (2010 – 2012) 42
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu cho vay KHCN tại chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào 44
Bảng 2.11: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN 44
Trang 3Sơ đồ 1.1 : Quy trình cho vay đối với KHCN……… 9
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh VietinBank Mỹ Hào……… … 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn 36Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN 43Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN 45
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cánhân thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hàngdoanh nghiệp, các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân cũng tương đối đơn giản,
vì vậy các NHTM thường quan tâm đến các nghiệp vụ đối với khách hàng doanhnghiệp nhiều hơn Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vàkhối lượng giao dịch với ngân hàng của các khách hàng cá nhân cũng ngày càng giatăng Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải chú trọng và tập trung hơn vào cácnghiệp vụ ngân hàng đối với tập khách hàng cá nhân
Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàngđối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ýquan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vayluôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng
là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất Điều này đòi hỏi các ngân hàngcần phải quan tâm và trú trọng đếnhiệu quả và chất lượng của các khoản cho vaynhằm giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi nhuận cao
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh VietinBank Mỹ Hào, nhận thấy Chinhánh đã có sự quan tâm nhất định đến khoản mục cho vay khách hàng cá nhân tuynhiên thực tế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn: tỉtrọng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân còn thấp và quan trọng hơn nữa làvấn đề về chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân
Thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề này, trên cơ sởnhững kiến thức lý thuyết đã được học tập, nghiên cứu tại trường và những kinhnghiệm thực tiễn thu được qua quá trình thực tập tại chi nhánh Vietinbank Mỹ Hào,
em lựa chọn đề tài: “Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh VietinBank - Mỹ Hào” để tìm hiểu, nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
Trang 53 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng cho vay KHCN tại chi chánh VietinBank – Mỹ Hào
Các yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới chất lượng cho vay KHCNtại chi chánh VietinBank – Mỹ Hào
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn là một hệ thống các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để hỏingười trả lời Để thu thập dữ liệu tác giả có dử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếpcác thành viên ban gám đốc, nhân viên phòng tín dụng cá nhân cùng với khách hàngtại chi nhánh nhằm tìm hiểu về đánh giá của từng cá nhân về chất lượng cho vaykhách hàng cá nhân
Trang 6Hệ thống câu hỏi được xây dựng xoay quanh vấn đề nghiên cứu Trong hệthống câu hỏi có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm thu thập thông tin một cáchhiệu quả phục vụ cho quá trình viết khóa luận.
Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu:
Trong quá trình thực tập tại chi nhánh, để tập hợp các thông tin phục vụ choquá trình viết khóa luận tốt nghiệp đã sử dụng đến phương pháp thu thập dữ liệu
Liên hệ các phòng ban tại chi nhánh như phòng kế toán kho quỹ, phòng quan
hệ khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro, … để thu thập thông tin và số liệuphục vụ nhu cầu viết khóa luận
Tìm kiếm thông tin cần thiết qua mạng internet, tạp chí chuyên ngành vànhiều nguồn khác
Tìm hiểu các luận văn, khóa luận khác đã nghiên cứu về đề tài này
b Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh: Để đánh giá chất lượng cho vay KHCN của chi nhánhcần phải so sánh các số liệu, các chỉ tiêu cụ thể với nhau và so sánh giữa các năm
Phương pháp suy luận: từ các thông tin, số liệu thu thập được dùng các lậpluận, suy luận logic để tìm ra các điểm mấu chốt và các vấn đề liên quan
Phương pháp sử dụng bảng biểu: sử dụng các bảng biểu, đồ thị phục vụ mụcđích nghiên cứu
Phương pháp toán học: Sử dụng công thức toán học để tính toán số liệu
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh
Vietinbank – Mỹ Hào
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách
hàng cá nhân tại chi nhánh Vietinbank – Mỹ Hào
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm về hoạt động cho vay:
Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho kháchhàng một khoản tiền hoặc quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi.”
Như vậy có thể thấy có 2 chủ thể tham gia vào hoat động cho vay là “bêncho vay” – là ngân hàng; các tổ chức tín dụng và “bên đi vay” – là các tổ chức, cánhân có nhu cầu về vốn Đối tượng cho vay ở đây là tiền Hoạt động cho vay đượcxác lập dựa trên thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay về điều kiện vay, thờihạn vay và lãi suất vay Bên cho vay sẽ chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định, còn bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ phầngốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Hoạt động cho vay là một trong các hoạt động chủ chốt và mang lại nguồnthu nhập chính cho các NHTM Để quản lý hoạt động cho vay, các NHTM phânloại các loại hình cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy vào mục đích quản lý:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay thì các khoản cho vay được chia thành: cho vayngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn
- Căn cứ vào mục đích vay các khoản vay được chia thành: cho vay tiêu dùng,cho vay phục vụ mục đích kinh doanh, cho vay phát triển NNNT, …
- Căn cứ vào hình thức cho vay các khoản vay được chia thành: cho vay thấuchi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp, …
- Căn cứ vào tài sản bảo đảm các khoản vay được chia thành : cho vay cóTSBĐ và cho vay không có TSBĐ
- Căn cứ vào đối tượng vay: cho vay KHCN, cho vay KHDN, …
Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân
Trang 8Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một bộ phận của hoạt độngcho vay phân chia theo đối tượng khách hàng:“Cho vay KHCN là hình thức cho vay
mà Ngân hàng chuyển nhượng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc
hộ gia đình để sử dụng vào các mục đích xác định trong một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Như vậy có thể thấy chủ thể cho vay trong trường hợp này vẫn là cácNHTM, chỉ khác ở chỗchủ thể đi vayđược xác định là các cá nhân và hộ gia đình.Cũng vì thế mà mục đích sử dụng các khoản vốn vay chủ yếu là phục vụ nhu cầutiêu dùng, sắm sửa trang thiết bị, nhà cửa, ôtô, trang trải tiền viện phí hay đầu tư vàohoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình
Hoạt động cho vay đối với KHCN là hoạt động chiếm một phần không nhỏđóng góp vào nguồn thu nhập của NHTM KHCN chính là đối tượng được hướngtới đầu tiên của NHTM, đặc biệt là những Chi nhánh mới thành lập bởi nhu cầu củanhững khách hàng là cá nhân luôn đa dạng và phát triển theo sự phát triển của kinh
tế, xã hội
1.1.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
Do tính đặc thù của chủ thể đi vay là các cá nhân, hộ gia đình dẫn đến nhucầu vay vốn cũng có sự khách biệt Chính vì vậy cho vay khách hàng cá nhân cónhững đặc điểm riêng biệt so với cho vay khách hàng và doanh nghiệp, tổ chức.Dưới đây là một vài đặc điểm cơ bản của hoạt động cho vay KHCN:
Thời hạn của các khoản vay ngắn
Nhu cầu về vốn vay của các KHCN thường phục vụ cho các mục đích chitiêu, tiêu dùng như mua nhà, mua ôtô, du học hay tài trợ cho việc kinh doanh của cánhận hộ gia đình, các nhu cầu này đa số đều có đặc điểm là những nhu cầu chỉ bộcphát trong một khoảng thời gian ngắn với quy mô nhỏ Xuất phát từ chính nhữngđặc điểm về nhu cầu vốn nên những khoản cho vay đối với KHCN của ngân hàngthường là những khoản cho vay ngắn và trung hạn
Các khoản cho vay có độ rủi ro cao
Trang 9Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cánhân đó Tuy nhiên,thu nhập của các cá nhân thường bấp bênh và nhiều rủi ro hơn
so với thu nhập của các tổ chức, doanh nghiệp nên các khoản cho vay KHCNthường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn Chính vì vậy, rất nhiều NHTM trong một thời giandài trước đây không đẩy mạnh công tác cho vay đối với KHCN Nhưng hiện nay,khi nền kinh tế phát triển, hoạt động cho vay đối với KHCN mang lại một nguồnthu lớn, các NHTM ngày càng tập trung hướng tới mục tiêu này và công tác quản lírủi ro ngày càng được các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn
Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
Đặc điểm của KHCN là vay nợ với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất hộ giađình nên món vay thường có giá trị nhỏ So với các khoản vay của các doanhnghiệp thì khoản vay này nhỏ hơn rất nhiều lần Tuy vậy nhưng số lượng đối tượng
là KHCN rất lớn và các khoản vay của KHCN thường xuyên phát sinh Điều nàyđẫn đến tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ngày càng cao và lợi nhuận từ hoạtđộng cho vay KHCN sẽ không nhỏ nếu Ngân hàng biết cách huy động và làm tốtcác công tác quản lí có liên quan khác
Khó khăn trong việc quản lý, giám sát các khoản vay
Xuất phát từ đặc điểm các khoản cho vay KHCN có giá trị nhỏ nhưng sốlượng các khoản vay lớn, các ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn trong khâu quản
lý và giám sát được tất cả các khoản vay này Khó có thể thu nhập thông tin đầy đủ,chính xác khi mà số lượng KHCN rất đông với quy mô khoản vay nhỏ Điềunàykhiến ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để quản lý, thẩm định và giám sát
Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác
Lãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất cho vay các khoảnvay khác của NHTM Do quy mô của các khoản vay nhỏ, các NHTM phải đưa ramức lãi suất cao hơn để bù đắp các chi phí bỏ ra (chi phí về thời gian, nhân lực,thẩm định, quản lí…)
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay KHCN
Trang 10Trong nền điều kiện kinh tế hiện nay, hoạt động cho vay nói chung và hoạtđộng cho vay KHCN nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng Để xem xét vai tròcủa hoạt động cho vay KHCN ta cần phải xem xét một cách khách quan dưới nhiềugóc độ của người cho vay, người đi vay và góc độ của tổng thể nền kinh tế.
1.1.2.1 Đối với ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn của các cánhân hộ gia đình ngày càng tăng cao Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàngcũng vì thế mà ngày càng mở rộng và trở thành một trong những hoạt động cơ bảnnhất, mang lại nguồn thu lớn nhất trong cơ cấu nguồn thu nhập của ngân hàng.Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN, các NHTM hiện nayđang ngày càng nỗ lực khai thác thị trường một cách hiệu quả và triệt để nhất
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế
Có thể nói rằng trong tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay thì hoạt độngcho vay của NHTM cung cấp một nguồn vốn vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy pháttriển nền kinh tế Hoạt động cho vay còn đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp chu chuyến, lưu thông lượng vốn dưthừa trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo nên của cải vật chất, cải thiện nềnkinh tế, nâng cao mức sống của người dân
Hoạt động cho vay KHCN đã góp ổn định kinh tế cá nhân, hộ gia đình, tạocông ăn việc làm cho người lao động Điều này góp một phần dáng kể vào cácchính sách vĩ mô của Chính phủ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.3 Các hình thức cho vay KHCN
Trang 11Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân chính thương được các NHTMcung cấp hiện nay:
Cho vay từng lần: Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần Theo
phương thức này với mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCV đều phải làm thủ tụcvay vốn và ký kết HĐTD; doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thỏathuận trong hợp đồng tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu
vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định Khách hàng sẽ được NHCV cấp giớihạn tín dụng quy định mức dư nợ lớn nhất tại một thời điểm mà NHCV cấp chokhách hàng NHCV và khách hàng thỏa thuận thời hạn duy trì hạn mức tín dụngnhưng tối đa không quá 12 tháng Trong thời gian duy trì hạn mức, khách hàngđược phép rút vốn phù hợp với tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn thực tế
Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng áp dụng phương thức cho vay này đối với
nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án đầu tư để SXKD, dịch vụ và phải đảm bảodoanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thoả thuận trong HĐTD Nganhàng và khách hàng cùng nhau thỏa thuận thời gian giải ngân, thời gian ân hạn vàthời gian trả nợ trong hợp đồng tín dụng
Cho vay trả góp: Khi áp dụng phương thức này, phải đảm bảo doanh số cho vay
không vượt quá số tiền cho vay đã thoả thuận trong HĐTD Số tiền vay được trả nợthành nhiều kỳ hạn đều nhau với tổng số tiền trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ hạn bằngnhau, trong đó số tiền lãi phải trả được tính trên dư nợ thực tế đầu kỳ hạn và sốngày thực tế của kỳ hạn trả nợ đó
Cho vay theo hạn mức thấu chi: NHCV cho vay bằng cách cho phép khách hàng chi
vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán (bao gồm cả tài khoản thẻ ghi nợ) củakhách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanhtoán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Trang 12 Các hình thức cho vay khác: Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh
sẽ xem xét cho vay theo các phương thức phù hợp với đặc điểm hoạt độngtrong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật
1.1.4 Quy trình tín dụng cho vay đối với KHCN
Sơ đồ 1.1 : Quy trình cho vay đối với KHCN
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Cán bộ tín dụnghướng dẫn khách hàng có nhu cầu vay vốn thực hiện các thủtục và chuẩn bị hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng Hồ sơ vayvốn bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm khoản vay
Các cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tính đúng đắn của mục đích vay vốn,kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của các hồ sơ trên Đồng thời, cán bộ tín dụng phải đithực tế tại gia đình của khách hàng để điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin vềkhách hàng Thông qua hồ sơ vay trước đây của khách hàng, thông qua trung tâmtín dụng và các cơ quan quản lý trực tiếp của khách hàng để kiểm tra, xác minh tínhchính xác của thông tin
Bước 2: Thẩm định
Đây là bước quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay Thẩm định kháchhàng vay vốn thông qua tư cách và năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự; đánhgiá khả năng tài chính của khách hàng và tình hình quan hệ của khách hàng vớiNHTM Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng, ảnhhưởng lớn đến khả năng thu hồi vốn của NHTM
Trong bước này, các cán bộ tín dụng phải thẩm định về khả năng tài chính;phân tích nguồn thu nhập của khách hàng, thu nhập tích lũy trong thời gian vay vốn
để đảm bảo khả năng trả nợ cho NHTM; phân tích thẩm định tài sản bảo đảm để
B5:
Giảingân
B4: Lập,
hoàn thiện
và ký kếthợp đồng
Trang 13phòng ngừa và kiểm soát rủi ro Lấy cơ sở để xác định số tiền vay, thời hạn cho vay,
dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý và những điều kiện khác liên quan.Tạo tiền đề cho khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu
tư của NHTM
Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay
Sau khi xét duyệt, các cán bộ tín dụng nhận xét và có kết luận về tình hình tàichính của khách hàng, sự cần thiết của mục đích vay vốn, mức độ đáp ứng các điềukiện tín dụng, điều kiện của tài sản đảm bảo Từ đó, lập tờ trình thẩm định và trìnhduyệt hồ sơ vay vốn cho cấp lãnh đạo phê duyệt các ý kiến đã được đệ trình trong tờtrình Thông báo phải ghi rõ đề nghị duyệt hay không duyệt cho vay;lý do và cácvấn đề về: Phương thức cho vay; Số tiền cho vay; Lãi suất cho vay; Thời hạn chovay; Cách thức trả nợ gốc, lãi vay
Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi đã có quyết định phê duyệt cho vay, các cán bộ tín dụng soạn thảo vàđàm phán các điều kiện của hợp đồng với khách hàng NHTM cùng khách hàng kýhợp đồng tín dụng và cán bộ tín dụng làm thủ tục giao nhận các giấy tờ có liên quanđến tài sản đảm bảo vay vốn
Bước 5: Giải ngân vay vốn, giám sát sử dụng vốn vay:
CBTD lập giấy nhận nợ (ghi rõ thời hạn cho vay cụ thể); kiểm tra các căn cứgiải ngân; trình duyệt giải ngân Ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàngtheo đúng thỏa thuận ký kết trong hợp đồng tín dụng
Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh:
Các cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõicác khoản vay, việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng cho đến khi đến hạn; vấn đề
Trang 14giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc vàlãi cũng như việc miễn giảm lãi, chuyển nợ quá hạn
Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.
Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng phối hợp cùng với kếtoán đối chiếu, kiểm tra số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khế ước, khoản vay
1.2 Chất lượng cho vay KHCN
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay KHCN
Hoạt động cho vay được cho là có chất lượng khi mà nó đáp ứng tốt yêu cầucủa các chủ thể liên quan trong quan hệ này Cụ thể ở đây các yêu cầu hoạt độngcho vay cần đáp ứng được đó là khả năng thu hồi vốn và sinh lời cho Ngân hàng;khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn, mức độ hài lòng của khách hàng và cuối cùngphải mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội
Chất lượng cho vay đối với KHCN là một khái niệm vừa mang tính cụ thểvừa mang tính trừu tượng Vậy nên, khi xem xét chất lượng cho vay của NHTM nóichung và cho vay đối với KHCN nói riêng, cần xét trên ba góc độ khác nhau đó làgóc độ của NHTM; góc độ của khách hàng và dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế
- Dưới góc độ Ngân hàng: một khoản cho vay KHCN có chất lượng tốt nghĩa là
khoản cho vay đó phải được tài trợ từ nguồn vốn tốt, được đảm bảo an toàn với rủi
ro thấp nhất Đồng thời, khoản vay này phải được sử dụng đúng mục đích cam kếtban đầu, được hoàn trả gốc và lãi vay đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cho ngânhàng với chi phí nghiệp vụ thấp nhất Bên cạnh đó, khoản cho vay có chất lượngcòn tạo điều kiện tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trườngtài chính, thiết lập và làm lành mạnh những mối quan hệ kinh tế, phục vụ cho sựphát triển của hệ thống
- Dưới góc độ khách hàng: khoản vay có chất lượng trước hết phải đáp ứng được tối
ưu nhu cầu vốn của khách hàng, phù hợp với nhu cầu về lãi suất, khả năng trả nợcũng như kì hạn trả nợ Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện,và khiến khách hàngcảm thấy thoải mái, vui vẻ khi vay vốn
- Dưới góc độ nền kinh tế: khoản cho vay KHCN chất lượng là khoản cho vay hỗ
Trang 15sản xuất, lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tếxã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trìnhtích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởngtín dụng cho vay và tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại: “Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân được hiểu là mức độ đáp ứng của khoản cho vay đối với nhu cầu vốn của khách hàng; đối với yêu cầu về khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của ngân hàng và sự tác động của khoản vay đếnviệc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”
1.2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay KHCN
Từ những phân tích trên có thể thấy chất lượng cho vay không phải là mộtchỉ tiêu cụ thể mà là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêukhác nhau Việc đánh giá chất lượng cho vay KHCN của NHTM đòi hỏi chúng tacần phải xem xét, phân tích dựa trên nhiều thông tin, chỉ tiêu khác để có thể đưa racác kết luận chính xác
Một số thông tin, chỉ tiêu thường dùng để xem xét đánh giá về chất lượngcho vay nói chung và chất lượng cho vay KHCN nói riêng được phân thành hai loại
là các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng
1.2.2.1 Một số chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu không thể đo lường bằng những con số
cụ thể và khó có thể xác định được chuẩn mực Dù vậy các chỉ tiêu định tính luôn lànhững chỉ tiêu quan trọng không thể bỏ qua trong việc đánh giá chất lượng cho vaycủa NHTM
Mức độ hài lòng của khách hàng:
Về bản chất, “cho vay” là một sản phẩm dịch vụ Vì vậy, cũng như tất cả cácloại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, hoạt động cho vay muốn có chấtlượng thì cần phải thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngânhàng; hay nói cách khác phải khiến khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chovay của ngân hàng Sự hài lòng của khách hàng càng cao, dịch vụ cho vay của ngân
Trang 16hàng càng được đánh giá có chất lượng Có thể xem xét mức độ hài lòng của kháchhàng trên một số phương diện sau để đánh giá về chất lượng cho vay của ngânhàng:
- Sản phẩm cho vay có phù hợp với nhu cầu của khách hàng: về mục đích; quymô; thời hạn; lãi suất …
- Về cách thức dịch vụ được cung cấp: quy trình cho vay nhanh chóng, thuậntiện; thái độ và cách thức phục vụ của nhân viên có chuyên nghiệp và làmhài lòng khách hàng
Qui trình tín dụng:
Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thựchiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xinvay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng Chất lượngtín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một qui trình tín dụng đảm bảo tính khoa học,nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quitrình
Uy tín của Ngân hàng
Uy tín của ngân hàng cũng phần nào phản ánh chất lượng của hoạt động tíndụng Những Ngân hàng có uy tín đồng nghĩa với việc có lịch sử hoạt động lâu đời,nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, năng lực làm việc và phẩm chấtđạo đức cán bộ tín dụng cao và vì thế đương nhiên dịch vụ sẽ được cung cấp vớichất lượng đảm bảo và tốt hơn
Trang 171.2.2.2 Một số chỉ tiêu định lượng
Khác với chỉ tiêu định tính, các chỉ tiêu định lượng dùng các con số cụ thể để
đo lường chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN trên các phương diện nhưmức ổn định của nguồn vốn dùng để cho vay, khả năng thực hiện được các mục tiêu
về doanh số và lợi nhuận cho vay; khả năng thu hồi vốn và rủi ro tín dụng Dướiđây là một số chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá chất lượng cho vay dưới góc độ củaNgân hàng:
Một số chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn:
- Quy mô nợ xấu, nợ quá hạn cho vay KHCN: Được tính bằng tổng mức dư nợ các
khoản cho vay KHCN thuộc nhóm nợ xấu, nợ quá hạn tại một thời điểm Trong đó
nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5; nợ quá hạn
là các khoản nợ mà toàn bộ hoặc một phần nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn
- Tốc độ tăng trưởng nợ xấu, nợ quá hạn cho vay KHCN: Khi xem xét đến tốc độ
tăng trưởng nợ xấu, nợ quá hạn chúng ta cần phải xem xét cùng với tốc độ tăngtrưởng mức dư nợ cho vay KHCN Nếu như tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao hơn tốc
độ tăng trưởng mức dư nợ cho vay thì chất lượng cho vay của ngân hàng giảm
- Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN trên tổng dư nợ KHCN:
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay KHCNcủa Ngân hàng Nó cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay KHCN đã quá hạn trong tổng dư nợcho vay KHCN của ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng cho vay củangân hàng càng cao
- Tỷ lệ nợ xấu:
Để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng một cách chính xác thì taphải xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm Nếu trong cơ cấu nợ xấu, các khoản nợthuộc nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ càng ít thì chứng tỏ chất lượng cho vay củaNgân hàng đối với KHCN càng tốt
Trang 18Dựa theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, các khoản nợ được phân loạinhư sau:
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn và khoản nợquá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày, nợ
đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày,
nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ
đã cơ cấu lại lần đầu
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày, nợ
đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ
đã cơ cấu lại lần đầu Các khoản nợ cơ lấu lại thời gian trả nợ lần 2
Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trởlên; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lầnthứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
- Tỷ lệ nợ không thể thu hồi:
Mức lý tưởng của chỉ tiêu này là 0% Mức dưới 1% là bình thường và trên1% thì được coi là có vấn đề
Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các khoản cho vay KHCN
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN.
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cho vay KHCN.
- Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN
Trang 19Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN.Nghĩa là từ một đồng đi vay đối với KHCN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho Ngân hàng
- Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng:
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì có bao nhiêuphần trăm là lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN Tỷ lệ này càng cao thìthu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với KHCN càng quan trọng đối vớingân hàng Chỉ tiêu này còn phản ánh vị trí của họat động cho vay đối với KHCNtrong tổng hoạt động của Ngân hàng
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô, tỉ trọng dư nợ cho vay KHCN
Đây là nhóm chỉ tiêu không phản ánh trực tiếp chất lượng cho vay KHCNcủa ngân hàng tuy nhiên thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ tiêu này chúng
ta mới có thể có được cái nhìn bao quát và đưa ra được những đánh giá chính xác vàđầy đủ về chất lượng cho vay KHCN của chi nhánh
- Doanh số cho vay; Doanh số thu nợ và dư nợ cho vay KHCN
Dư nợ cho vay KHCN là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng cho KHCN vaychưa thu hồi tính đến thời điểm tính toán Chỉ tiêu này thể hiện quy mô tíndụngngân hàng đang cho vay Mặc dù mức dư nợ cho vay KHCN của ngân hàngcao chưa chắc chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng đã cao Nhưng có thể thấykhi chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng tốt thì ngân hàng sẽ tích cực nâng caomức dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN phản ánh sự tăng trưởngtín dụng về quy mô Mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng chưa có sựquan tâm đúng mức với việc cho vay KHCN Ngược lại, nếu hệ số này cao chứng tỏ
Trang 20ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Điều này thườngđạt được khi ngân hàng hoạt động tốt, hoạt độngc ho vay có chất lượng cao vàmang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng.
- Tỉ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của khoản mục cho vay KHCN trong tổng mức
dư nợ cho vay của ngân hàng Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy được mức độ ảnhhưởng và tầm quan trọng của các khoản cho vay KHCN đối với ngân hàng và nhậnbiết được đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHCN
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế
Mọi hoạt động kinh tế đơn lẻ đều chịu ảnh hưởng và tác động từ môi trườngkinh tế chung Nếu như nền kinh tế khó khăn, mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùngđều bị thu hẹp; các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn khó khăn kém hiệu quả Điều nàydẫn đến nhu cầu về vốn giảm sút, hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn Vốn vayđược sử dụng kém hiệu quả, nợ xấu, nợ khó đòi tăng cao làm giảm sút chất lượngcho vay của ngân hàng
Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật và dặc biệt là những quy định pháp luật liên quan đếnhoạt động của các ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chovay cũng như chất lượng cho vay của ngân hàng Một môi trường pháp lý đầy đủ,chặt chẽ và hợp lý sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thực hiện hoạt động cho vaytheo một quy chuẩn chung, các bên tham gia sẽ phải chấp hành một cách triệt để,giảm thiểu rủi ro và các vấn đề tiêu cực, nâng cao chất lượng của các khoản vay
Môi trường tự nhiên
Những rủi ro do tự nhiên gây ra là những rủi ro hoặc là khó tránh hoặc khôngthể tránh khỏi, luôn gây ra những thiệt hại nặng nề Lũ lụt, hỏa hoạn, động đất…gâytác hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh ( hư hại cơ sở vật chất, phá hoại mùa
Trang 21màng…) và gây cho con người hoặc thương tích hoặc tử vong Gặp phải những rủi
ro trên khiến khách hàng hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng, hoặc nợtrở thành nợ xấu, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Ngân hàng
Thiện chí từ phía khách hàng: Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn
được biểu hiện trong quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng như việc không cung cấpđầy đủ thông tin, đưa thông tin sai lệch, cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinhdoanh trái pháp luật, cố tình sử dụng vốn sai mục đích hay gián tiếp tác động làmảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Ngân hàng Những hành vi cố ý này đềumang lại rủi ro và gây khó khăn cho Ngân hàng trong hoạt động cho vay
Chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng khoản vaycủa khách hàng: Việc
quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả hay không của khách hàng có ảnh hưởnglớn đến chất lượng của khoản vay Nếu nguồn vốn vay được quản lý tốt, đầu tư cóhiệu quả thì khả năng hoàn trả của khoản vay cao dẫn đến chất lượng của khaonrvay cũng được cải thiện Bên cạnh đó lợi ích kinh tế mà khoản vay đem lại cao còngóp phần tăng trưởng nền kinh tế
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: có nghĩa là khách
hàng có đáp ứng được các điều kiện như quy định hay không? Các điều kiện về tàisản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháptài sản, nếu đáp ứng tốt các điều kiện trên thì khoản vay được đánh giá là an toànhơn chất lượng hơn
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng của NHTM
Mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm những đườnglối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo hoặc mở rộng hoặcthu hẹp tín dụng, nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời kỳ
Trang 22Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời của hoạt động tín dụng Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đòi hỏi phảiđược xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp hài hòa lợi íchcủa Ngân hàng, khách hàng và lợi ích xã hội.
Chất lượng cho vay phụ thuộc nhiều vào việc Ngân hàng lập ra một quy trìnhtín dụng đảm bảo tính logic, khoa học, đúng pháp lý và việc thực hiện tốt các bước,cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay.Nếu quy trình cho vay nhanh gọn, hợp lý và đảm bảo tính chính xác, thì khoản vay
sẽ đáp ứng được nhu cầu cho người vay một cách nhanh chóng, dễ dàng thuận tiên,Ngân hàng cũng quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng chovay của ngân hàng
Tổ chức bộ máy của NHTM.
Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đống bộ và khoa học sẽ bảo đảm được sự phốihợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, phòng ban trong Ngân hàng với nhaucũng như các đơn vị kinh tế có liên quan, bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động cóthống nhất và hiệu quả Qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõiquản lý các khoản cho vay, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay
Quy mô, uy tín của ngân hàng
Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số vàchất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN Với những Ngân hàng có lượng vốn
tự có cao, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thuận tiện về mặt địa lý cho người dânđến giao dịch sẽ có cơ hội thành công cao trong việc mở rộng hoạt động cho vay.Tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ đảm bảo mức độ an toàn về vốn cho các khoảncho vay của ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng
Chất lượng cán bộ, nhân viên
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng cũng có ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng hoạt động và sinh lời của mỗi Ngân hàng Đội ngũ cán bộ, nhânviên có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm là một yêu cầu hàngđầu đối với mỗi Ngân hàng và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay Chất lượng
Trang 23đạo đức nghề nghiệp, tác phong và kỉ luật lao động của người cán bộ nhân viên.Chất lượng cán bộ tín dụng tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo, tinh thần tráchnhiệm và ý thức ký luật cao, điều này sẽ đóng góp phần nào giúp Ngân hàng bù đắpnhững hạn chế về công nghệ kĩ thuật, và còn là thế mạnh giúp Ngân hàng cạnhtranh với các đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật tốt hơn.
Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị
Là công cụ thực hiện kiểm tra các hoạt động tín dụng như quy trình sử dụngvốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Nhờ các thiết bị tin họchiện đại mà các Ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lí thông tin một cách nhanhchóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định việc cho vay đúng đắn Ngoài
ra, các trang thiết bị tin học còn là một trong những phương tiện giúp ngân hàngđơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa chokhách hàng, gúp mở rộng tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng
Trang 24CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH VIETINBANK – MỸ HÀO
2.1 Khái quát về hoạt độngcho vay của chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh Vietinbank – Mỹ Hào
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào Tên gọi tắt: Chi nhánh VietinBank – MỹHào
Địa chỉ: Thị trấn Bần Yên Nhân – Huyện Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên.
Loại hình: Chi nhánh cấp I trực thuộc NHTMCP Công Thương Việt Nam.
NHTMCP Công Thương – chi nhánh Mỹ Hào tiền thân là một phòng giaodịch của NHTMCP Công Thương – chi nhánh Hưng yên, được nâng cấp thành chinhánh cấp 2 phụ thuộc NHTMCP Công Thương – chi nhánh Hưng Yên
Ngày 10/06/2006 NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Hàochính thức được nâng cấp thành Chi nhánh cấp I trực thuộc NHTMCPCT Việt nam
Là một trong hai chi nhánh cấp I của NHTMCP Công Thương trên địa bàn tỉnhHưng yên, NHTMCP Công Thương – chi nhánh Mỹ Hào được thành lập nhằm mụcđích phục vụ, đáp ứng các nhu cầu về thanh toán, tín dụng và dịch vụ Ngân hàngkhác cho tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế (tổ chức, cá nhân) trênđịa bàn khu vực
Trải qua hơn 6 năm hoạt động từ khi trở thành chi nhánh cấp I đến nay, nhờ
có sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên, chinhánh Vietinbank Mỹ Hào đã hoạt động và đạt được những kết quả kinh doanh khảquan đóng góp tích cực vào thành quả của ngân hàng VietinBank Bên cạnh đó chinhánh còn góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn khuvực
Trang 25Phòng KTGD
Tổ tiền tệ kho quỹ
Tổ tiền tệ kho quỹ
Phòng QLRR
Phòng QLRR
Phòng TCHC
Phòng TCHC
PGD Khoái Châu
PGD Khoái Châu
PGD Văn Lâm
PGD Văn Lâm
PGD Phố Nối
PGD Phố Nối
PGD Văn Giang
PGD Văn Giang
PGD Ân Thi
PGD Ân Thi Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào
Căn cứ quyết định 359/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 23/11/2005 của Hội đồng
quản trịNHCT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của sở giao dịch,
chinh nhánh NHCT,cơ cấu tổ chức tại NHCT chi nhánh Mỹ Hào bao gồm 1 giám
đốc, 2 phó giảm đốc, 5 phòng ban, 1 tổ và 5 phòng giao dịch được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại chi nhánh VietinBank Mỹ Hào
Căn cứ vào quyết định 704/QĐ – NHCT1 và công văn số 1406/CV –
NHCT1 ngày 6/4/2006 về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh
NHCT, mỗi phòng ban, bộ phận tại chi nhánh VietinBank Mỹ Hào có một chức
năng và nhiệm vụ riêng như sau:
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân:trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá
nhân, hộ gia đình để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
Trang 26Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp:trực tiếp giao dịch với khách hàng
là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ;thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng;trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các kháchhàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
Phòng kế toán giao dịch:trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ, công việc liên
quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch
vụ liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý, chịu tráchnhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy; Thực hiện tư vấn cho khách hàng sửdụng sản phẩm ngân hàng
Phòng quản lý rủi ro:Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về
công tác quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thựchiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từngkhách hàng; Thẩm định, tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tíndụng Thực hiện đánh giá, quản lí rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàngtheo chỉ đạo của NHCT
Phòng tổ chức hành chính:Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức
sắp xếp và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhànước và quy định của NHCT Thực hiện công tác quản trị và văn phòng nhằm phục
vụ cho hoạt động tại chi nhánh Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh tại chi nhánh
Tổ tiền tệ kho quỹ:Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và NHCT Ứng và thu tiền cho cácđiểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thuchi tiền mặt lớn
Các phòng giao dịch:Là phòng nghiệp vụ thực hiện tư vấn và cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ cơ bản của ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, các dịch
vụ thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, các dịch vụ thẻ theo chủ trương của nhànước và quy định vủa NHCT
Trang 27Ban Giám Đốc: trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt
động tại chi nhánh, đề ra các kế hoạch cụ thể để đạt được kế hoạch hoạt động củachi nhánh
2.1.3 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào
2.1.3.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phân tích quy mô và tình hình tín dụng tại chi nhánh
VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012)
Tổng dư nợ cho vay (trđ) 1.317.161 1.654.570 1.979.382
Tổng tài sản (trđ) 1.906.989 2.659.909 3.093.176Tổng nguồn vốn huy động (trđ) 1.717.760 2.312.799 2.663.803
Dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động (%) 76,68 71,54 74,3
(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán tại chi nhánh)Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy dư nợ hoạt động cho vay tại chi nhánhqua các năm đều tăng tuy nhiên tốc độ gia tăng dư nợ cho vay đang có xu hướnggiảm dần từ 25,61% năm 2011 xuống còn 19.63% năm 2012
Tỉ trọng năm dư nợ cho vay trên tổng tài sản của chi nhánh trong 3 năm đều
ở mức cao trên 60% (cao nhất là 69,07% năm 2010; thấp nhất đạt 62.2% vào năm2011) Từ đó có thể thấy được hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt độngthen chốt mà ngân hàng tập trung hướng tới
Tỉ lệ cấp dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh năm 2010 là76.68 %, năm 2011 là 71.54% và năm 2012 là 74.3% Tỉ lệ này nếu so với mặt bằngchung toàn ngành ngân hàng thì đang ở mức cao nhưng vẫn đảm bảo về độ an toànvốn và dưới mức tối đa cho phép theo quy định tại thông tư 13 của NHNN là 80%
Trang 28Tỉ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh ở mức cao chothấy hoạt động cho vay tại chi nhánh đang phát triển rất tốt, nguồn vốn huy động vềđược chi nhánh sử dụng một cách hiệu quả, không tồn tại vốn ứ đọng và vẫn đảmbảo mức độ an toàn về vốn.
2.1.3.2 Về cơ cấu dư nợ cho vay
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay
Mức dư nợ cho vay KHCN cũng tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độtăng trưởng dư nợ cho vay KHCN thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vaycủa chi nhánh Điều này khiến dư nợ cho vay KHCN ngày càng chiếm tỉ trọng íthơn Ta có thể thấy được điều này qua các con số cụ thế: dư nợ cho vay KHCNchiếm 32.76% năm 2010; 32,63% năm 2011 và chỉ còn 28.14% năm 2012
Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi và dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại chi nhánh
VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012)
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Trang 291.Tổng tiền gửi 1.255.999 100 1.674.940 100 1.951.120 100
1.1.Tiền gửi không kỳ hạn 197.066 15,69 280.217 16,73 453.831 23,261.2.Tiền gửi có kỳ hạn 1.058.933 84,31 1.394.723 83,27 1.497.289 76,742.Dư nợ cho vay KH 1.317.161 100 1.654.570 100 1.979.382 100
2.1.Cho vay ngắn hạn 748.411 56,82 927.883 56,08 940.998 47,542.2.Cho vay trung và dài
(Nguồn: “Báo cáo tình hình hoạt động” của chi nhánh các năm 2010-2012)Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi có kỳ hạn chiểm tỉ trọng lớn: Năm 2010tiền gửi có kỳ hạn chiếm tới 84.31% tổng tiền gửi, trong năm 2011 tỉ lệ này giảmnhẹ xuống còn 83.27% và đến năm 2012 thì tỉ lệ tiền gửi có kỳ hạn giảm xuốngđáng kể còn 76.74%
Không có sự chênh lệch lớn như cơ cấu tiền gửi, cơ cấu dư nợ cho vay phântheo kỳ hạn khá đồng đều, tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và tỉ trọng dư nợ chovay trung và dài hạn có tỉ lệ khá ngang bằng xung quanh mức 50%
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế bất ổn như hiện tại thì những khoản chovay dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ
để phòng ngừa rủi ro tín dụng
2.1.3.3 Về lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay
Bảng 2.4: Thu nhập và tỉ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay tại chi nhánh
VietinBank – Mỹ Hào (2010-2012)
Dư nợ cho vay (trđ) 1.317.161 1.654.570 1.979.382Lợi nhuận từ hoạt động cho vay (trđ) 69.308 95.965 119.004
Tỉ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay (%) 5,26 5,78 6,01
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động chi nhánh)
Trang 30Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy hiệu quả hoạt động cho vay của chinhánh đang rất khả quan Lợi nhuận từ hoạt động cho vay của chi nhánh trong 3năm đều tăng cùng chiều với dư nợ Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng củalợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay chính vì vậy mà tỉ lệ sinhlời từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong 3 năm tăng một cách khá đều đặn từ5,26% năm 2010 lên 5,78% năm 2011 và đạt mức 6,01% vào năm 2012
Từ đó ta có thể đưa ra kết luận rằng chi nhánh đang ngày càng hoạt động mộtcách hiệu quả Hoạt động cho vay ngày càng đem lại lợi nhuận cao hơn vì vậy chinhánh cần tập trung phát triển công tác cho vay tuy nhiên bên cạnh đó cần chú trọngđến chất lượng cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng
2.2 Thực trạng cho vay KHCN tại chi nhánh VietinBank – Mỹ Hào
2.2.1 Nguyên tắc cho vay KHCN
Theo quy định Qđ.35.18.II và quyết định số 2185/2012/QĐ-HĐQT-NHCT35ngày 29/12/2012 của hội đồng quản trị NHCT,khách hàng vay vốn NHCT phải tuânthủ các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD
Hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đầy đủ, đúng thời hạn
đã thoả thuận trong HĐTD
Mang lại lợi ích hợp lý cho NHCT và đáp ứng các quy định của pháp luật vàNHNN liên quan đến hoạt động cho vay
Những nguyên tắc trên được đặt ra nhắm mục đích đảm bảo hiệu quả củađồng vốn khi bỏ ra, đảm bảo sự công bằng và rõ ràng về lợi ích của cả hai bên vàđảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hoạt động cho vay
2.2.2 Điều kiện cho vay KHCN
Điều kiện để khách hàng cá nhân có thể vay vốn tại NHCT cũng được quyđịnh rõ tại Điều 11 quyết định số 2185/2012/QĐ-HĐQT-NHCT35:
Về năng lực pháp luật dân sự: Khách hàng là cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình tại
Việt Nam phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo pháp luậtViệt Nam Khách hàng là cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và
Trang 31năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là côngdân, nếu pháp luật nước ngoài đó được nhà nước Việt Nam chấp nhận
Về phương án đầu tư hoặc tiêu dùng:Khách hàng vay vốn phải có dự án đầu tư,
phương án SXKD khả thi, có hiệu quả hoặc có phương án tiêu dùng khả thi và phùhợp với quy định của pháp luật
Về mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay: Vốn vay phải được sử dụng để thực hiện dự
án/phương án kinh doanh hoặc để thực hiện phương án tiêu dùng của khách hàng vàphương án kinh doanh, mục đích tiêu dùng không được trái với pháp luật
Về khả năng tài chính: Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời
hạn cam kết: Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng gần nhất từ BB trở lên; vốn
tự có trực tiếp tham gia vào dự án/phương án tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn vớicho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn; tối thiểu bằng 30% nhucầu vốn với cho vay sản xuất kinh doanh trung và dài hạn
Về tài sản bảo đảm: Phải có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản của khách hàng vay, bên
thứ ba, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba theo quy định của NHCT Việc cho vay không
có bảo đảm thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo và quy định tại các sản phẩm cho vay
cụ thể của NHCT trong từng thời kỳ
- NHCV phải có khả năng quản lý, giám sát khách hàng và khoản vay
- Không cạnh tranh, lôi kéo khách hàng đang quan hệ tín dụng tại chi nhánhNHCT khác
- Khách hàng được đánh giá là có uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng, thanhtoán với NHCT, tại thời điểm xem xét cho vay (i) không còn nợ xấu tại bất cứTCTD nào; (ii) không còn nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng củaNHCT; (iii) không có dấu hiệu lừa đảo, thiếu thiện chí trả nợ; (iv) không thuộcdanh sách khách hàng đen của NHCT
- Khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại NHCT và cam kết sử dụng tài khoản này
để thực hiện giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trang 32của khách hàng (đối với khách hàng đề nghị vay vốn phục vụ sản xuất kinhdoanh).
- Khách hàng phải cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến khoảnvay
2.2.3 Lãi suất cho vay KHCN và các khoản phí
NHCV công bố lãi suất cho vay và các loại phí hiện đang áp dụng cho kháchhàng biết Lãi suất, phí cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng được xácđịnh theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định về lãi suất cho vay, quy định về phí liên quan đến hoạtđộng cho vay của NHCT trong từng thời kỳ, phù hợp với các quy định củapháp luật và NHNN
- Đối với cho vay trung, dài hạn (trừ cho vay theo phương thức trả góp), ápdụng lãi suất theo phương thức thả nổi, được điều chỉnh định kỳ nhưng tối đakhông quá 6 tháng
- Mức lãi suất phạt quá hạn bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn đã được kýkết hoặc điều chỉnh trong HĐTD
- Phạt chậm trả lãi: do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ
NHCT và khách hàng thoả thuận, ghi vào HĐTD: phương thức áp dụng lãisuất cho vay; mức, cách tính lãi suất cho vay trong hạn; kỳ điều chỉnh lãi suất; lãisuất phạt quá hạn, tiền phạt chậm trả lãi và các loại phí liên quan
2.2.4 Quy trình cho vay KHCN
Quy trình cho vay KHCN được chia thành hai quy trình nhỏ hơn: quy trìnhcấp giới hạn tín dụng và quy trình cho vay Bất cứ khách hàng nào khi muốn vayvốn từ ngân hàng sẽ được ngân hàng cấp “giới hạn tín dụng’ Giới hạn tín dụng sẽquy định mức dư nợ tối đa mà ngân hàng có thể cấp cho KH
Quy trình cấp giới hạn tín dụng:
Bước 1 – Thu thập thông tin, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: CBQHKH thu thập
thông tin về KH, nhu cầu tín dụng của KH Hướng dẫn KH lập và chuẩn bị đầy đủ
Trang 33hồ sơ xin cấp GHTD Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lí, hợp pháp của hồ sơ Scan mộtbản hồ sơ chuyển cho PQLRR.
Bước 2 – Thẩm định, đề xuất cấp GHTD: CBQHKH thực hiện tạo CIF cho
KH, nhập thông tin chấm điểm KH Ngân hàng thành lập tổ thẩm định định giáTSBĐ
Bước 3 – Thẩm định đề xuất cấp GHTD: PQLRR kiểm soát, rà soát kết quả
chấm điểm và xếp hạng tín dụng của KH, kiểm tra tờ trình đề xuất cấp GHTD; trình
tờ trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt
Bước 4 – Phê duyệt GHTD của KH: GĐ, PGĐ chi nhánh yêu cầu chỉnh sửa
thông tin cấp HGTD nếu cần, tiến hành phê duyệt GHTD cho khách hàng
Bước 5 – Thông báo kết quả cho KH, soạn thảo ký kết HĐBĐ: CBQHKH
thông báo kết quả cho KH và thực hiện soạn thảo HĐBĐ với KH sau đó trình choPQLRR và cấp trên phê duyệt, ký kết
Bước 6 – Nhập, kiểm soát dữ liệu KH, nhập kho hồ sơ: tiến hành tạo CIF,
nhập thông tin dữ liệu KH vào hệ thống, Phòng Tiền tệ Kho Quỹ nhập kho TSBĐ
Bước 7 – Theo dõi và quản lý GHTD khách hàng: NH tiến hành theo dõi
quản lý GHTD của KH, tiến hành điều chỉnh GHTD khi cần thiết
Bước 8 – Lưu hồ sơ: PQHKHCN và PQLRR tiến hành lưu trữ hồ sơ KH.
Quy trình cho vay:
Bước 1 – Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBQHKH tiếp nhận
nhu cầu, tư vấn sản phẩm phù hợp cho KH Hướng dẫn và hỗ trợ KH hoàn thiện bộ
hồ sơ vay vốn đầy đủ theo từng trường hợp
Bước 2 – Thẩm định đề xuất cho vay và TSBĐ: CBQHKH thu thập thông tin
cần thiết để đánh giá và thẩm định khách hàng, thành lập tổ định giá, tổ thẩm địnhtiến hành định giá và thẩm định TSBĐ nếu có
Bước 3 – Thẩm định, đề xuất quyết định cho vay: CBTD tiến hành thẩm định
lại các thông tin cânf thiết, lập tờ trình trình PQLRR