1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành

60 882 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 136,2 KB

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng của NHTM Ngân hàng là một trong những tổ chức kinh tế quan t

Trang 1

nhất đến các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô khoaTài chính Ngân hàng đã cho em những kiến thức cơ bản và chuyên môn cần thiếttrong quá trình học tập tại trường.

Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TSNguyễn Thị Phương Liên, người đã quan tâm giúp đỡ, vách kế hoạch hướng dẫn

em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất trong thời gian qua

Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, công nhân viên củaNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành,các anh chị đã chỉ bảo rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gianthực tập tại chi nhánh

Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của mộtsinh viên thực tập nên khóa luận cũng không tranh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng caohiệu quả làm việc, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên: Võ Tá Duy

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành các năm 2012

2010-Bảng 2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng từ 2010-2012

Bảng 3: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay từ 2010-2012

Bảng 4: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (2010-2012)

Bảng 5: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có đảm bảo và không có đảm bảo

Bảng 6: Thu nhập từ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh thu từ 2010-2012

Bảng 7: Hiệu suất sử dụng vốn cho vay tiêu dùng

Bảng 8: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay tiêu dùng

Bảng 9: Kết quả phiếu điều tra về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (2010-2012)

Biểu đồ 2: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có bảo đảm và không có bảo đảm 2012)

(2010-DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêudùng tăng Nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người lao động ngày càngđược nâng cao, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng là rất cần thiết Nếu như cho vay tiêudùng là cụm từ không xa lạ đối với các nước tiên tiến và phát triển trên thế giới thìdường như ở Việt Nam nó vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ Trong hoàn cảnhkinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu vaytiêu dùng của người dân ngày một lớn Những năm gần đây, hoạt động cho vay tiêudùng mang một vai trò quan trọng trong dịch vụ ngân hàng, cho vay tiêu dùng đónggóp một phần lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Ngườitiêu dùng với mức thu nhập ổn định và được cải thiện, cùng với trình độ dân trí vàmức sống cao, hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng pháttriển Tuy vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn có những hạn chếnhất định như mức cho vay tiêu dùng tối đa còn thấp, thời hạn cho vay tiêu dùngngắn, chính sách và thủ tục cho vay tiêu dùng còn phức tạp và hạn chế, chưa hấpdẫn được đông đảo khách hàng tương xứng với vị thế và tiềm năng của các ngânhàng

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là một trongnhững ngân hàng hàng đầu về quy mô và chất lượng đang hoạt động tâị Việt Nam.Chi nhánh Hà Thành là đơn vị thành viên của hệ thống NHNo&PTNT trên cả nước,

có nhiệm vụ thay mặt Ngân hàng trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Quận Đống Đa.Trên thực tế, tiềm năng phát triển của kinh tế quận Đống Đa và nhu cầu vay tiêudùng tại đây còn rất lớn Sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùngcủa người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng Bởi vậy, cho vay tiêudùng là một tiềm năng đối với các NHTM nói chung và chi nhánh Hà Thành nóiriêng trong thời gian tới Trước bối cảnh đó, chi nhánh Hà Thành cũng đã nhận thứcđược tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ với khách hàng vay tiêu dùng tại địa

Trang 4

bàn, chi nhánh rất chú trọng công tác nâng coa chất lượng cho vay tiêu dùng Tuy

nhiên, cho đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn nhiều tiềmnăng cần khai thác Do đó, việc tìm hiểu thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùngcủa chi nhánh và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao chất

lượng cho vay tiêu dùng là rất cần thiết Do đó, em xin chọn đề tài “ Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành” để ngiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống chất lượng cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Thành,tìm ra được những hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao chất lượng cho vay tiêudùng, trên cơ sở đó đưa ra các hướng giải quyết vấn đề cho vay tiêu dùng tại chinhánh

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay têu dùng, các tiêu chí đánh giá vàcác nhân tố ảnh hưởng

Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàngtrong giai đoạn từ năm 2010-2012

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp nghiêncứu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá,…

Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữliệu thứ cấp:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phát phiếu điều tra đối với cáckhách hàng đang sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tìm nguồn dữ liệu từ bên trongngân hàng, các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Trang 5

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng của NHTM

Ngân hàng là một trong những tổ chức kinh tế quan trọng nhất của nên kinh

tế, có nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, huy động vốn trong nếnkinh tế và đưa vốn đó đến những nơi cần vốn thông qua hoạt động cho vay, giúpcác hộ gia đình, doanh nghiệp có thể quay vòng được nguồn để thực hiện hoạt độngkinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoài ra nó còn giải quyết được vấn

đề tiền nhàn rỗi tập trung nhiều trong khu dân cư

Cho vay là một hoạt động truyền thống và là chức năng kinh tế hàng đầu củaNgân hàng, giúp ngân hàng chuyển tiết kiệm thành đầu tư

1 Khái niệm và đặc điểm

Theo quyết định 1627/2001QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tổ chứccho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: Chovay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sửdụng một khoản tiền vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thoả thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:

+ Thứ nhất: Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

+ Thứ hai: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích

+ Thứ ba: Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo

Hoạt động cho vay tiêu dùng được hiểu như sau: Cho vay tiêu dùng là cáckhoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cánhân và hộ tiêu dùng Đây là một phần tài chính quan trọng giúp những người nàytrang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Bên cạnh đó, những chi tiêucho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch… cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.Nhìn chung, cho vay tiêu dùng được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân, hộgia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh

Trang 7

Cho vay tiêu dùng cho phép cá nhân, hộ gia đình được sử dụng trước khảnăng mua hàng hóa của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầutiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả Do đó, ngoài việc nâng cao mức sống vềmặt vật chất, thì cho vay tiêu dùng còn gián tiếp kích thích sản xuất.

Tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng ra đời và phát triển muộn hơn thế giới rấtnhiều Hoạt dộng cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 củathế kỷ 20 Nhưng mãi đến sau năm 2000, khi nền kinh tế nói chung và đời sống củangười dân nói riêng có những bước chuyển rõ rệt, sắc nét thì loại hình tín dụng nàymới thực sự phát triển Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng nằm trong chiến lược

đa dạng hóa các loại hình tính dụng, mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ cũngnhư phân tán rủi ro của ngân hàng Điều đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận vàquảng bá thương hiệu

Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm như sau:

Một là: quy mô của những hợp đồng vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ

chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suấtcủa các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp Các khoản cho vaytiêu dùng thường có quy mô tương đối nhỏ so với các khoản cho vay kinh doanh.Cho vay bất động sản có thể có giá trị lớn hơn nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơncác món vay khác tại ngân hàng Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng chỉ vay tiêudùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ sung số tiền cònthiếu Tuy nhiên số lượng các khoản CVTD lại rất lớn do đối tượng của loại hìnhcho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng Khi nềnkinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽcàng nhiều thêm

Hai là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ

kinh tế

Ba là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất

mà thông thường người đi vay quan tâm với số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất

mà họ phải chịu

Trang 8

Bốn là mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật

thiết tới nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng

Năm là chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng là không cao.

Sáu là nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ

thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của nhữngngười này Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là thu nhập củangười đi vay, ngân hàng thường xem xét mức thu nhập thường xuyên của kháchhàng để ra quyết định cho vay

Bảy là tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng,

xác định sự hoàn trả của khoản vay

• Đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình Nhu cầu vay vốn củanhững người này phụ thuộc vào tình hình thu nhập, tài chính của họ Do đó, có thểchia ra thành 3 trường hợp phổ biến sau:

+ Các cá nhân có mức thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng thường không cao,

nó chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thu nhập vàchi tiêu

+ Các cá nhân có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng tiêu dùng phát triểnmạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoản tiền dự phòngcủa mình

+ Các cá nhân có mức thu nhập cao: nhu cầu tiến dụng tiêu dùng nảy sinhnhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi mà nguồn vốn của họ

đã nằm trong tài khoản đầu tư

• Thời hạn cho vay: các khoản cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn và trung hạn domón vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao

• Lãi suất cho vay tiêu dùng: Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn lãi suấtcho vay trong các lĩnh vực khác Nguyên nhân là do quy mô của hợp đồng cho vaynhỏ lại khó quản lý hơn, vì vậy chi phí cho vay của ngân hàng cao Để bù đắp chiphí này, tất nhiên, lãi suất cho vay sẽ cao Bên cạnh đó, không như hầu hết cáckhoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường,lãi suất cho vay tiêu dùng thường cố định ở một mức nhất định

Trang 9

• Rủi ro cho vay tiêu dùng: Hình thức cho vay tiêu dùng chứa đụng độ rủi ro cao hơn

so với việc tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Rủi ro khách quan: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là từ thu

nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay, khả năng trả nợ của khách hàng

sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoặc xảy ra những biến động tiêucực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp Khả năng trả nợ vay tiêu dùng cònphụ thuộc avò tình trạng sức khỏe của khách hàng, đặc biệt khi người vay chết thìngân hàng sẽ rất khó để thu hồi được các khoản nợ

Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó

đầy đủ và rõ rang như thông tin về doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi rothông tin không cân xứng Khách hàng có thể không có thiện chí trả nợ cho ngânhàng mặc dù có khả năng thanh toán, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ vàtrung thực nhằm đạt mục đích vay vốn

• Chi phí cho vay tiêu dùng: CVTD là một trong những khoản mục có chi phí lớnnhất trong danh mục cho vay của ngân hàng Do số lượng món vay nhiều, kháchhàng đông nhưng quy mô nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực, từ khâutiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, kiểm soát và thu nợ.Công tác quản lý các khoản cho vay tiêu dùng với số lượng lớn cũng phát sinhnhiều chi phí

2 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng

Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngânhàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo

ra và sử dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến nayhoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quan tâm phát triển, kháchhàng sử dụng, chính phủ các nước đồng tình ủng hộ

- Đối với ngân hàng, ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, cho vay

tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng

với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàngmới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng

Trang 10

mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng,

số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều và hình ảnh của ngânhàng sẽ càng đẹp hơn trong mắt khách hàng Trong ý nghĩ của công chúng, ngânhàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp màngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêudùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của người tiêu dùng Từ đó mà uy tíncủa ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn

Thứ hai, cho vay tiêu dùng là một công cụ Marketing rất hiệu quả, nhiều

người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng sẽ huy động được nhiềunguồn tiền gửi của dân cư

Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh

tư đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

- Đối với người tiêu dùng, nhờ cho vay tiêu dùng, họ được hưởng các tiện ích trước

khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trườnghợp khi cá nhân có các chỉ tiêu có tích cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục

và y tế Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó cóthể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm gảm khả năng tiếtkiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn rất nghiêm trọng hơn nếu mất khả năng chitrả thì người này có thể gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống

- Đối với nền kinh tế, cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng

hoá Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu dùng thì tấtyếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọngvốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục Vai trò của ngân hàng lúcnày trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đãtạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết Kháchhàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hànghoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng Khi đã tiêu thụ đượchàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vayvốn Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu

Trang 11

vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nướcthì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu tạo điểu kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳngnhững không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết kiệm trongnước

2 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề

để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Phân loại cho vay tiêu dùng dựa vào các căn cứ sau đây:

1 Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:

- Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan) : Cho vay tiêu dùng cư trú là

các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ởcủa khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Mortage Loan): Cho vay tiêu dùng

phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe

cộ, đô dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch

2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng được chia làm ba loại

1 Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan)

Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiềngốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạncho vay Phương thức này thường được áo dụng cho các khoản vay có giá trị lớnhoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết mộtlần số nợ vay

2 Cho vay tiêu dùng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan)

Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàngchỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉđược cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ và thời gian ngắn

Trang 12

3 Cho vay tín dụng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)

Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sửdụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tìa khoảnvãng lai

3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Cho vay tiêu dùng gồm:

1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan)

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng muacác khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụcho người tiêu dùng

2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan)

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ ngườivay

3 Quy trình cho vay tiêu dùng

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc với khách hàng.Một bộ hồ sơ vay vốn cần thu thập các thông tin

+ Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự

+ Khả năng sử dụng vốn vay

+ Khả năng hoàn trả nợ (nợ gốc và lãi vay)

+ Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng Nhu cầu chi phí, mức vốn tự có,

có nhu cầu tài trợ

+ Các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng (nếu có), các số liệu minh chứngtài sản thế chấp, cầm cố, cam kết bảo lãnh hoặc các đảm bảo khác như tiền gửi hoặcvàng,…

Bước 2: Phân tích tín dụng

Trang 13

Phân tích tín dụng là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn

và hoàn trả nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay củangân hàng

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định từ chối hoặc đồng ý cho vay đốivới hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi ra quyết định thường mắc 2 sai lầm cơ bản: + Đồng ý cho vay đối với một khách hàng không tốt

+ Không đồng ý cho vay đối với một khách hàng tốt

Cả hai sai lầm này đều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.Thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng trên cơ sở hạnmức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Tuỳ vào hình thức và quy mô củakhoản vay cụ thể mà ngân hàng sẽ áp dụng phương thức giải ngân cho phù hợp Bước 5: Kiểm tra, giám sát tiền vay

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng…, đảmbảo khả năng thu nợ Ngoài ra, thông qua công tác giám sát, ngân hàng sẽ phát hiện

ra những hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đã kí kết của người vay và có biệnpháp xử lý kịp thời

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi

Đến kỳ hạn trả nợ, ngân hàng tiến hành thu nợ trên cơ sở các điều khoản đãcam kết trong hợp đồng tín dụng Khi người đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợvới ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảotiền vay cho khách hàng Trường hợp đến hạn trả nợ mà khách hàng không đủ hoặckhông trả nợ đúng hạn thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ hoặc chuyển sang

nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiếp tục đánh giá khả năng và mức độ thu hồi

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay

Trang 14

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa

vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồngtín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưutrữ Trong trường hợp này, hai bên ngân hàng và khách hàng thanh lý hợp đồng tíndụng mặc nhiên Cón trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện khách hàng

vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng, có thể ảnh hưởng đến khảnăng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồngbắt buộc

4 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng

Trong sản xuất kinh doanh, một trong các yếu tố quyết định đến hiệu quả

kinh doanh là chất lượng hàng hóa Chất lượng hàng hóa tốt, giá cả hợp lý sẽ có khảnăng thu hút được nhiều khách hàng Hoạt động tín dụng cũng không nằm ngoàiquy luật đó Đây là một hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuận khá lớn đẻ duy trìhoạt động và phát triển của ngân hàng do lãi suất cho vay tiêu dung thường cao.Hoạt động này chứa nhiều rủi ro vì vậy khi xem xét cho khách hàng vay vốn đòi hỏicần có biện pháp để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải tức là cần nângcao chất lượng cho vay Vậy chất lượng cho vay là gì?

Chất lượng cho vay là khoản lợi ích mà khoản vay đó mang lại cho cả người

đi vay và người cho vay Một khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt khi nómang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người đi vay đồng nghĩa với việc khách hàng

có khả năng trả nợ gốc và lãi, ngân hàng có thể giảm bớt được rủi ro không lườngtrước được Thông thường khi nói đến nâng cao chất lượng cho vay, người ta nghĩngay đến việc giảm thiểu các rủi ro, đến việc thực hiện các mục tiêu mà ngân hàng

đã đề ra Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng được thể hiện ở nhiều khíacạnh như ở quy mô khoản vay, việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong cho vay,việc thu hồi các khoản nợ, lợi nhuận có thể mang lại từ hoạt động cho vay tiêudùng… Sau đây ta sẽ xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng

1 Các chỉ tiêu định lượng

Trang 15

Các chỉ tiêu định lượng dùng các con số cụ thể để đo lường chất lượng hoạtđộng cho vay đối với CVTD trên các phương diện như mức ổn định của nguồn vốndùng để cho vay, khả năng thực hiện được các mục tiêu về doanh số và lợi nhuậncho vay; khả năng thu hồi vốn và rủi ro tín dụng Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bảndùng để đánh giá chất lượng cho vay dưới góc độ của Ngân hàng:

 Nợ quá hạn

Là số tiền mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáohạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn vơinguyên nhân hợp lý Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, điều nàychứa đựng rủi ro cho ngân hàng, thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chấtlượng cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự thâm hụt vốn tự cócàng nhiều do chất lượng tín dụng bị giảm sút Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngânhàng không có khả năng thanh toán

Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% đượcxem là ngân hàng yếu kém, nếu chỉ số này ở mức dưới 5% ngân hàng được đánhgiá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao

Dựa theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, các khoản nợ được phân loạinhư sau:

 Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn và khoản nợ quáhạn dưới 10 ngày

 Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày, nợ đã

cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu

 Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày,

nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả

nợ đã cơ cấu lại lần đầu

 Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày, nợ đã

cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả

nợ đã cơ cấu lại lần đầu Các khoản nợ cơ lấu lại thời gian trả nợ lần 2

Trang 16

 Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản

nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đãquá hạn

 Nợ xấu

Tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNH ngày 22/04/2005 của NHNN như sau:

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm

4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, đo lường chất lượngtín dụng Chỉ tiêu này càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao

 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh sự tăng trưởng tíndụng về quy mô Mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng chưa có sự quantâm đúng mức tới hoạt động cho vay tiêu dùng Ngược lại, nếu hệ số này cao chứng

tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng

 Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của NHTM

Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của khoản mục cho vay tiêu dùng trong tổngmức dư nợ cho vay của ngân hàng Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy được mức độảnh hưởng và tầm quan trọng của các khoản cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng

và nhận biết được đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới

 Hiệu suất sử dụng vốn cho vay tiêu dùng

Hiệu suất sử dụng vốn cho vay tiêu dùng có thể được tính tại một thời điểmnhất định hoặc tính bình quân cả năm theo công thức

Trang 17

Hiệu suất sử dụng vốn cho vay tiêu dùng là việc xem xét đánh giá tỷ trọngcho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi

về vốn của nền kinh tế hay chưa Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể biết được khảnăng mở rộng cho vay tiêu dùng của mình Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷtrọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay,vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể

 Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay tiêu dùng

Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng cho vaytiêu dùng của ngân hàng thương mại Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ lãithu được của hoạt động cho vay của ngân hàng Nó chiếm một tỷ lệ khá cao trongtổng thu nhập của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận đồng thời đảm bảo bù đắp được cáckhoản chi phí cho ngân hàng như chi phí huy động tiền gửi, chi phí nhân viên… Vìvậy, khi đánh giá các khoản vay của ngân hàng thương mại cần xem xét đến khảnăng sinh lời của nó Chỉ tiêu mức sinh lời được đo bằng tổng thu nhập từ nghiệp

vụ cho vay tiêu dùng trên dư nợ bình quân

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay tiêu dùng càng tốt, nguồnlợi nhuận của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động này càng lớn

2 Các chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu không thể đo lường bằng những con số

cụ thể và khó có thể xác định được chuẩn mực.Dù vậy các chỉ tiêu định tính luôn lànhững chỉ tiêu quan trọng không thể bỏ qua trong việc đánh giá chất lượng cho vaycủa NHTM

Để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng, ngoài các chỉ tiêu định lượng nêutrên, còn dựa vào một số chỉ tiêu định tính như sau:

+ Chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng như thế nào? Về bảnchất, “cho vay” là một sản phẩm dịch vụ Vì vậy, cũng như tất cả các loại hình kinhdoanh cung cấp sản phẩm khác, hoạt động cho vay muốn có chất lượng thì cần phải

Trang 18

thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng Sự hài lòngcủa khách hàng là cơ sở để đánh giá chất lượng CVTD.

+ Chính sách cho vay của ngân hàng có rõ ràng không? Bất cứ một ngânhàng nào muốn có được chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụngphù hợp với điều kiện của ngân hàng, phải căn cứ vào đòi hỏi của thị trường

+ Quy trình cho vay có khoa học, hợp lý không? Chất lượng tín dụng phụthuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học, nhanh chóng,thuận tiện, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của qui trình

+ Thời gian thẩm định cho vay dài hay ngắn?

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng Vì thế

nó là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng CVTD Về cơ bản, nột dung củachính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách marketing, chínhsách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và thời hạn tín dụng, …

• Chính sách khách hàng: ngân hàng thường phân loại khách hàng Những kháchhàng truền thống, khách hàng mục tiêu… Một chính sách khách hàng hấp dẫn,chính sách marketing hướng tới nhóm khách hàng là khách hàng vay tiêu dùng sẽthúc đẩy người tiêu dùng đến vay vốn tại ngân hàng Từ đó nâng cao chất lượngCVTD

• Quy mô và giới hạn tín dụng: Bên cạnh các quy định của pháp luật về giới hạn chovay, mỗi ngân hàng thường có quy định riêng về quy mô và các giới hạn đối vớikhách hàng cụ thể Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếptới quy mô các khoản tín dụng mà khách hàng nhận được từ ngân hàng Khi muốnnâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng sẽ phải nới lỏng chính sách này theohướng tăng quy mô và mở rộng giới hạn cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng

Trang 19

• Chính sách lãi suất: lãi suất cho vay của NHTM có tác động đến nhu cầu vay vốncủa khách hàng vay tiêu dùng Một mức lãi suất cao sẽ hạn chế ý muốn vay mượncủa khách hàng, bởi chi phí vốn cao Ngược lại, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suấtcho vay thấp khi muốn nâng cao chất lượng CVTD Chi phí vốn thấp góp phần làmgiảm gánh nặng chi phí cho khách hàng Khi đó, nhiều khách hàng tìm đến ngânhàng để vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tạingân hàng tăng lên, nghĩa là chất lượng CVTD được cải thiện.

2 Quy trình cho vay

Một quy trình cho vay rườm rà, phức tạp, tốn thời gian nhiều khi làm mất đi

cơ hội kinh doanh của khách hàng Do đó, quy trình thủ tục cho vay của ngân hàngcần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để ngân hàng có được các thông tin cầnthiết, vừa không gây phiền hà cho khách hàng Điều này sẽ thu hút nhiều kháchhàng đến ngân hàng để vay vốn

3 Quy mô và cơ cấu vốn của NHTM

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTD Với lượng vốn dồidào, NHTM sẽ dễ dàng hơn đối với các chính sách tín dụng nhằm nâng cao chấtlượng cho vay Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khókhăn thì ngân hàng dẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng Tình trạngthiếu vốn khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động, từ đó lãi suất cho vay tăng lên.Khi đó, sức cạnh tranh của ngân hàng giảm đi và múc tiêu nâng cao chất lượngCVTD khó lòng đạt được Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cũng ảnhhưởng đến chất lượng CVTD Nếu tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn quá lớn, ngân hàngkhông đủ nguồn trung dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu vốn dài hạn của ngân hàngnhư nhu cầu mua bất động sản Việc nâng cao chất lượng CVTD cũng khó khănhơn

4 Đội ngũ cán bộ nhân viên

Ngành dịch vụ có đặc điểm nổi bật là chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiềuvào yếu tố con người Ngân hàng là daonh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính Nhânviên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, do đó, là hình ảnh đại diệncho ngân hàng trong mắt khách hàng Đội ngũ nhân viên có trình độ, có tác phong

Trang 20

chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình sẽ để lại cho khách hàng ấntượng tốt Sự hài lòng của khách hàng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng CVTDcủa NHTM thuận lợi hơn.

2 Những nhân tố khách quan

1 Những nhân tố từ phía khách hàng

• Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó tănglên thì việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết Trong lĩnh vực tíndụng, điều này cũng hoàn toàn đúng Người tiêu dùng có nhu cầu lớn về vốn tiêudùng sẽ thúc đảy ngân hàng nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút đông đảolượng khách hàng đến với ngân hàng Vì thế, cầu về vốn tiêu dùng của khách hàng

là nhân tố khách quan tác động tới việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM

• Khả năng đáp ứng điều kiện vay của khách hàng: được xem xét trên các khía cạnh:năng lực tài chính và tài sản đảm bảo của khách hàng Các yếu tố này quyết địnhđến việc họ có được vay vốn ngân hàng hay không

CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro nên ngân hàng luôn yêucầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay Tài sản đảm bảo là căn cứ để ngân hàng xácđịnh mức cho vay đối với khách hàng Nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo,không có người bảo lãnh, không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn ngân hàng

Như vậy, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo là những yếu tố quyết định tớikhả năng đáp ứng điều kiện vay của khách hàng vay tiêu dùng Các chỉ số đó càngtốt, việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM càng thực hiện dễ dàng hơn

2 Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh

• Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng có liên quan đến tất cả cáclĩnh vực trong nền kinh tế Vì thế, những biến động của nền kinh tế sẽ có tác độngtới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay Cụ thể, khi nền kinh tếtăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên Các NHTM có xu hướngnâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút nhiều khách hàng

• Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoath động rủi ro nhất của ngânhàng, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế Vì thế, nó chịu sự kiểm soát chặtchẽ của pháp luật Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản

Trang 21

pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn vớinguồn vốn của NHTM

• Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời sống củangười dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng Trái lại, môitrường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dângiảm sút, dẫn đến thu hép hoạt động CVTD của NHTM

Tóm lại, chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từ nhân tố bên trongNHTM mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnhhay yếu đều do các nhân tố này quyết định

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH

2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của chi nhánh Hà Thành

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và phát triển của chi nhánh Hà Thành

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh HàThành có tên viết tắt là Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành có trụ sợ đặt tại số 75 –đường Phương Mai – quận Ba Đình, Hà Nội

Trước đây chi nhánh có tên gọi là Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ là chinhánh cấp II trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Chi nhánh Chợ Mơbắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 3 năm 2001 Theo theo quyết định số1292/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của chủ tịch Hội đồng quản trịNHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Chợ Mơ được điêu chỉnh thành chi nhánh cấp Imang tên Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành và trực thuộc NHNo&PTNT ViệtNam

Khi được nâng cấp và chuyển địa điểm thì chi nhánh đã có thêm nhiều cácphòng chức năng và phòng giao dịch Chi nhánh kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực

về tài chính tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quyđịnh của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực

Trang 22

hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước Đến nay, ngân

hàng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và

phát triển trong cơ chế mới chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá

dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước

đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức điều hành

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Chi nhánh còn gồm 6 phòng chức năng và 5 Phòng giao dịch Cơ cấu cấu tổ

chức của chi nhánh Hà Thành được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh:

- Phòng giao dịch Trương Định

- Phòng giao dịch Chợ Mơ

- Phòng giao dịch Lê Đại Hành

- Phòng giao dịch Kim Liên

- Phòng giao dịch Kim Đồng

2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban

 Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc chi nhánh

Phòng giao dịch

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng

kế ngân quỹ

toán-Phòng hành chính nhân sự

Phòng thanh toán quốc tế

Trang 23

Điều hành hoạt động của chi nhánh Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệmcao nhất về kết quả hoạt động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc bao gồm cả chấtlượng của công tác bán hàng, phục vụ khách hàng và kiểm soát rủi ro.

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh doanh

Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tổng hợp và theo dõi các kếhoạch kinh doanh Cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân vàcho vay kinh tế hộ gia đình Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố, bảo lãnhcho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hằng năm phùhợp Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềxuất hướng khắc phục Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phâncấp uỷ quyền

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán – ngân quỹ

Làm nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quyđịnh của chi nhánh Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thuchi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh trình cấp trên phê duyệt Thực hiệnnhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước Quản lý và sử dụng các quỹ chuyêndùng, đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự

Làm công tác văn phòng, hành chính, văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần Cónhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp cận và tổ chức đào tạo cán bộ

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng dịch vụ - Marketing

Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàngtiềm năng về vốn, đồng thời phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng.Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế

Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, lập các bộchứng từ với các đơn vị xuấn nhập khẩu, mua bán kinh doanh và thu đổi ngoại tệ

Trang 24

 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kiểm soát nội bộ

Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiệncác quy định, quy chế của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh HàThành

2.1.3. Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Hà Thành

Bảng 1: Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành các năm

2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Tăng trưởng 2011/2010 2012/2011

Cho vay trung và dài hạn 346 374 284 28 8,1 -90 -24,1

Tỷ trọng cho vay trung và dài

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Dư nợ nền kinh tế năm 2010 là 1.356 tỷ đồng, năm 2011 là 1.226 tỷ đồng,năm 2012 là 1.572 tỷ đồng Năm 2011 tín dụng giảm so với năm 2010 là 9,6%, đếnnăm 2012 dư nợ cho vay tăng khá mạnh, tăng 28,2 % so với năm 2011 Nguyênnhân là do ngân hàng vẫn chủ trương đảm bảo an toàn hiệu quả nhưng ngân hàng đẫđẩy mạnh khai thác, tìm kiếm dự án mới, phát triển cho vay doanh nghiệp Nhà nướcnên dư nợ cho vay tăng lên Năm 2011, các biến động bất lợi của môi trường kinh

Trang 25

tế đã làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng, do ngân hàng chủ trương thắt chặttín dụng, không cho vay dự án mới để đảm bảo an toàn

Thêm vào đó, số lượng khách hàng còn hạn chế nên dù cuối năm đã chủtrương tăng trưởng tín dụng song vẫn không thể cải thiện trong một thời gian ngắn.Năm 2012, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng dư nợ cho vay của ngânhàng vẫn đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2011 Cho vay trung và dài hạnvẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tong dư nợ cho vay Dư nợ cho vay trung và dài hạnnăm 2010 chiếm 25,5%, năm 2011 chiếm 30,5% nhưng đến năm 2012 chỉ chiếm18%

Trong khi đó, chi tiêu cho vay ngắn hạn năm 2011 giảm so với năm 2010,nhưng đến năm 2012 lại tăng khá mạnh Tỷ trọng bộ phận này rất cao trong tổng dư

nợ của chi nhánh Cụ thể, năm 2010 chiếm tỷ trọng 74,5%, năm 2011 là 69,5%, cònđến năm 2012 tăng khá mạnh là 82% Nguồn vốn này tuy lợi nhuận thấp nhưng tốc

độ luân chuyển vốn nhanh, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng quá chênh lệch về kỳhạn như vậy sẽ khiến ngân hàng dễ gặp rủi ro thanh khoản

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Thành khá ổn định.Năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động, song tình hình huy động vốn củangân hàng vẫn tăng lên Trước bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng, với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt độngtín dụng đã đạt được kết quả nhất định Tăng trưởng tín dụng cân đối với khả năngnguồn vốn và phù hợp với tình hình thị trường, cơ cấu danh mục cho vay theongành của ngân hàng tương đối ổn định, tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực cầnkiểm soát đạt mức thấp, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ lựctrong hoạt động kinh doanh ngân hàng

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh

Hà Thành

Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộcông nhân viên

Trang 26

Đối tượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh chủ yếu là những cán bộ công

nhân viên chức có thu nhập ổn định như: cán bộ, công nhân, công chức, viên chức,giáo viên Họ đều là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và hành vi dân sự

Hồ sơ vay vốn gồm

+ Giấy đề gnhị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng trả góp

+ Thư bảo lãnh hoặc thư cam kết của thủ trưởng đơn vị

+ Giấy tờ chứng minh việc làm, thu nhập của cán bộ công nhân viên như:hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, nâng bậc lương

+ Hộ khẩu, chứng minh nhân dân người đi vay (bản sao)

Thủ tục cho vay

+ Tiếp nhận hồ sơ: người vay hay người đại diện tại đơn vị trực tiếp mang

hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng Nhân viên ứng dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹnngày thẩm tra hồ sơ vay vốn, còn nếu chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghịngười vay tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu

+ Thẩm định và đề xuất ý kiến: nhân viên tín dụng tìm hiểu tình hình hoạtđộng của cơ quan đơn vị có cán bộ công nhân viên vay vốn, đồng thời xác địnhmức lương và các nguồn thu nhập khác của cán bộ công nhân viên vay vốn Sauk hichứng minh thực tế, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến với ban tín dụng: đề nghịmức vay tiền, thời hạn cho vay nếu đồng ý cho vay hoặc đề xuất không đồng ý chovay và nêu lý do từ chối cho vay

Trang 27

+ Xét duyệt cho vay: phòng tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, saukhi nhân viên tín dụng thông báo hẹn lịch giải ngân cho khách hàng

+ Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân

+ Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn: bộ phận tín dụng

có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi và thôngbáo các khoản nợ trê hạn

Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp

Đối tượng vay vốn: cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp lý và

năng lực hành vi dân sự

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Đơn xin vay vốn và bản khai tình hình tài chính, nguồn trả nợ vay

+ Đơn xin xác nhận tình trạng nhà

+ Hồ sơ thân nhân người vay, chủ sở hữu tài sản thế chấp: chứng minh nhândân, hộ khẩu

+ Hồ sơ tài sản thế chấp

+ Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (nếu có)

+ Giấy tờ chứng minh nghề nghệp thu nhập

Thủ tục cho vay

+ Tiếp nhận hồ sơ: nhân viên tín dụng kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ vay vốncủa người vay nếu hợp lệ Sau đó, nhân viên tín dụng lập biên nhận hồ sơ và hẹnngày thẩm định

+ Thẩm định: nhân viên tín dụng tiến hành xác minh và lập phiếu xác minhkhách hàng vay sinh hoạt tiêu dùng; thẩm định và lập tờ trình thẩm định tài sản thếchấp

+ Xét duyệt cho vay: phòng tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, sau đónhân viên tín dụng thông báo và hẹn lịch giải ngân

+ Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân

Trang 28

+ Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ và trả góp trễ hạn: bộ phận tín dụng

có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, liệt kê theo dõi và thôngbáo các khoản nợ trễ hạn

2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà

Thành

Kể từ khi triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh đã đạt được

những kết quả nhất định trên cả 3 chỉ tiêu: doanh số cho vay, daonh số thu nợ và dư

nợ Chỉ tiêu dư nợ đã có sự tăng trưởng đáng kể (năm 2012) do chi nhánh đã pháttriển các loại sản phẩm cho vay đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Bảng 2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng từ 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Tăng trưởng 2011/2010 2012/2011

Doanh số thu nợ CVTD 301 154,9 205,8 -146,1 -94,3 50,9 32,9

Dư nợ cuối kỳ CVTD 49 19,1 39,2 -29,9 -156,5 20,1 105,2

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Từ bảng ta thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2010 đạt 350 tỷ đồng, dư nợnăm 2011 đạt 174 tỷ đồng giảm 101% so với năm 2010 Dư nợ năm 2012 đạt 245 tỷđồng, tăng 40,8% so với năm 2011 Sở dĩ, chi nhánh Hà Thành đạt được những kếtquả như vậy trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay là do chi nhánh đã thựchiện việc chú trọng việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm của ngân hàng Thông qua các hoạt độngMarketing quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…

2.2.3. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

Bảng 3: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay từ 2010-2012

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Trang 29

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành)

Những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng khiến chohoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Năm 2010, tỷtrọng cho vay tiêu dùng chiếm 25,8% trên tổng dư nợ thì năm 2011 giảm xuống còn14,2% trên tổng dư nợ cho vay Năm 2012, tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 15,6%trên tổng dư nợ cho vay, có sự tăng trưởng so với năm 2011 do chi nhánh đã cónhững chính sách hợp lý để thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạnkinh tế khó khăn như hiện nay Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên chứng tỏchi nhánh đang từng bước nâng cao chất lượng cho vay đối với nhu cầu tiêu dùngcủa người dân, qua đó lượng khách hàng vay tiêu dùng đến với chi nhánh ngày mộtđông Tuy nhiên các khoản vay kinh doanh luôn là hoạt động mang lại thu nhập lớnđối với ngân hàng Xét về dư nợ, các khoản cho vay kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ

áp đảo so với các khoản cho vay tiêu dùng Nguyên nhân chủ yếu do cho vay kinhdoanh vẫn là hoat động chủ đạo của chi nhánh Cho vay kinh doanh là nghiệp vụmang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh, hơn nữa nghiệp vụ này còn có rấtnhiều lợi thế như: hoạt động thế mạnh truyền thống của chi nhánh, các lợi thế vềquy mô, lãi suất so với cho vay tiêu dùng Trong khi đó, cho vay tiêu dùng có chiphí lớn, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn

2.2.4. Cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Cho vay tiêu dùng của chi nhánh Hà Thành chủ yếu tập trung vào các sảnphẩm ngắn và trung hạn

Trang 30

Bảng 4: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (2010-2012)

Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn (2010-2012)

Hiện nay, chi nhánh Hà Thành vẫn tập trung cho vay các khách hàng có nhucầu mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đời sống và nhu cầu về sửa chữa nhà ở, vìvậy mà thời gian qua cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) có dư nợ cho vaytăng lên, năm 2011, tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm 54,2% tổng dư nợcho vay thì năm 2012 tăng lên 70,7% trong tổng dư nợ chợ cho vay tiêu dùng Dư

nợ cho vay tiêu dùng trung hạn đang giảm do các khoản cho vay bất động sản nhưmua nhà ở, đất ở, xây dựng có độ rủi ro cao, kỳ hạn dài, biến động giá cả các loạihình này rất phức tạp

Ngày đăng: 04/05/2015, 19:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên – “Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Thống kê – 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê – 2011
[2] TS. Nguyễn Minh Kiều – “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Thống kê - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê - 2009
[3] PGS.TS Đặng Văn Đờn –“Tín dụng ngân hàng”– Nhà xuất bản Thống kê – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê – 2005
[4] GS.TS Lê Văn Tư – “Ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Tài chính – 2004 [5] PGS.TS Nguyễn văn Tiến – “Giáo trình ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Thống kê – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Tài chính – 2004[5] PGS.TS Nguyễn văn Tiến – “Giáo trình ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính – 2004[5] PGS.TS Nguyễn văn Tiến – “Giáo trình ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bảnThống kê – 2009
[6] NHNo&PTNT Việt Nam – “Quy trình cấp tín dụng”; “Quy chế cho vay tiêu dùng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình cấp tín dụng”; “Quy chế cho vay tiêu dùng
[7] Ngoài ra em còn tham khảo thông tin trên một số website:http://vneconomy.vn http://cafef.vn Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w