Một số định nghĩa về NHTM: Ở Việt Nam, theo điều 20 Luật Các Tổ chức Tín dụng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt độngNgân hàng và
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Phần mở đầu 1
Chương 1 Một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại 3
1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng 3
1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của Tín dụng ngân hàng 7
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại 13
1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - pháp lí 13
Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoài Đức 18
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức 18
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Agribank – chi nhánh Hoài Đức 18
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức 18
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức 19
2.1.2 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT – chi nhánh Hoài Đức 20
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 20
2.1.2.2 Cho vay 22
2.1.3 Lợi nhuận NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức 22
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 24
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 24
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 24
Trang 22.3 Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh
Hoài Đức 25
2.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoài Đức 25
2.3.2.Phân tích dữ liệu thứ cấp về chất lượng tín dụng tại NH No&PTNT chi nhánh Hoài Đức 26
2.3.2.1 Quy mô tín dụng và cơ cấu tín dụng 26
2.3.2.2 Chất lượng tín dụng trên quan điểm an toàn 33
2.3.2.3 Chất lượng tín dụng trên quan điểm lợi ích ngân hàng 36
2.3.2.4 Chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro 39
2.3.2.5 Năng lực quản lý chất lượng tín dụng 41
Chương 3 Kết luận và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Hoài Đức 43
3.1 Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT – chi nhánh Hoài Đức 43
3.1.1 Kết quả đạt được 43
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 44
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT – chi nhánh Hoài Đức 45
3.3 Một số kiến nghị tới đơn vị thực tập và các cơ quan hữu quan 48
Kết luận 49
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3Phần mở đầu
1 Lý do lựa chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thếgiới Quá trình hội nhập mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như tháchthức Để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và vi mô cũng như quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu vốn của nước ta là rất lớn Nhưvậy thì vai trò của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động cho vay đượcxem là hoạt động vô cùng quan trọng
Cho vay là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu của các NHTM, nhưng
nó cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy làm thế nào để có nhữngkhoản vay tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Ngân hàng và cho nền kinh tế làvấn đề sống còn đối với không chỉ NHTM mà còn của các Bộ, Ngành liên quankhác
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của chất lượng cho vay, em đãchọn đề tài: “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức”làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp một số vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng của Ngân hàngthương mại, phân tích tìm hiểu về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNTchi nhánh Hoài Đức và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tíndụng
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu :
• Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh HoàiĐức
tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoài Đức
Về không gian: Khoá luận được nghiên cứu tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức
Về thời gian: Số liệu tổng hợp trong 3 năm, từ năm 2010 - 2012
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp suy luận: Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp diễndịch, đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp quy nạp
Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các phương pháp thống kê: tổnghợp, phân tích, đối chiếu giữa kế hoạch với thực hiện, đối chiếu giữa đơn vị thựctập với các chỉ số bình quân, sử dụng các biểu đồ, bảng biểu để phân tích, sosánh
5 Kết cấu khoá luận
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình
vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của khoá luận được kết cấu chia làm 3 chương:
Chương 1 Một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương
mại
Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT chi
nhánh Hoài Đức
Chương 3 Kết luận và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hoài Đức
Trang 5Chương 1 Một số lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng
tại ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng
Trong xã hội, ngân hàng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và tham giavào hoạt động của nhiều thành phần kinh tế và dân cư Lịch sử hình thành Ngânhàng từ rất lâu Ban đầu, ngân hàng được hình thành từ những thương nhân làmdịch vụ giữ tiền hộ Sau đó, các thương nhân này bắt đầu chuyển từ việc giữ tiền
và động vốn có trả lãi để khuyến khích người có tiền nhàn rỗi trong xã hội đếngửi tiền, rồi sử dụng tiền đó để kinh doanh trực tiếp cho vay lấy lãi
Ngân hàng thương mại đã hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liềnvới sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Sự phát triển hệ thống NHTM đã cótác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Ngược lại, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ thì NHTM ngày càng hoàn thiện
và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được
Một số định nghĩa về NHTM:
Ở Việt Nam, theo điều 20 Luật Các Tổ chức Tín dụng định nghĩa: “Ngân
hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt độngNgân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
Luật Ngân hàng nhà nước đưa ra định nghĩa: “Hoạt động Ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanhtoán.”
Theo Peter S.Rose: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp
một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm
và dịch vụ thanh toán, và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kìmột tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”
Trang 6Bên cạnh việc phát triển các nghiệp vụ mới như mua bán ngoại tệ, bảnquản tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, quản lý ngân quỹ, chothuê tài sản, cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn, đầu tư chứng khoán các NHTMvẫn tiếp tục duy trì và phát huy các nghiệp vụ truyền thống là nhận tiền gửi vàcấp tín dụng.
Theo Luật Các Tổ chức Tín dụng:
“ Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉtiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc
có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”
“ Cấp tín dụng là việc thoả thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo theo nguyên tắc có hoàntrả bằng nghiệp vụ cho vay , chiết khấu, cho thuê tài chính , bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Một số khái niệm tín dụng:
Theo C.Mác : “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị
từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về vớimột lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sựtín nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau:
Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả
Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vậttrên nguyên tắc có hoàn trả
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữusang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trịlớn hơn lượng giá trị ban đầu
Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một
tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong mộtthời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả
Trang 7Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưngbản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay vàmột bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi.
Về ý nghĩa khái niệm tín dụng rộng hơn khái niệm cho vay Cho vay chỉ
là một trong các hình thức cấp tín dụng Bên cạnh cho vay còn có nhiều hìnhthức cấp tín dụng khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán Tuynhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm tín dụng được sử dụngtương đương với thuật ngữ cho vay
1.1.2 Các hình thức phân loại Tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào các tiêu thức nghiên cứu khác nhau có thể chia tín dụng thànhnhiều loai:
1.1.2.1 Theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn không quá 12 tháng Mụcđích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào các tài sản ngắn hạnhoặc đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, nhằm mục đích tàitrợ đầu tư vào các dự án đầu tư dài hạn
1.1.2.2 Theo tính chất đảm bảo tiền vay
Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa Hình thức này được áp dụngphổ biến cho phần lớn các nhu cầu vay vốn của người vay Các tài sản bảo đảmgiúp ngân hàng giảm bớt rủi ro, mất mát trong trong trường hợp người vaykhông muốn hoặc không thể trả nợ vay khi đáo hạn
Cho vay không có đảm bảo là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của kháchhàng vay vốn để quyết định cho vay Hình thức cho vay này chỉ áp dụng đối vớikhách hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên, có uy tín với ngân hàng, tìnhhình tài chính lành mạnh và có khả năng phát triển trong tương lai
Trang 81.1.2.3 Theo mục đích cho vay
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh Mục đích của loại cho vay nàynhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp
Cho vay tiêu dùng cá nhân là loại cho vay nhằm mục đích giúp người tiêudùng có nguồn tài chính để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình,phương tiện đi lại
1.1.2.4 Theo đối tượng trả nợ vay
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lạicác khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán CácNHTM cho vay gián tiếp theo các loại sau: chiết khấu chứng từ, cho vay trả góp,mua các khoản nợ doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế Nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trìnhtái sản xuất mở rộng Tín dụng ngân hàng là công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ
và thông qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế Tín dụng ngân hàng có chức nănghuy động vốn và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi để đưa và sử dụng Cụ thể:
Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì hoạt động sản xuấtkinh doanh được liên tục và ngày càng mở rộng
Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển, thúc đẩycạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế hợplý
Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kémphát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn
Trang 9 Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoàithúc đẩy quá trình mở rộng, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế trongkhu vực và trên thế giới.
1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của Tín dụng ngân hàng
Nguyên tắc cho vay:
Một là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng giúp cho ngân hàng phòng tránhnhững rủi ro và tổn thất có thể xảy ra Thực tế đã chứng minh, khi đồng vốnđược sử dụng vào các mục đích khác nhau thì hiệu quả mang lại và rủi ro xảy racũng khác nhau Khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, một mặt thể hiệnkhách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, điều đó cũngđồng nghĩa với việc hoạt động sử dụng vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của ngânhàng làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng Mặt khác, mỗi ngân hàng có thể có mụcđích và phạm vi hoạt động riêng, mục đích cho vay được ghi trong hợp đồng tíndụng sẽ đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật
Hai là phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng
Nguyên tắc này được xây dựng xuất phát từ bản chất vốn của ngân hàngchủ yếu là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau Hoàn trả đúng hạn cả gốc vàlãi theo đúng cam kết sẽ giúp ngân hàng duy trì và mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình, đồng thời giúp cho việc chu chuyển các nguồn vốn trông nềnkinh tế được thực hiện một cách hiệu quả, không bị gián đoạn
Ba là cho vay dựa trên phương án, dự án có hiệu quả.
Phương án, dự án hoạt động có hiệu quả là cơ sở để đảm bảo cho ngânhàng thu hồi được nợ vay Thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu kháchhàng phải trình bày phương án, kế hoạch kinh doanh, đồng thời ngân hàng sẽtiến hành phân tích và thẩm định tính khả thi của các phương án, dự án đó
1.1.5 Quy trình tín dụng ngân hàng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong việc cấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự
Trang 10quan hệ tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chấtliên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó vớinhau.
Các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tựnhau, gồm 7 bước:
Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng ngân hàng
(Nguồn: Giáo trình QTNTNHTM trường ĐH Thương Mại)
Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại chovay, năng lực của đội ngũ cán bộ, mức độ ứng dụng công nghệ tin học mà nộidung chi tiết quy trình tín dụng của các ngân hàng có nhiều khác biệt Việc xâydựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt độngquản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi
1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng
1.2.1 Quan điểm về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tíndụng của NHTM Chất lượng tín dụng thể hiện năng lực quản lý hoạt động tíndụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn về vốn
và khả năng sinh lời của ngân hàng
Để đánh giá chất lượng tín dụng chúng ta cần đánh giá trên ba góc độ:
- Đối với khách hàng:
Trang 11Chất lượng tín dụng được thể hiện qua số tiền mà Ngân hàng cho vay phải
có lãi suất, phương pháp tính lãi, phương pháp giải ngân và thu hồi nợ phù hợpvới nhu cầu vốn, mục đích sử dụng vốn và đặc điểm kinh doanh của khách hàng,thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng Thái độ phục
vụ của cán bộ tín dụng nhiệt tình quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của kháchhàng, tư vấn giúp khách hàng các phương thức tiến hành sản xuất kinh doanh cóhiệu quả
- Đối với Ngân hàng thương mại:
Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn cho vay phùhợp với định hướng kinh doanh và khả năng tài chính của ngân hàng trên cơ sởđảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc
và lãi Chất lượng tín dụng còn thể hiện ở sự cân đối với nguồn huy động và mức
độ rủi ro cho vay thấp nhất
- Đối với nền kinh tế:
Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy sản xuất và lưuthông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, khai thác cáctiềm năng trong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng
và tăng trưởng kinh tế
Như vậy, chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối rộng, là một chỉtiêu tổng hợp Hiểu đúng bản chất của chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàngphân tích đánh giá đúng được hiệu quả cho vay hiện tại cũng như xác định chínhxác các nguyên nhân của những tồn tại nhằm đưa ra những biện pháp quản lí hữuhiệu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cao
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghicủa NHTM với sự biến động của nền kinh tế, nó thể hiện sức mạnh của ngânhàng trong quá trình cạnh tranh phát triển Chính vì vậy để đánh giá năng lực củamột Ngân hàng cần đánh giá chất lượng cho vay Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giáchất lượng tín dụng bao gồm cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng
Trang 121.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Khoản cho vay của ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu vốn của kháchhàng hay không? Thủ tục vay vốn có đơn giản hay không? Phương thức giảingân và thu nợ có tạo điều kiện tốt cho khách hàng và đảm bảo khả năng thu hồi
nợ của ngân hàng hay không? Khách hàng có hài lòng với sự phục vụ của nhânviên ngân hàng không?
Chất lượng tín dụng tốt là phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngânhàng Các khoản cho va y có phù hợp với khả năng tài chính và định hướng kinhdoanh của ngân hàng hay không? Có đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng quy trìnhtín dụng, quy trình thẩm định của cơ quan quản lí nhà nước hay không?
Về phía xã hội: Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đóng góp vào sựtăng trưởng, phát triển của kinh tế xã hội, thực hiện được các mục tiêu mà nhànước đã đề ra Các khoản cho vay của ngân hàng có phù hợp với chủ trương pháttriển của địa phương không? Có góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân
cư trong vùng hay không? Có góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân cưtrong vùng hay không? Có khai thác được những tiềm năng sẵn có của địaphương và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hay không?
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
- Nhóm chỉ tiêu phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng
Phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng để đánh giá tính hiệu quả, an toàn củahoạt động cho vay
(1) Doanh số cho vay, dư nợ tín dụng
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền vay được giải ngântrong một năm Chỉ tiêu này nói lên khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàngcho các đối tượng trong nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản chính xác về hoạt độngcho vay trong một năm
Tổng dư nợ là số tiền mà khách hàng còn nợ tính đến thời điểm cuối kihạch toán
Trang 13Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng kém, trình
độ cán bộ công nhân viên thấp Nhưng không có nghĩa là chỉ tiêu này càng caothì chất lượng cho vay càng cao bời vì trong những khoản vay đó có thể tiềm ẩnnhững rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu
(3) Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản =
(4) Tỷ trọng từng loại tín dụng =
- Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng
(1) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn = *100%
Nợ quá hạn là những khoản cho vay mà đến hạn thanh toán khách hàngkhông trả được nợ gốc, lãi hoặc cả gốc và lãi bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu sựkiểm soát chặt chẽ và chịu lãi suất theo quy định ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đúng chất lượng cho vay củangân hàng Nếu tỷ lệ này thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tốt và ngược lại
Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ không nên để vượtquá 2% Hệ số này càng lớn, chất lượng tín dụng càng thấp
(2) Tỷ lệ nợ quá hạn theo các nhóm khác nhau trên tổng dư nợ
(3) Tỷ lệ nợ không thể thu hồi trên tổng dư nợ
Trang 14(1) Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất
Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất =
Các hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1 Nếu < 1 thể hiện ngân hàngkhông bù đắp được nợ không có khả năng thu hồi
(2) Dự phòng / Nợ quá hạn
- Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng
(1) Thu nhập từ lãi trong kỳ
(2) Mức tăng trưởng thu lãi trong kỳ
(3) Tỷ trọng thu nhập lãi/Tổng thu nhập
- Nhóm chỉ tiêu phân tích năng lực quản lý hoạt động tín dụng
(1) Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt độngtín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàngtrong việc cấp tín dụng cho khách hàng
Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấptín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, các khoản tín dụng có vấn đề
và các nội dung khác
(2) Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trìnhđánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụtài chính của mình đồi với Ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợvay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác
Trang 15Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác địnhthông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính vàphi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - pháp lí
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay vàthiệt hại hay thành công đối với người cho vay Sự hưng thịnh hay suy thoái củamột chu kì kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của người đi vay
Trong giai đoạn nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủnghoảng, người đi vay hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả tốt, lợi nhuận thuđược tương đối cao nên người đi vay hoàn trả được vốn gốc và lãi cho ngânhàng Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thuhẹp, hoạt động kinh doanh không đem lại lợi nhuận dẫn đến khả năng hoàn trảcủa của người đi vay giảm sút
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và cường độ của cuộc khủng hoảng màviệc ảnh hưởng lên các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất lưu thông cũng như tácđộng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức khác nhau
- Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọngtrong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong hoạt động SXKD
Một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt độngtín dụng của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế mới xuấthiện nhu cầu vay vốn ngân hàng Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị - xã hội sẽ làmảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp nàyđang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp khókhăn Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng
- Môi trường pháp lý
Trang 16Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của ba yếu tố tạo thành môitrường pháp lí gồm: Hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm chopháp luật luôn được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của cácchủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan.
Như chúng ta đã biết, chính phủ dùng những chính sách kinh tế vĩ mô,chính sách tài khoá, tiền tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại cùng các công cụ của
hệ thống chính sách tác động vào tổng sản phẩm quốc dân, việc làm, lạm phát, tỉgiá hối đoái nhằm giảm bớt những giao động của chu kì kinh doanh trong mỗithời kỳ
Thực tế cho thấy rằng bất cứ sự thay đổi nào của chính sách kinh tế vĩ môđều dần dẫn đến sự thay đổi của lãi xuất, tỉ giá hối đoái, điều kiện mở rộng haythu hẹp tín dụng Đây là những nhân tố gây nên tính bất ổn trong kinh doanhtiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến NHTM
Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lí tạo nên môi trường chovay của các NHTM Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực,
có thể hạn chế hay làm tăng thêm rủi ro với các hoạt động kinh doanh tín dụngcủa các NHTM
- Công nghệ thông tin
Công nghệ cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng trong hoạt độngtín dụng
Công nghệ hiện đại, một mặt giúp đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhucầu của khách hàng trong mọi mặt dịch vụ, mặt khác giúp các cấp quản lýNHTM nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng, tình hình hoạt động tín dụngnhằm điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng caonhu cầu của khách hàng
- Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên nhưthiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn ) làm ảnh hưởng tới hoạt động sản
Trang 17xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đếnnông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.
Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản, thủy sản, hảisản và các sản phẩm chế biến có liên quan Do đó, sản lượng thu được là yếu tốquyết định thu nhập và khả năng trả nợ của người đi vay Nếu điều kiện thời tiếtthuận lợi, vụ mùa bội thu, người đi vay sẽ có nguồn tiền lớn để trả nợ ngân hàng
Ngược lại, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì đều ảnh hưởnghoạt động sản xuất của người đi vay, làm cho thu nhập của người dân giảm sútdẫn đến việc khó khăn trong trả nợ ngân hàng và nợ quá hạn của ngân hàng tăngcao
1.3.2 Những yếu tố về phía Ngân hàng
- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm những quy định về giới hạn cho vay đối vớitừng khách hàng, từng nhóm khách hàng, quy định về thời gian cho vay, hạnmức cho vay, TSĐB, lãi suất cho vay, hình thức xử lí nợ có vấn đề và những vấn
đề có liên quan đến hoạt động tín dụng
Ngân hàng có sách tín dụng hợp lí, phù hợp định hướng kinh doanh vànăng lực tài chính của ngân hàng, đảm bảo lợi ích cân đối giữa ngân hàng vàkhách hàng, sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại
Quy trình tín dụng là trình tự thực hiện các bước trong quá trình cấp tíndụng theo các nguyên tắc thủ tục, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật
và chính sách cho vay của ngân hàng Nếu qui trình cho vay chặt chẽ,đầy đủ cácbước và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước sẽ làm cho khoản vay đượcthẩm định, giám sát và xem xét một cách thấu đáo, kĩ càng, hạn chế được rủi ro
và nợ xấu cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả cho vay
- Chất lượng cán bộ tín dụng
Đối với hoạt động cho vay, yếu tố con người chiếm vị trí quan trọng Độingũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp thực hiện các hoạtđộng của ngân hàng Chất lượng đội ngũ này là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi
Trang 18ngân hàng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp khả năng hoạt động, khả năng tạo lợi nhuận
và hình ảnh của ngân hàng Cán bộ tín dụng tốt, hội tụ đủ những phẩm chất cầnthiết như chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực, sẽ đánh giá, phântích tài chính của khách hàng một cách chính xác, thẩm định phương án, dự ánsản xuất, kinh doanh một cách khoa học Từ đó sẽ giúp ngân hàng có thể ngănngừa, giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoảncho vay
- Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng là khâu quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho khoảnvay được sử dụng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm phát hiệnchấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợsau này Hoạt động giám sát tín dụng được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu rủi ro chovay hay nói cách khác là nâng cao chất lượng cho vay
- Hoạt động của cơ quan kiểm tra giám sát nội bộ
Thông qua kiểm tra, giám sát nội bộ sẽ giúp lãnh đạo ngân hàng nắmđược tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện được những thiếusót trong quá trình cho vay, mức độ nghiêm chính trong chấp hành các qui định,thể lệ cho vay của cán bộ tín dụng để từ đó có biện pháp xử lí kịp thời, ngănchặn những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của ngân hàng nói chung vàhoạt động cho vay nói riêng
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế ra quyết định
Khả năng tổ chức của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tíndụng Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽnhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban của ngân hàng những vẫnđảm bảo được sự độc lập, khách quan qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thờiyêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản vốn huy động cũngnhư vốn vay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạtđộng của ngân hàng tốt nhất
1.3.3 Các yếu tố thuộc về phía khách hàng
Trang 19Để có chất lượng vay tốt thì không thể không kể đến một phần đóng gópkhông nhỏ từ phía khách hàng Những nhân tố này gồm:
- Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh
Đây là yếu tố quyết định đến việc ngân hàng chấp nhận hay từ chối kháchhàng vay vốn Hiệu quả của phương án kinh doanh sẽ quyết định mức lợi nhuận
mà khách hàng thu được Đây là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng Nếu phương
án kinh doanh được đánh giá là hiệu quả thì khả năng trả nợ gốc và lãi của kháchhàng là rất cao, điều đó đồng nghĩa với việc doanh số thu nợ của ngân hàng đượcđảm bảo, hạn chế nợ xấu, nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng
- Năng lực quản lí điều hành của khách hàng
Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh tốt đã là một lợi thế.Nhưng làm thế nào để triển khai phương án (dự án) kinh doanh thành công lạiphụ thuộc nhiều vào khả năng điều hành công việc của người quản lí Việc quản
lí điều hành tốt hay xấu được đánh giá thông qua việc đạt được các mục tiêu đãđịnh và tính linh hoạt trong quá trình triển khai phương án kinh doanh Phương
án, dự án được triển khai tốt đồng nghĩa với các nguồn thu của khách hàng diễn
ra theo đúng kế hoạch, điều đó sẽ nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng
- Năng lực tài chính và rủi ro kinh doanh
Dù phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được tính toán mộtcách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa, thì công việc đầu tư vẫn luônchứa đựng những rủi ro do những thay đổi bất ngờ ngoài ý muốn về những điềukiện sản xuất kinh doanh, chẳng hạn những biến động về giá cả, thị hiếu Điều
đó làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng Đối với những khách hànglớn, khả năng tài chính lớn mạnh thì vẫn có khả năng trả nợ đúng hạn khi gặpkhó khăn, nhưng với những doanh nghiệp nhỏ, tài chính hạn hẹp, hoạt động kinhdoanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay khi gặp khó khăn thì khả năng trả nợlập tức bị đe dọa Do vậy, năng lực tài chính của khách hàng là một yếu tố đượcngân hàng rất chú trọng khi quyết định cho vay
- Thiện chí trả nợ của khách hàng
Trang 20Thiện chí trả nợ của khách hàng cũng là một trong các yếu tố quan trọng.Trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh Khách hàng lại được tự
do kinh doanh và giao dịch với ngân hàng thì ngân hàng rất có thể sẽ gặp khókhăn trong việc quản lí nguồn thu nợ Trong nhiều trường hợp khách hàng thiếuthiện chí trả nợ, người vay muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả khoản vay mặc
dù có khả năng trả nợ, thì dù hợp đồng tín dụng có quy định chặt chẽ đến đâu thìcũng chưa phải là giải pháp an toàn nhất
Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
No&PTNT chi nhánh Hoài Đức 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Agribank – chi nhánh Hoài Đức
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức được thành lập tháng 7/1959 với tên gọi
NH Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau đó đổi tên là Ngân hàng Phát triển Nôngthôn huyện Hoài Đức vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định 53/HĐQT
Ngày 14/11/1990 thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyếtđịnh số 400/CP của Chủ tịch Hội đồng quản trị có tên gọi Ngân hàng Nôngnghiệp huyện Hoài Đức
Ngày 15/10/1996 thống đốc NHNN ban hành quyết định số 280/QĐ thànhlập lại và đổi tên NHNo Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam theo đóNHNo – huyện Hoài Đức đổi tên là NHNo&PTNT huyện Hoài Đức
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức những ngày đầu thành lập đã trải qua baokhó khăn thử thách, từ một ngân hàng nhỏ bé, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậuđến nay đã phát triển thành một NHTM hoạt động kinh doanh đa chức năngkhông ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường
và tiến hành hội nhập quốc tế Vị thế của NHNo&PTNT ngày càng được nâng
Trang 21sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện nhà trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn và chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Trụ sở của NHNo&PTNT huyện Hoài Đức được đặt tại khu 5 – Thị trấnTrạm Trôi – huyện Hoài Đức
Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến cho khách hàng”,NHNo&PTNT Hoài Đức đã và đang không ngừng cố gắng để nâng cao các sảnphẩm dịch vụ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển
Chức năng nhiệm vụ cơ bản
- Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức khai thác nhận tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, và thực hiện các hình thức huy độngvốn khác theo quy định của NHNo&PTNT, tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủythác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong vàngoài nước theo quy định và được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nướckhi Tổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép
- Hoạt động tín dụng
Có thể nói tín dụng là hoạt động tiếp nối của huy động vốn.NHNo&PTNT Hoài Đức đã không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng và tăngcường quy mô các khoản cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn tất
cả các thành phần kinh tế, cho vay cầm cố đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợptác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực, chovay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống của cán bộ, công nhân viên và các đốitượng khác…
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy lãnh đạo NHNo&PTNT
chi nhánh Hoài Đức
Trang 22Ban Giám Đốc
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự NHNo&PTNT )
2.1.2 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT – chi nhánh Hoài Đức
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức)
Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh HoàiĐức đạt 819.403 triệu đồng giảm 65.848 triệu đồng (giảm 7,44%) so với năm
Phó giám đốc
Phòng tín
dụng
Phòng hành chính nhân sự
Phó giám đốcGiám đốc
Phòng kế toánngân quỹ
Trang 232010 Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện Hoài Đức có nhiều tổ chức tín dụngcùng hoạt động, vì vậy sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra gay gắt.Bên cạnh đó do giá cả thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động đặcbiệt là giá vàng và ngoại tệ dẫn đến người dân rút tiền để sử dụng sang mục đíchkhác.
Năm 2012, do sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ ngân hàng trong côngtác huy động vốn Ngân hàng không chỉ mở rộng nguồn vốn huy động thông qua
đa dạng hoá nguồn vốn huy động mà còn nâng cao chất lượng nguồn vốn đảmbảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năm 2012, nguồn vốn huyđộng đạt 1.107.717 triệu đồng tăng 288.314 triệu đồng (tăng 35,19%) so vớinăm 2011
Nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là tiền gửi của dân cư dướicác hình thức khác nhau như tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn, tiền gửitiết kiệm Năm 2011 tiền gửi huy động từ dân cư đạt 692.396 triệu đồng giảm49.444 triệu đồng (giảm 6,7%) so với năm 2010 Tuy nhiên đến năm 2012 thìlượng vốn này có xu hướng tăng trở lại Cụ thể, tiền gửi huy động từ dân cư năm
2012 tăng 238.087 triệu đồng (tăng 35,2%) so với năm 2011
Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốncủa NH, điều này là phù hợp với đặc điểm và vị trí hoạt động của chi nhánh Vớibất kỳ một ngân hàng nào thì vốn huy động từ dân cư vẫn luôn là nguồn vốntrung dài hạn chủ yếu cho ngân hàng, làm tăng tính ổn định, bền vững tương đốicho nguồn vốn Vì vậy mà NH luôn khai thác tối đa hình thức huy động vốn này
Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn huy động nhưng có thể đáp ứng đáng kể sự thiếu hụt vốn trong mộtthời gian ngắn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH Dovậy trong thời gian qua, NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức đã cố gắng làm tăngnguồn vốn này
Trang 242.1.2.2 Cho vay
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn củangân hàng, ngân hàng đã thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất, thayđổi, điều chỉnh cơ cấu cho vay giữa các thành phần kinh tế một cách linh hoạt,nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức)
Tính đến ngày 31/12/2012, NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức có tổng dư
nợ là 539.481 triệu đồng, dư nợ tăng 139.875 triệu đồng so với năm 2011 Ngânhàng đã tăng cường kiểm soát đối với từng đối tượng khách hàng làm ăn có hiệuquả, các hộ kinh doanh ổn định Việc thẩm định trước khi cho vay đã được tiếnhành cẩn thận và chắc chắn hơn Các món vay lớn được bàn bạc thống nhất vàchỉ cho vay khi đã rõ ràng về tính khả thi của dự án, tính an toàn vốn
2.1.3 Lợi nhuận NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế Đơn vị: Triệu đồng
Trang 25(Nguồn: Bảng BCKQKD của NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức)
Trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách như hiện nay đối với nền kinh
tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, vậy mà mức thu nhập củaNHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức vẫn tăng trưởng tương đối ổn định.Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của chi nhánh đạt 33.931 triệu đồng tăng 3.159triệu đồng (tăng 10,27%) so với năm 2010 Đến năm 2012 con số này là 44.487
triệu đồng tăng 10.556 triệu đồng (tăng 31,11%) so với năm 2011
Nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong tổnglợi nhuận thu được, cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng tạiNHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức
Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ phi tín dụng như cung cấp dịch vụthanh toán, chuyển khoản và bán bảo hiểm ABIC tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng lợi nhuận nhưng các nguồn thu này cũng có những đóng góp quan trọnggóp phần thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh
Trang 262.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài khóa luận đượcthực hiện thông qua quan sát trực tiếp thực tế kinh doanh tại ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoài Đức, phiếu điều tra khách hàng
và phỏng vấn chuyên gia
Để thuận lợi cho quá trình điều tra, phỏng vấn, các câu hỏi điều tra, phỏngvấn được thiết kế vào bảng câu hỏi Bảng câu hỏi với nội dung định tính, xoayquanh vấn đề chất lượng tín dụng của ngân hàng, tình hình, hiệu quả và xuhướng phát triển, các giải pháp cần đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tớinhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh
Các kết quả phỏng vấn sẽ được tổng hợp để đưa ra nhận xét chung nhất vềtình hình tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn dữ liệu nội bộ của ngân hàng kết hợpvới các dữ liệu bên ngoài như: sách báo, tạp chí ngân hàng, thương mại điện tử,internet, tài liệu của các cơ quan nghiện cứu, phương tiện truyền thông, báo giới
Cụ thể:
2012
giai đoạn tới
Dữ liệu thứ cấp được xử lý theo phương pháp tổng hợp qua việc lập cácbảng biểu, vẽ biểu đồ trên Excel, kết hợp phương pháp phân tích để đưa ra nhậnxét về tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoài Đức