CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 44)

DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ THÀNH

3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm phát triển cho vay tiêu dung tại chi nhánh

3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng

Nhìn một cách tổng quan, ta thấy Việt Nam là một nước đang trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế đang có những bước tiến đáng kể so với các nước trong khu vực. Với số dân là hơn 80 triệu người và phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao, nên không chỉ các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng lien doanh, ngân hàng trong nước mà nhiều định chế tài chính cung ứng dịch vụ tiêu dùng hàng đầu thế giới cũng đánh vào thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng là một thị trường đang mở rộng đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng.

Nhu cầu về vay tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt của các cá nhân và hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay là rất lớn. Tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có những sự biến động nhất định do tác động của hàng loạt sự kiện: sự tăng lên của giá xăng dầu, biến động lien tục của của giá vàng và USD, tăng lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên chức… Kéo theo đó là một bộ phận cá nhân và hộ gai đình có sự xáo trộn về thu nhập, và tâm lí tiêu dùng, đi vay tiêu dùng có xu hướng giảm xuống. Song một bộ phận chủ yếu khác vẫn duy trì mức tiêu dùng và nhu cầu vay bình thường, trong đó chủ yếu là tầng lớp trẻ và trung lưu, những người nhanh nhạy, mạnh dạn và biết tận dụng cơ hội khuyến mãi và ưu tiên của các ngân hàng trong giai đoạn nhiều khuyến mãi như hiện nay. Vì vậy, về cơ bản, lượng khách hàng tiềm năng để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng không những không giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng.

Như vậy, cho vay tiêu dùng là một thị trường đầy tiềm năng, là một mảnh đất màu mỡ cho NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng tiếp tục khai thác và phát triển.

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và và chi nhánh Hà Thành nói riêng cũng có những quan điểm nhất định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Một là: Giữ gìn và nuôi dưỡng nguồn khách hàng vốn có là một trong những

chính sách được ưu tiên hàng đầu. Xây dựng chính sách khách hàng mềm dẻo, linh hoạt. Thường xuyên có sự trao đổi, tư vấn để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Hai là: Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng. Trên

cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với những khách hàng có uy tín tín dụng tốt, có thu nhập ổn định, tài sản đảm bảo hợp pháp và có khả năng phát mãi cao. Bên cạnh đó giảm dư nợ đối với những khách hàng không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Ba là: Tiếp tục khuyến khích, phát huy những kết quả đáng khích lệ đã đạt

được, và thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót cùng với nguyên nhân của chúng để có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung.

Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra các khoản vay tiêu dùng sau khi đã

giải ngân trên cơ sở bám sát chương trình kiểm tra của toàn NHNo&PTNT Việt Nam.

Năm là: Đẩy mạnh quy mô khách hàng, doanh số cho vay, dư nợ cho vay,

nhưng cũng phải có các biện pháp cụ thể tới việc hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đến mức thấp nhất có thể.

Sáu là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng, luôn tìm kiếm

những cán bộ mới có năng lực và trình độ cao, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên mới còn non kinh nghiệm, có chính sách đãi ngộ tốt hơn về lương, thưởng với các nhân viên giàu kinh nghiệm có đóng góp lớn cho chi nhánh. Đây chính là động lực đổi mới của ngân hàng trong thời gian tới.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dung tại chi nhánh

Nguồn vốn dồi dào chính là điều kiện hàng đầu để chi nhánh nâng cao chất lượng CVTD. Mọi nỗ lực nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đều trở nên vô nghĩa nếu như hoạt động huy động vốn của chi nhánh kém hiệu quả. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên mà chi nhánh phải thực hiện để nâng cao chất lượng CVTD là tăng cường công tác huy động vốn. Để làm được điều này, chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể sau:

Đa dạng hóa các hình thức huy động: đặc biệt là các hình thức huy động tiền gửi. Đối với tiền gửi thanh toán, chi nhánh có thể phát hành nhiều loại thẻ khác nhau, phù hợp với nhu cầu phong phú của khách hàng. Còn đối với tiền gửi tiết kiệm, các loại hình tiền gửi với kỳ hạn, lãi suất khác nhau sẽ đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Từ đó khách hàng sẽ có tâm lý thoải mái bởi họ có thể chủ động lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp nhất trong rất nhiều sản phẩm mà chi nhánh đưa ra.

Tăng tính hấp dẫn của các hình thức huy động tiền gửi: đối với tiền gửi thanh toán, chi nhánh cần đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích hơn khi sử dụng thẻ thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán của chi nhánh. Đối với tiền gửi tiết kiệm, chi nhánh có thể tăng tính hấp dẫn của hình thức huy động này bằng cách tăng lãi suất, áp dụng lãi suất bù lạm phát hay lãi suất bậc thang… Ngoài ra, các hình thức khuến mãi như bốc thăm trúng thưởng, quà tặng.. dành cho khách hàng khi họ mở tài khoản thanh toán hoặc khi gửi tiền cũng rất cần thiết.

Nâng cao chất lượng sản phẩm huy động tiền gửi: các sản phẩm huy động tiền gửi có đặc điểm là chất lượng của nó phụ thuộc rất nhiều vào phong cách phục vụ của những người cung cấp nó, mà cụ thể là nhân viên giao dịch. Một khi khách hàng có ấn tượng xấu về nhân viên giao dịch, họ cũng có ấn tượng không tốt về ngân hàng nơi nhân viên đó làm việc và ấn tượng này rất khó thay đổi. Bởi vậy, ngoài kỹ năng nghề nghiệp tốt, nhân viên giao dịch của ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tác phong phục vụ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ cũng ảnh hưởng đến chất kượng của sản phẩm huy động tiền gửi. Máy móc công nghệ lạc hậu sẽ gây phiền hà cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng sử dụng

thẻ thanh toán hay dịch vụ thanh toán khác. Bởi vậy, chi nhánh cần đầu tư, hiện đại hóa máy móc và công nghệ để các sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh cung cấp có chất lượng ngày càng cao hơn.

Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn: Bằng việc đưa ra lãi suất hấp dẫn cho các khoản tiền gửi trung và dài hạn, phát hành thêm nhiều giấy tờ có giá dài hạn, chi nhánh có thể gia tăng nhanh chóng nguồn vốn trung và dài hạn của mình. Nguồn vốn trung và dài hạn tăng lên chính là điều kiện để chi nhánh nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với CVTD.

3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang diễn ra rất gay gắt. Thông qua hoạt động marketing, các NHTM phải chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm đến khách hàng và lôi kéo họ về phía mình. Hoạt động marketing có ý nghĩa quyết định tới số lượng khách hàng cũng như sự trung thành của họ đối ngân hàng. Chính vì lẽ đó, để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, chi nhánh cần phải tăng cường hoạt động marketing, tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động này là xác định được nhu cầu, mong muốn khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng và cách thức đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh của chi nhánh.

Để tăng cường hoạt động Marketing, chi nhánh đã và đang phát triển phòng Marketing riêng biệt. Trong nhiều năm qua, hoạt động thế mạnh truyền thống của chi nhánh vốn là các khoản vay kinh doanh. Tuy nhiên, những năm gần đây chi nhánh đã có định hướng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, qua đó mở rộng thị trường đối với loại hình dịch vụ này. Người tiêu dùng không những là đối tượng khách hàng mới, mà hiểu biết của họ về các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng nói riêng còn hạn chế. Vì thế, để nâng cao chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng này, chi nhánh phải tìm hiểu về nhu cầu thực tế của họ. Đồng thời, chi nhánh phải quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng để họ biết đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao mà chi nhánh đang cung

cấp. Phòng Marketing với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiệm vụ thực hiện các nội dung marketing ngân hàng. Hơn thế nữa, chi nhánh nhất thiết phải tạo lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của phòng marketing và hoạt động của phòng tín dụng. Chỉ khi đó, hoạt động marketing của chi nhánh mới thực sự đạt hiệu quả.

Phòng marketing chuyên trách được thành lập có nhiệm vụ thực hiện các nội dung marketing ngân hàng. Nội dung đầu tiên chính là nghiên cứu môi truòng kinh doanh. Phòng marketing phải thu thập, ngiên cứu thông tin về các yếu tố vĩ mô bao gồm: môi trường địa lý, môi trường dân số, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và pháp luật. Những thay đổi của các yếu tố môi trường này có tác động lớn đến hoạt động của cả chi nhánh lẫn hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn. Vì vậy, bộ phận marketing phải dự báo được sự biến động của chúng, giúp lãnh đạo chi nhánh kịp thời điều chỉnh hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng phù hợp với những thay đổi của môi trường.

Không chỉ dừng lại ở đó, bộ phận marketing còn phải tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, cụ thể là xu hướng tiêu dùng của xã hôinvà khu vực. Bộ phận marketing phải nghiên cứu thị trường, xác định được khách hàng mong muốn điều gì ở dịch vụ ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Trên cơ sở những thông tin đầu vào mà bộ phận marketing cung cấp, chi nhánh có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, bô phận marketing còn có nhiệm vụ tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn của chi nhánh, để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, tạo ra lợi thế cho chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng.

Chi nhánh cần có những hoạt động để đánh bóng tên tuổi của mình đối với dân cư trong khu vực địa bàn mà chi nhánh đang hoạt động. Giới thiệu hình ảnh của chi nhánh cũng như sản phẩm tại các bảng tin của tòa nhà, khu dân cư… Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể phối hợp với cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các chương trình từ thiện, quỹ khuyến học, các buổi giao lưu văn nghệ… Các hoạt động này vừa giúp tạo mối quan hệ thân thiện với chính quyền địa phương và dân

cư trong khu vực, vừ giúp chi nhánh có một chỗ đứng, một sự nhận diện trong lòng khách hàng.

3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD là hoạt động quan trọng của chi nhánh. Bởi lẽ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình là rất phong phú không chỉ vay để mua nhà đất, sửa chữa nhà cửa, vay mua ô tô mà còn vay để thanh toán hàng hóa – dịch vụ, để mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình hoặ là nhu cầu tài trợ du học, khám chữa bệnh… Tuy nhiên chi nhánh mới chỉ chú trọng đến những nhu cầu mua nhà đất, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại và xây sửa nhà cửa là chủ yếu, trong khi các nhu cầu khác như: học hành, chữa bệnh, du lịch, hay các nhu cầu tiêu dùng tiện ích khác vẫn chưa được quan tâm. Chi nhánh cần chú trọng mở rộng thêm các loại hình sản phẩm mới, cải thiện chất lượng các sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngừoi tiêu dùng. Có như vậy, chi nhánh mới có thể thu hút thêm khách hàng, tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn, phục vụ mục đích nâng cao chất lượng CVTD.

Tuy nhiên, để thực hiện việc đó không phải dễ dàng, số lượng khách hàng có nhu cầu trên thường ít hơn các loại hình truyền thống. Chi nhánh nên chủ động tiếp cận với những khách hàng này thông qua hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm mới. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn duy trì và phát triển các hình thức dịch vụ đã có như cho vay mua nhà đất, sửa chữa nhà cửa và cho vay mua ô tô vì nhu cầu này của người tiêu dùng vẫn đang hết sưc lớn.

3.2.4. Tăng cường công tác thẩm định cho vay tiêu dùng

Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó không những có ý nghĩa đối với Ngân hàng là nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho Ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng bởi không ít khách hàng bị từ chối oan bởi cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất. Thẩm định tín dụng là công việc mà người cán bộ tín dụng thực hiện thu nhập các thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá về khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và

trả nợ mà khách hàng đưa ra… rồi đưa ra các phán quyết tín dụng. Nếu tiến hành công tác thẩm định tốt, bộ phận tín dụng sẽ có được những đánh giá chính xác về triển vọng phát triển và khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế những rủi ro sau này.. Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, cấn nhất thiết thực hiện một số công việc sau:

+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, các loại giấy tờ ủy quyền… theo đúng những quy định hiện hành về cho vay tiêu dùng của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam

+ Nội dung kinh tế của hồ sơ vay vốn, khả năng tài trợ của ngân hàng

+ Mức độ khả thi của hồ sơ xin vay về các mặt tài sản đảm bảo, phương án trả nợ, tình trạng thu nhập….

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, bắt đầu từ khâu nhận hồ sơ cho tới khâu thu nợ lãi và gốc. Điều này không được mâu thuẫn với mục tiêu đẩy nhanh quá trình thẩm định. Để thực hiện được giải pháp này, cần kết hợp với các biện pháp khác trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.

3.2.5. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Thường xuyên theo dõi, quản lý các khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm tiền vay đối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w