Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya

99 1.1K 8
Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan niệm về tồn tại, những vần đề bản thể luận, nhận thức luận đã được đặt ra từ rất sớm cùng với sự hình thành, phát triển của triết học và xã hội loài người. Triết học Êpiquya đã được quan tâm nghiên cứu ngay từ thời cổ đại và kéo dài trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử triết học cho tới tận ngày nay. Những công trình triết học bàn về Êpiquya và hệ thống triết học của ông mà các học giả trên thế giới cũng như các học giả Việt Nam đã thực hiện chủ yếu đi sâu tìm hiểu về học thuyết đạo đức của ông, bởi trong hệ thống triết học của ông, học thuyết về đạo đức được nhiều học giả đánh giá là cống hiến lớn nhất, có giá trị nhất và cũng nổi bật nhất. Song, cùng với nghiên cứu này, các học giả trên thế giới và Việt Nam cũng đã nghiên cứu, luận bàn về học thuyết tồn tại của Êpiquya trên một phương diện nào đó và từ những góc độ, mục đích khác nhau. Sở dĩ các học giả này tập trung nghiên cứu học thuyết về bản thể luận, hay học thuyết về tồn tại của Êpiquya là do, cho đến nay, vẫn có nhiều nhà triết học, học giả cho rằng, nguyên tử luận của ông chẳng qua chỉ là “sự sao chép” học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít; song, bên cạnh đó, không ít nhà triết học, học giả lại cho rằng, dẫu nguyên tử luận của Êpiquya có là “sự sao chép” học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít thì đó vẫn là “sự sao chép một cách hoàn hảo”, “sao chép có bổ sung, phát triển” để xây dựng nên thuyết nguyên tử cổ điển về cấu tạo vật chất và do vậy, họ cố gắng đi tìm sự khác biệt, sự vượt trội trong nguyên tử luận của ông so với học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít. Điều nói trên trước hết được thể hiện trong Luận án tiến sĩ của C.Mác. Với đề tài “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya” (Xem: C.Mác và Ph.Ăng ghen. Toàn tập, t. 40. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 2000), Luận án tiến sĩ của C.Mác đã được coi là một tác phẩm lớn, một công trình nghiên cứu chuyên sâu đi tìm sự khác biệt, sự vượt trội trong triết học tự nhiên của Êpiquya so với triết học tự nhiên của Đêmôcrít đúng như tên gọi của nó. Có thể nói, C.Mác chính là người đầu tiên đã chỉ ra quan điểm biện chứng trong tư tưởng của Êpiquya về “sự đi chệch hướng” một cách tự phát của nguyên tử và coi đó là sự khác biệt, sự vượt trội so với quyết định luận mang tính chất khắc kỷ của Đêmôcrít trong học thuyết về nguyên tử của ông. Ở phương Tây, chúng ta thấy đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, triết học Êpiquya nói riêng. Trong số những công trình nghiên cứu này đã có một vài công trình được dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn như “Hành trình cùng triết học” (Ted Honderich chủ biên, Lưu Văn Hy dịch. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội), “Truy tầm triết học ” (M. Gail, J Tresday Karsten, ..., Lưu Văn Hy dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội), “Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại” (Mortimer Adler, Phạm Viễn Phương và Mai Sơn dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội), ... Đặc biệt là công trình “Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn đến Đerrida” (Forrest E. Baird, Đỗ Văn Huấn và Lưu Văn Hy dịch, Nguyễn Việt Long hiệu đính, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội). Đây được coi là công trình hoàn thiện nhất giới thiệu về triết học Êpiquya nói chung, học thuyết về tồn tại của ông nói riêng với nguyên tác các tác phẩm của Êpiquya. Trong công trình “Lịch sử phép biện chứng, t.1 Phép biện chứng cổ đại” (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Đỗ Minh Hợp dịch, Đặng Hữu Toàn hiệu đính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội), các nhà khoa học Xô viết đã tập trung luận giải tư tưởng biện chứng của Êpiquya trong nguyên tử luận của ông, đặc biệt là từ quan niệm của ông về “sự chệch hướng” một cách tự do của nguyên tử. Ngoài những công trình đó, trên thế giới, có lẽ, còn nhiều công trình khác nữa có đề cập đến triết học Êpiquya và học thuyết về tồn tại của ông; song, do khả năng có hạn và rào cản ngôn ngữ, chúng tôi không thể tiếp cận được các công trình đó Trong công trình biên soạn “101 triết gia” (Mai Sơn biên soạn, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội), triết học Êpiquya và học thuyết của ông về tồn tại được giới thiệu một cách khái quát. Ở Việt Nam, Êpiquya là một trong những nhà triết học ít được nghiên cứu một cách trực diện. Vì vậy, có thể khẳng định, ở nước ta, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về triết học Êpiquya nói chung, học thuyết của ông về tồn tại nói riêng. Các học giả Việt Nam thường viết về ông và triết học của ông khi viết về nền triết học Hy Lạp cổ đại và được trình bày dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình lịch sử triết học. Chẳng hạn như, Trần Đức Thảo “Lịch sử tư tưởng trước Mác” (Nxb khoa học xã hội, Hà Nội; 1995); Thái Ninh “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb Sách giáo khoa Mác Lênin, Hà Nội; 1987); Nguyễn Hữu Vui chủ biên “Lịch sử triết học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 1998); Bùi Thanh Quất “Lịch sử triết học” (Nxb giáo dục, Hà Nội 2000); Chiêm Tế “Lịch sử thế giới cổ đại, t.2” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1977); Đinh Ngọc Thanh “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999); Hà Thúc Minh “Triết học Hy Lạp La Mã cổ đại ” (Nxb Mũi Cà Mau, 2000); Trần Văn Phòng “Triết học Hy Lạp cổ đại ” (Nxb lý luận chính trị, Hà Nội; 2006); v.v... Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya” làm đề tài cho Luận văn này với hy vọng góp phần làm rõ những cống hiến, đóng góp của ông trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại với học thuyết này.

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 6 3.1. Mục đích của luận văn 6 3.2. Nhiệm vụ của luận văn 6 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 4.1. Cơ sở lý luận 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu 7 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 8 CHƯƠNG 1 9 NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT VỀ TỒN TẠI TRONG 9 TRIẾT HỌC ÊPIQUYA 9 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 9 Về phương diện kinh tế, chúng ta đều biết, vào thế kỷ thứ IX - VII trước Công nguyên, nền sản xuất chiếm hữu nô lệ được coi là nền sản xuất phát triển của thời kỳ cổ đại. Đó là thời kỳ từ thời đại đồ đồng chuyển sang đồ sắt. Sự xuất hiện của quan hệ tiền - hàng đã làm cho thương mại và sự trao đổi hàng hóa phát triển. Thuộc địa mở rộng đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. 9 1.2. Tiền đề văn hóa và triết học 12 1.3. Về cuộc đời và sự nghiệp của Êpiquya 18 1.4. Hệ thống triết học Êpiquya 25 1.4.1. Học thuyết về tồn tại 25 1.4.2. Học thuyết về nhận thức 26 1.4.3. Học thuyết về đạo đức 33 CHƯƠNG 2 45 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT CỦA ÊPIQUYA 45 VỀ TỒN TẠI, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA HỌC THUYẾT NÀY.45 2.1. Quan điểm của Êpiquya về nguyên tử 46 2.2. Quan niệm của Êpiquya về sự vận động của nguyên tử trong không gian và thời gian 53 2.3. Quan niệm của Êpiquya về sự hình thành thế giới, vũ trụ và về Thượng đế, linh hồn trong sự hình thành và tồn tại của con người, của vũ trụ 69 2.4. Một số giá trị và hạn chế trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại81 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ph.Ăngnghen đã từng khẳng định: ‟Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”, song ‟tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi” và do vậy, để có được tư duy lý luận thì năng lực tư duy của mỗi người và của cả dân tộc ‟cần phải được phát triển hoàn thiện” và “muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có cách nào khác hơn là nghiên cứu triết học thời trước”. “Nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” có nghĩa là nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, chúng ta không thể không nghiên cứu tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Bởi lẽ, tư tưởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại không chỉ đã từng làm kinh ngạc biết bao trí tuệ anh minh, bao khối óc thiên tài, mà còn có tầm ảnh hưởng lớn lao đến sự tồn tại và phát triển của các nền văn hóa, văn minh cả phương Tây lẫn phương Đông trong suốt nhiều thế kỹ đã qua. Với một hệ thống triết học đa dạng, với những nhà triết học đã đạt đến đỉnh cao trí tuệ nhân loại thời cổ đại, Hy Lạp cổ đại đã trở thành cái nôi của triết học Châu Âu và của cả thế giới, và “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ ” của nó “đã có mầm mống đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”, đã khiến chúng ta phải luôn trở lại với những thành tựu rực rỡ của nó. Nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại, chúng ta không thể không nghiên cứu triết học Êpiquya. Bởi lẽ, trong triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Êpiquya được coi là sự thăng hoa cao nhất của tư duy duy vật trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (thế 2 kỷ III - I trước Công nguyên). Nghiên cứu triết học Êpiquya, C.Mác đã coi ông là “nhà khai sáng Hy Lạp vĩ đại bậc nhất”. Triết học Êpiquya không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Hy Lạp đương thời, mà cả trong suốt nhiều thế kỷ sau đó để làm nên một trường phái, một trào lưu triết học độc đáo - “Vườn Êpiquya”, chủ nghĩa Êpiquya. Chính vì vậy mà C.Mác đã chọn triết học tự nhiên của Êpiquya cùng với triết học tự nhiên của Đêmôcrít làm đối tượng nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của mình. Êpiquya làm triết học, nghiên cứu triết học như một nghệ sĩ muốn làm đẹp cho đời và ông coi đó là hạnh phúc trí tuệ của mình. Ông đã từng nói rằng: “Đừng để cho một người nào xa rời triết học khi còn trẻ và cũng đừng để ai mệt mỏi vì triết học khi tuổi già Triết học cần thiết cho cả người già lẫn người trẻ ”. Câu nói nổi tiếng này của Êpiquya không chỉ có giá trị sâu sắc trong thời đại mà trí tuệ nhân loại đang đi những bước đi đầu tiên trên con đường tìm kiếm sự thông thái và uyên bác, mà còn mang ý nghĩa chuẩn mực cho tất cả những ai gắn bó với triết học trong thế kỷ XXI này, thế kỷ của khoa học đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như C.Mác đã dự báo. Nghiên cứu triết học Êpiquya để góp phần nâng cao hiểu biết và phát triển năng lực tư duy lý luận, chúng ta không thể bỏ qua học thuyết của ông về tồn tại. Bởi lẽ, cùng với đạo đức học, học thuyết về tồn tại đã đem lại cho ông vinh quang của một nhà thông thái, nhà triết học duy vật và vô thần triệt để, niềm kiêu hãnh của “nhà khai sáng Hy Lạp vĩ đại bậc nhất”. Không chỉ thế, nghiên cứu học thuyết về tồn tại của Êpiquya còn góp phần khơi dậy “tình yêu đối với sự thông thái” mà giờ đây, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, với lối sống thực dụng, với việc đề cao giá trị vật chất, không ít người đã coi sự hiểu biết triết học chỉ là sự phù phiếm, giá trị tinh thần chỉ là đồ trang sức không cần thiết, chẳng có ích lợi gì trong cuộc sống hiện thực với 3 những mưu sinh, toan tính để làm giàu, kể cả với những người biết ý nghĩa thế giới quan và vai trò phương pháp luận của triết học. Với những người vẫn còn “tình yêu đối với sự thông thái”, đối với triết học, nghiên cứu học thuyết về tồn tại của Êpiquya góp phần giúp cho họ thấy rõ vì sao nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học nhân loại vẫn là cái cần thiết để nâng cao năng lực tư duy lý luận và khi nhận thấy giá trị và hạn chế của học thuyết này, họ sẽ hiểu vì sao mà triết học Êpiquya lại được C.Mác đánh giá cao đến như vậy và vì sao mà sau gần 20 thế kỷ, triết học Êpiquya vẫn hiện diện trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại thời nay. Với những suy nghĩ trên, chúng tôi đã lựa chọn học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Quan niệm về tồn tại, những vần đề bản thể luận, nhận thức luận đã được đặt ra từ rất sớm cùng với sự hình thành, phát triển của triết học và xã hội loài người. Triết học Êpiquya đã được quan tâm nghiên cứu ngay từ thời cổ đại và kéo dài trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử triết học cho tới tận ngày nay. Những công trình triết học bàn về Êpiquya và hệ thống triết học của ông mà các học giả trên thế giới cũng như các học giả Việt Nam đã thực hiện chủ yếu đi sâu tìm hiểu về học thuyết đạo đức của ông, bởi trong hệ thống triết học của ông, học thuyết về đạo đức được nhiều học giả đánh giá là cống hiến lớn nhất, có giá trị nhất và cũng nổi bật nhất. Song, cùng với nghiên cứu này, các học giả trên thế giới và Việt Nam cũng đã nghiên cứu, luận bàn về học thuyết tồn tại của Êpiquya trên một phương diện nào đó và từ những góc độ, mục đích khác nhau. Sở dĩ các học giả này tập trung nghiên cứu học thuyết về bản thể luận, hay học thuyết về tồn tại của Êpiquya là do, cho đến nay, vẫn có nhiều nhà triết học, học giả cho rằng, nguyên tử luận của ông 4 chẳng qua chỉ là “sự sao chép” học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít; song, bên cạnh đó, không ít nhà triết học, học giả lại cho rằng, dẫu nguyên tử luận của Êpiquya có là “sự sao chép” học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít thì đó vẫn là “sự sao chép một cách hoàn hảo”, “sao chép có bổ sung, phát triển” để xây dựng nên thuyết nguyên tử cổ điển về cấu tạo vật chất và do vậy, họ cố gắng đi tìm sự khác biệt, sự vượt trội trong nguyên tử luận của ông so với học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít. Điều nói trên trước hết được thể hiện trong Luận án tiến sĩ của C.Mác. Với đề tài “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya” (Xem: C.Mác và Ph.Ăng ghen. Toàn tập, t. 40. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 2000), Luận án tiến sĩ của C.Mác đã được coi là một tác phẩm lớn, một công trình nghiên cứu chuyên sâu đi tìm sự khác biệt, sự vượt trội trong triết học tự nhiên của Êpiquya so với triết học tự nhiên của Đêmôcrít đúng như tên gọi của nó. Có thể nói, C.Mác chính là người đầu tiên đã chỉ ra quan điểm biện chứng trong tư tưởng của Êpiquya về “sự đi chệch hướng” một cách tự phát của nguyên tử và coi đó là sự khác biệt, sự vượt trội so với quyết định luận mang tính chất khắc kỷ của Đêmôcrít trong học thuyết về nguyên tử của ông. Ở phương Tây, chúng ta thấy đã có những công trình nghiên cứu có liên quan đến triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, triết học Êpiquya nói riêng. Trong số những công trình nghiên cứu này đã có một vài công trình được dịch sang tiếng Việt, chẳng hạn như “Hành trình cùng triết học” (Ted Honderich chủ biên, Lưu Văn Hy dịch. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội), “Truy tầm triết học ” (M. Gail, J Tresday - Karsten, , Lưu Văn Hy dịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội), “Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại” (Mortimer Adler, Phạm Viễn Phương và Mai Sơn dịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội), Đặc biệt là công trình “Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn 5 đến Đerrida” (Forrest E. Baird, Đỗ Văn Huấn và Lưu Văn Hy dịch, Nguyễn Việt Long hiệu đính, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội). Đây được coi là công trình hoàn thiện nhất giới thiệu về triết học Êpiquya nói chung, học thuyết về tồn tại của ông nói riêng với nguyên tác các tác phẩm của Êpiquya. Trong công trình “Lịch sử phép biện chứng, t.1 - Phép biện chứng cổ đại” (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Đỗ Minh Hợp dịch, Đặng Hữu Toàn hiệu đính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội), các nhà khoa học Xô viết đã tập trung luận giải tư tưởng biện chứng của Êpiquya trong nguyên tử luận của ông, đặc biệt là từ quan niệm của ông về “sự chệch hướng” một cách tự do của nguyên tử. Ngoài những công trình đó, trên thế giới, có lẽ, còn nhiều công trình khác nữa có đề cập đến triết học Êpiquya và học thuyết về tồn tại của ông; song, do khả năng có hạn và rào cản ngôn ngữ, chúng tôi không thể tiếp cận được các công trình đó Trong công trình biên soạn “101 triết gia” (Mai Sơn biên soạn, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội), triết học Êpiquya và học thuyết của ông về tồn tại được giới thiệu một cách khái quát. Ở Việt Nam, Êpiquya là một trong những nhà triết học ít được nghiên cứu một cách trực diện. Vì vậy, có thể khẳng định, ở nước ta, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về triết học Êpiquya nói chung, học thuyết của ông về tồn tại nói riêng. Các học giả Việt Nam thường viết về ông và triết học của ông khi viết về nền triết học Hy Lạp cổ đại và được trình bày dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình lịch sử triết học. Chẳng hạn như, Trần Đức Thảo - “Lịch sử tư tưởng trước Mác” (Nxb khoa học xã hội, Hà Nội; 1995); Thái Ninh - “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội; 1987); Nguyễn Hữu Vui chủ biên - “Lịch sử triết học” (Nxb 6 Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 1998); Bùi Thanh Quất - “Lịch sử triết học” (Nxb giáo dục, Hà Nội 2000); Chiêm Tế - “Lịch sử thế giới cổ đại, t.2” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1977); Đinh Ngọc Thanh - “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999); Hà Thúc Minh - “Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại ” (Nxb Mũi Cà Mau, 2000); Trần Văn Phòng - “Triết học Hy Lạp cổ đại ” (Nxb lý luận chính trị, Hà Nội; 2006); v.v Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya” làm đề tài cho Luận văn này với hy vọng góp phần làm rõ những cống hiến, đóng góp của ông trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại với học thuyết này. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung cơ bản của học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya để trên cơ sở đó, bước đầu chỉ ra giá trị và hạn chế của nó. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, luận giải và phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận cho sự hình thành học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya. Thứ hai, luận giải và phân tích những nội dung căn bản trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại. Thứ ba, bước đầu nêu ra một số nhận xét về giá trị và hạn chế trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận 7 Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học nói chung, về triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng; đồng thời, kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chủ yếu là các công trình về lịch sử triết học nói chung, triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng. Đặc biệt, luận văn dựa vào nguồn tư liệu của C.Mác về di sản triết học của Êpiquya mà C.Mác đã chuẩn bị cho Luận án tiến sĩ của mình trong C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.40, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; vào những tác phẩm của Êpiquya mà Forrest E.Baird đã đưa vào trong “Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn đến Đerrida” đã được Đỗ Văn Huấn và Lưu Văn Hy dịch sang tiếng Việt; đồng thời tham khảo luận văn “Đạo đức học Êpiquya” của Nguyễn Vũ Ngọc Dung (bảo vệ năm 2009, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp lôgíc và lịch sử của triết học mácxít; đồng thời sử dụng kết hợp một số phương pháp khác, như phân tích, tổng hơp, hệ thống hóa, so sánh, 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung căn bản trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại. Trong quá trình luận chứng tác giả có đề cập đến một số quan điểm, tư tưởng của các nhà triết học khác trong chừng mực mà chúng có liên quan đến triết học Êpiquya. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung căn bản trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại và qua đó, chỉ ra những đóng góp nổi bật của 8 ông so với nguyên tử luận của Đêmôcrít, đồng thời bước đầu đưa ra một vài nhận xét về học thuyết này. 7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Về phương diện lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu học thuyết của Êpiquya về tồn tại nói riêng, triết học Êpiquya nói chung. - Về phương diễn thực tiễn, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử triết học nhân loại nói chung, triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Êpiquya nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương 8 tiết. [...]... của Êpiquya được trình bày dưới dạng các trích đoạn và được nêu ra trong các tác phẩm của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại 1.4 Hệ thống triết học Êpiquya Hệ thống triết học Êpiquya bao hàm hầu như tất cả các phương diện triết học được nhiều người quan tâm ở thời đại của ông Đó là: học thuyết về tồn tại, học thuyết về nhận thức và học thuyết về đạo đức Trong đó, học thuyết về tồn tại (học thuyết. .. thuyết về tự nhiên hay vật lý học) và học thuyết về nhận thức (học thuyết về nhận thức tự nhiên hay lôgíc học) được xem như là tiền đề cho đạo đức học (học thuyết về việc đạt tới hạnh phúc), bởi các học thuyết này nghiên cứu những nền tảng giúp cho con người có thể thoát ra khỏi những ý kiến sai lầm, hư ảo để đạt tới một cuộc sống tự do đầy yên tĩnh và công bằng 1.4.1 Học thuyết về tồn tại Êpiquya. .. nguyên tử, Êpiquya và trường phái của ông đã đương nhiên chấp nhận một cách căn bản học thuyết của Đêmôcrít và bổ sung, phát triển học thuyết ấy Chính vì vậy mà nhiều nhà triết học sau này đã thừa nhận rằng, trong lịch sử triết học nhân loại, Êpiquya và trường phái của ông đã có công lớn trong việc phát triển học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít Nội dung căn bản trong học thuyết về tồn tại của Êpiquya được... so với học thuyết về đạo đức của ông Tuy nhiên, trong bối cảnh mà các khuynh hướng triết học của thời kỳ Hy Lạp hóa đều mang tính chất một học thuyết dạy nghệ thuật sống cho con người, trường phái triết học Êpiquya - đại diện xuất sắc cuối cùng của triết học với tư cách một khoa học ở Hy Lạp cổ đại vẫn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của triết học duy vật Trường phái triết học Êpiquya. .. tiêu duy nhất là cống hiến cho con người một sự bình an trong tâm hồn bằng cách giải thoát họ ra khỏi những sự sợ hãi vụn vặt, khỏi nỗi lo định mệnh Đạo đức học hay như một số nhà nghiên cứu còn gọi là triết học thực tiễn của Êpiquya có liên quan trực tiếp với học thuyết về tồn tại và học thuyết về nhận thức Trong học thuyết tồn tại và nhận thức của Êpiquya, con người được hiểu là chủ thể nhận thức, chứ... lại các học thuyết triết học duy tâm, mà còn cương quyết phủ nhận ‟thế giới tư tưởng”, ‟thế giới ý niệm” của Platôn, phê phán ‟cú hích đầu tiên” của Arixtốt và các thế lực siêu nhiên khác mà các trường phái triết học khác nhau của thế giới cổ đại đã đưa ra và luận chứng cho chúng Một trong những cái đã đem lại vinh quang đó cho triết học Êpiquya chính là học thuyết của ông về tồn tại - học thuyết mà... thế giới Triết học Êpiquya là trường phái đạt được tiến bộ to lớn nhất trong vấn đề này 26 Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết về tồn tại của Êpiquya chính là sự kế thừa và phát triển xuất sắc của ông về nguyên tử luận Nguyên tử luận cổ đại được khởi xướng từ Lơxíp và được làm sâu sắc hơn, phát triển thêm bởi học trò của ông là Đêmôcrít Do vậy, khi xây dựng tự nhiên học của mình trên học thuyết nguyên... giai 22 đoạn không thể chữa trị Theo truyền thuyết, trước lúc qua đời, Êpiquya đang nằm trong bể tắm nước nóng, uống rượu mạnh, chúc mừng và mong muốn bạn bè, học trò đừng lãng quên học thuyết của ông và sau đó, ông đã ra đi vĩnh viễn ngay trong bể tắm nước nóng này [Xem: 43, tr.284] Về sự nghiệp của Êpiquya Êpiquya trình bày học thuyết triết học của mình trong nhiều tác phẩm, thư từ và các buổi nói... phần đầy) và Không - Tồn tại (phần rỗng, chân không) Không - Tồn tại là hư vô, là không gian trống rỗng, là cái có giới hạn Đây là hạn chế trong học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít về cấu tạo vật chất 1.3 Về cuộc đời và sự nghiệp của Êpiquya Về cuộc đời Êpiquya Êpiquya sinh năm 342, mất năm 270 trước CN (có tài liệu cho rằng ông sinh năm 341, mất năm 271 trước CN), trên đảo Xamốt, trong một gia đình nhà... tiền Êpiquya thường xuyên đi theo giúp mẹ Có thể vì thế mà từ thời điểm này, trong đầu Êpiquya đã xuất hiện tư tưởng chống lại sự mê tín tôn giáo 19 Êpiquya học tại một ngôi trường ở Xamốt, trong lớp học do cha ông giảng dạy Nhiều tài liệu nói rằng Êpiquya là một học sinh siêng năng và sớm thể hiện sự say mê đối với triết học Cuốn sách đầu tay của Ămpêlôđơ (483 423 trước Công nguyên) - Về cuộc đời Êpiquya . hóa và triết học 12 1.3. Về cuộc đời và sự nghiệp của Êpiquya 18 1.4. Hệ thống triết học Êpiquya 25 1.4.1. Học thuyết về tồn tại 25 1.4.2. Học thuyết về nhận thức 26 1.4.3. Học thuyết về đạo. thành học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya. Thứ hai, luận giải và phân tích những nội dung căn bản trong học thuyết của Êpiquya về tồn tại. Thứ ba, bước đầu nêu ra một số nhận xét về giá. 20 thế kỷ, triết học Êpiquya vẫn hiện diện trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại thời nay. Với những suy nghĩ trên, chúng tôi đã lựa chọn học thuyết về tồn tại trong triết học Êpiquya làm

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan