Học thuyết về tồn tại

Một phần của tài liệu Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya (Trang 27)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Học thuyết về tồn tại

Êpiquya được coi là người kế thừa và tiếp tục xuất sắc của Đêmôcrít - đại diện vĩ đại của các tư tưởng duy vật Hy Lạp. Nếu Đêmôcrít cùng với người thầy của ông là Lơxíp và các nhà biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại khác đã xây dựng một cách rõ ràng và cụ thể về sự khởi thủy của vũ trụ, đưa ra quan niệm về nguyên tử và chân không để từ đó, hình thành thuyết nguyên tử về cấu tạo vật chất, thì Êpiquya là đại diện vĩ đại nhất của khuynh hướng duy vật do Đêmôcrít khởi xướng trong triết học Hy Lạp cổ đại.

Cần lưu ý rằng, đối với các nhà duy vật vĩ đại của Hy Lạp cổ đại là Đêmôcrít và Êpiquya thì vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là cấu trúc vật chất, mà trước hết là cấu trúc của sự vật được coi là bản nguyên khởi thủy hình thành nên thế giới. Triết học Êpiquya là trường phái đạt được tiến bộ to lớn nhất trong vấn đề này.

Nội dung cơ bản nhất trong học thuyết về tồn tại của Êpiquya chính là sự kế thừa và phát triển xuất sắc của ông về nguyên tử luận.

Nguyên tử luận cổ đại được khởi xướng từ Lơxíp và được làm sâu sắc hơn, phát triển thêm bởi học trò của ông là Đêmôcrít. Do vậy, khi xây dựng tự nhiên học của mình trên học thuyết nguyên tử, Êpiquya và trường phái của ông đã đương nhiên chấp nhận một cách căn bản học thuyết của Đêmôcrít và bổ sung, phát triển học thuyết ấy. Chính vì vậy mà nhiều nhà triết học sau này đã thừa nhận rằng, trong lịch sử triết học nhân loại, Êpiquya và trường phái của ông đã có công lớn trong việc phát triển học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít.

Nội dung căn bản trong học thuyết về tồn tại của Êpiquya được chúng tôi trình bày ở chương 2 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w