Học thuyết về đạo đức

Một phần của tài liệu Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya (Trang 35)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.3. Học thuyết về đạo đức

Nói về đạo đức học - lĩnh vực quan tâm chủ yếu nhất của Êpiquya và chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống triết học của ông, trước hết chúng ta cần khẳng định rằng, khi trình bày những quan điểm cơ bản về giới tự nhiên, về vũ trụ, về sự nhận thức giới tự nhiên và vũ trụ đó, Êpiquya không nhằm mục tiêu khoa học thuần túy, mà nhằm những mục tiêu luân lý thực tiễn. Nói cách khác, với mọi suy tư triết học của mình, Êpiquya chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là cống hiến cho con người một sự bình an trong tâm hồn bằng cách giải thoát họ ra khỏi những sự sợ hãi vụn vặt, khỏi nỗi lo định mệnh.

Đạo đức học hay như một số nhà nghiên cứu còn gọi là triết học thực tiễn của Êpiquya có liên quan trực tiếp với học thuyết về tồn tại và học thuyết về nhận thức. Trong học thuyết tồn tại và nhận thức của Êpiquya, con người được hiểu là chủ thể nhận thức, chứ không phải là nhân tố làm thay đổi thế giới vật chất. Cách hiểu như vậy về con người đã tạo cơ sở lý luận cho các quan niệm đạo đức của Êpiquya - một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên học thuyết triết học của ông.

Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Êpiquya được quy định bởi các đặc điểm của giai đoạn lịch sử mà ông sinh sống. Chính trong giai đoạn này của lịch sử Hy Lạp cổ đại, các cuộc chiến tranh giữa các phe phái diễn ra liên miên, sự bất ổn trong đời sống xã hội và chính trị đã làm nảy sinh ở các tầng lớp thống trị ước muốn tìm ra cách sống

không phải phiền muộn, lo âu. Vì thế, những quan niệm đạo đức đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp này đã được đặt lên vị trí hàng đầu trong mọi suy tư triết học của các nhà triết học Hy Lạp thời đó. Một nhiệm vụ đặt ra cho triết học là chỉ ra con đường dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc. Chính vì thế, triết học Hy Lạp thời kỳ này đã trở thành một đạo lý thường tình, một triết lý đạo đức, triết học đạo đức.

Thế nhưng, khác với một số nhà triết học đương thời, Êpiquya không lấy chỉnh thể xã hội, mà lấy con người riêng biệt làm xuất phát điểm trong đạo đức triết học của mình. Qua đó, Êpiquya đã xem xét lại định nghĩa về con người do Arítxtốt đưa ra. Theo ông, cá nhân là cái mang tính thứ nhất, mọi mối quan hệ xã hội của con người đều phụ thuộc vào những cá nhân riêng biệt, vào những mong muốn chủ quan và những tính toán hợp lý về lợi ích và sự thỏa mãn của họ. Song, với tư cách là một đại diện của tầng lớp chủ nô quý tộc, khi xem xét con người một cách biệt lập khỏi hoạt động sản xuất, khỏi những sự biến đổi trong đời sống xã hội và mối quan hệ với các thành viên khác trong xã hội. Điều này để lại dấu ấn riêng trong những quan niệm đạo đức học của ông - cá nhân khép kín trong thế giới nội tâm là tâm điểm trong

học thuyết đạo đức của Êpiquya. Theo ông, triết học phải khai hóa con người,

nâng cao sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh và bằng cách đó, làm cho con người hạnh phúc. Với quan niệm này, ông khẳng định: ‟Lời nói của nhà triết học là vô ích, nếu không chữa khỏi những nỗi khổ đau của tâm hồn. Y học không có lợi ích gì, nếu nó không xua đuổi bệnh tật khỏi cơ thể. Triết học không có ích lợi gì, nếu nó không xua đuổi bệnh tật khỏi tâm hồn” [Dẫn theo: 43, tr.290-291].

Do vậy, nói về đạo đức học Êpiquya, trước hết chúng ta cần nói đến quan niệm của ông về cuộc sống hạnh phúc.

Trong suốt cuộc đời sáng tạo triết học của mình, Êpiquya không ngừng truyền bá sự hiểu biết sâu sắc của ông về bản chất của cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng các lý tưởng sống và mong muốn của tầng lớp chủ nô quý tộc. Ông cho rằng, hạnh phúc là khoái lạc, và đây cũng là luận điểm cơ bản trong học thuyết về đạo đức của ông.

Trong bức thư gửi Menơxiớt, Êpiquya cho rằng, chúng ta cần đến khoái lạc khi chúng ta chịu đau khổ vì không đạt được khoái lạc. Còn khi chúng ta không chịu khổ đau thì đã chẳng cần đến khoái lạc. Rằng, chúng ta cảm thấy thiếu sự khoái lạc khi sự thiếu hụt này làm chúng ta cảm thấy đau khổ, nhưng khi chúng ta không cảm thấy đau khổ, chúng ta không còn cần đến sự khoái lạc nữa. Từ đây, ông đưa ra kết luận: ‟Vì thế, chúng ta coi khoái lạc là sự khởi đầu và chấm dứt một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta coi khoái lạc là hạnh phúc tự nhiên, bẩm sinh và cơ bản nhất của chúng ta. Xuất phát từ niềm hạnh phúc này, từ những khoái lạc chúng ta bắt đầu sự lựa chọn và từ chối. Chúng ta trở về với khoái lạc, khi chúng ta đánh giá mọi điều thiện, tin tưởng vào cảm giác khoái lạc này như là sự hướng dẫn của chúng ta” [Dẫn theo: 44, tr.143].

Nói về bản chất và vai trò của sự hưởng thụ, Êpiquya cho rằng, do khoái lạc là sự thiện tự nhiên cơ bản nhất, nên chúng ta không cần lựa chọn mọi sự thiện và có những lúc cần phải bỏ qua sự khoái lạc, nếu chúng kéo theo những khổ đau to lớn hơn. Cũng do vậy, có những lúc, chúng ta thấy sự đau khổ còn tốt hơn sự khoái lạc, nếu một sự khoái lạc lớn hơn sẽ đến với chúng ta sau khi chúng ta đã trải qua những đau khổ lâu dài. Mọi khoái lạc đều là một sự thiện, vì nó có bản tính gần giống với bản tính của chúng ta. Mặc dù vậy, không phải khoái lạc nào cũng đáng để chúng ta lựa chọn. Cũng như vậy, mọi đau khổ đều là một sự xấu, nhưng không phải đau khổ nào chúng ta cũng nên xa lánh vào mọi lúc. Bằng cách cân nhắc cái lợi, cái thiện,

chúng ta sẽ có quyết định đúng khi lựa chọn, vì trong một số trường hợp, sự chiến thắng cũng được coi như một điều xấu và ngược lại, sự xấu được coi như điều thiện [Xem: 44, tr.143]. Êpiquya còn cho rằng, khoái lạc trước hết là không phải chịu đau khổ. Với ông, khoái lạc là trạng thái phủ định sự đau khổ, khi ông xem sự khoái lạc và sự đau khổ của con người trong một thể thống nhất cụ thể. Với Êpiquya, khoái lạc và đau khổ, về cơ bản đối lập với nhau: nếu có khổ đau thì không có hoặc không thể có khoái lạc. Với quan niệm này, Êpiquya khẳng định: ‟Ranh giới để đạt tới khoái lạc là khi nào hết mọi sự khổ đau. Nơi nào có khoái lạc thì nơi đó không có khổ đau hay phiền muộn, hoặc không có cả hai thứ ấy cùng một lúc” [Dẫn theo: 44, tr.144].

Như vậy, theo Êpiquya, niềm khao khát khoái lạc được sinh ra khi có sự khổ đau. Sự khổ đau không chỉ triệt tiêu khoái lạc khi đối lập với khoái lạc, mà còn làm cho con người không thể có khoái lạc và bắt con người phải khao khát đạt tới khoái lạc.

Trong học thuyết đạo đức của Êpiquya, việc đạt được khoái lạc không phải là mục đích tự thân. Nếu khoái lạc được định hình thông qua khổ đau thì nhu cầu khoái lạc cũng được thể hiện qua sự khổ đau. Nếu hạnh phúc nhất thiết phải dựa trên mối quan hệ đối kháng này thì phải xem khoái lạc không phải là cái gì độc lập mà chính là điều kiện để đạt tới cuộc sống hạnh phúc. Với quan điểm này, Êpiquya đã khẳng định: ‟Khoái lạc là khởi đầu và là

mục đích cuối cùng của cuộc sống hạnh phúc” [Dẫn theo: 44, tr.143].

Với quan niệm như vậy về vị trí và vai trò của khoái lạc đối với cuộc sống hạnh phúc, Êpiquya cho rằng, để có cuộc sống hạnh phúc, chúng ta cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn khoái lạc mà có thể hay quả quyết từ chối cái này hoặc lựa chọn cái kia. Bởi lẽ, khoái lạc, theo quan niệm của ông, không phải là những khoái lạc vụn vặt, nhất thời, chốc lát, mà là khoái lạc suốt đời, khoái

lạc không có đau khổ. Ông viết: ‟Khi chúng ta nói rằng khoái lạc là mục đích cuối cùng thì điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta không nói đến thứ khoái lạc của những kẻ trụy lạc, hay thứ khoái lạc lệ thuộc vào sự hưởng thụ thể xác, thứ khoái lạc bao hàm trong lạc thú vật chất như một số người thường nghĩ..., mà chúng ta nói đến thứ khoái lạc là sự giải thoát khỏi những đau khổ thể xác và những lo âu tinh thần. Cái đem lại cuộc sống hạnh phúc không phải là nhờ ăn uống lu bù, được nhảy múa, giao hoan trụy lạc, hay được tham dự những bữa tiệc có đầy cao lương mỹ vị,... Cuộc sống hạnh phúc là một cuộc sống giản dị, được tạo ra bởi lý trí biết xem xét động cơ của mọi sự lựa chọn hay từ chối, biết xua tan mọi ý kiến làm xáo trộn sự bình thản của tâm hồn” [Dẫn theo: 44, tr.143].

Êpiquya còn cho rằng, cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống với cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vô ưu. Do vậy, theo ông, khi lựa chọn hoặc từ chối bất kỳ điều gì, chúng ta cần phải chú ý đến mục đích cuối cùng là cuộc sống hạnh phúc, nghĩa là một cuộc sống vô ưu. Do vậy có thể nói, tinh thần vô ưu là tiêu chí quan trọng nhất của đạo đức học Êpiquya.

Trong học thuyết đạo đức của mình, Êpiquya không cho rằng khoái lạc đều là hạnh phúc. Ông phân biệt rõ ràng khoái lạc nói chung với khoái lạc cụ thể. Cơ sở để ông đưa ra sự phân biệt đó là mặc dù khoái lạc là hạnh phúc, nhưng không phải bất kỳ khoái lạc nào cũng mang đến cuộc sống vô ưu, đến cuộc sống hạnh phúc. Trong khi đó, bất kỳ sự đau khổ nào cũng là bất hạnh và dẫn đến sự ưu tư phiền muộn, từ đó hủy hoại sức khỏe và tinh thần vô ưu của con người.

Êpiquya luôn coi khoái lạc là hạnh phúc đầu tiên và mang tính bẩm sinh của con người. Do vậy, theo ông, không phải bất kỳ khoái lạc nào con người cũng lựa chọn, mà đôi khi con người cũng cần phải bỏ qua những khoái lạc dẫn đến sự ưu phiền. Tương tự như vậy, đôi khi con người cũng có thể coi

sự khổ đau còn có giá trị hơn cả khoái lạc, khi khoái lạc đến với họ sau một thời gian dài họ phải chịu khổ đau. Như vậy, bất kỳ khoái lạc nào cũng là hạnh phúc, nhưng điều đó không có nghĩa là con người phải hướng đến mọi sự khoái lạc. Tương tự như vậy, mọi sự khổ đau đều là bất hạnh, nhưng không phải sự khổ đau nào cũng cần phải né tránh. Nếu cân nhắc một cách kỹ lưỡng giữa cái có lợi và cái có hại đối với cuộc sống hạnh phúc, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc cũng có khi là bất hạnh, còn bất hạnh lại có khi là hạnh phúc. Với quan niệm này, Êpiquya đã chia khoái lạc thành hai dạng: khoái lạc tĩnh và khoái lạc động. Trong một trích đoạn của tác phẩm ‟Về sự lựa chọn và sự né

tránh”, Êpiquya cho rằng, tinh thần vô ưu và cơ thể khỏe mạnh là bản chất

của khoái lạc tĩnh, còn niềm vui và sự tiêu khiển là bản chất của khoái lạc động. Đánh giá hai dạng khoái lạc này theo mức độ mà với chúng con người có thể đạt được mục đích tồn tại của mình là cuộc sống hạnh phúc, ông cho rằng khoái lạc tĩnh tốt hơn khoái lạc động, bởi ‟sức khỏe và sự bình an tâm

hồn” một khi ‟chúng được thỏa mãn”, con người sẽ cảm thấy ‟thế là đủ cho đời sống hạnh phúc” [Dẫn theo: 44, tr.142]. Tuy nhiên, mặc dù không phủ

nhận khoái lạc động, nhưng cũng không coi đó là mục đích của cuộc sống đạo đức và ông khuyên con người hãy sử dụng nó một cách có điều độ, hợp lý. Theo ông, mọi sự thái quá đều không dẫn đến sự bình yên và vì thế, chúng ta cần phải lên án mọi sự thái quá này. Trong ‟Tuyển tập các trích đoạn Vanticăng”, nói về sự thái quá này, Êpiquya cho rằng, đa số mọi người đều

coi sự bình yên là ngây dại, còn hoạt động là sự điên rồ. Không đồng ý với cách đánh giá này, Êpiquya đã lên tiếng chống lại sự thái quá trong cả hai dạng khoái lạc này.

Khoái lạc hợp lý là yêu cầu cao nhất trong đạo đức học Êpiquya. Như chúng ta đã biết, Êpiquya với tư cách một nhà duy cảm, mặc dù không

phủ nhận vai trò của trí tuệ trong nhận thức, nhưng đã thừa nhận không chỉ sự phụ thuộc của trí tuệ vào khả năng cảm giác, mà còn cả sự kiểm soát của trí tuệ đối với hoạt động của các giác quan. Sự thừa nhận vai trò của trí tuệ được phản ánh rõ nét trong học thuyết của những người theo trường phái Êpiquya, nơi sự uyên bác được đặt lên trên tất cả những phẩm hạnh khác và đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao. Khoái lạc chân chính dẫn tới hạnh phúc bền lâu và vĩnh cửu được đảm bảo bằng sự hiểu biết nhờ có thái độ đúng đắn đối với sự lựa chọn khoái lạc. Sự khởi đầu và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất là sự hiểu biết. Từ sự hiểu biết sẽ có mọi phẩm hạnh khác. Sự hiểu biết dạy rằng không thể có một cuộc sống an nhàn nếu không biết sống khôn ngoan, công bằng, đạo đức và nếu không sống một cách thoải mái. Vì tất cả các phẩm hạnh, về mặt bản chất đều gắn với một cuộc sống thoải mái, và cuộc sống thoải mái không thể tách rời những phẩm hạnh đó” [Xem: 44, tr.144-145]. Trong học thuyết đạo đức của Êpiquya, sự hiểu biết được xem là phương tiện đảm bảo cho con người đạt được khoái lạc và đạt tới hạnh phúc cao nhất, đồng thời là thước đo một cuộc sống đạo đức và thoải mái. Quan điểm đạo đức này đã đi ngược lại quan điểm đạo đức tôn giáo. Nó ca ngợi sự tự do của con người, hướng con người đi vào những vấn đề của cuộc sống hiện tại. Đây cũng là mặt tích cực trong quan niệm về đạo đức của ông so với thời đại [Xem: 37, tr.119].

Việc truyền bá các quan điểm đạo đức hết sức đặc trưng của Êpiquya bị ảnh hưởng nhiều bởi các đặc điểm của đời sống xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp thời đó. Chính sự bất ổn về kinh tế và xã hội, việc các điều kiện sống ngày một đi xuống, các sự kiện bất ngờ và ghê rợn diễn ra triền miên đã gieo vào nhận thức của người dân các quốc gia thời Hy Lạp hóa sự hoài nghi vào ngày mai, mong muốn được đảm bảo an toàn khỏi mọi sự khó lường. Bản

thân Êpiquya và các môn đệ của ông cũng đã phải hứng chịu không ít sóng gió và mất mát khi hoạt động tại ‟Vườn triết học” Aten.

Lời kêu gọi giữ chừng mực của Êpiquya: ‟Hãy sống thầm lặng!”, tự bản thân nó đã cho thấy, trong lời kêu gọi đã nêu lên mong muốn thoát khỏi đời sống xã hội, từ chối các hoạt động xã hội, mong muốn khép kín trong thế giới riêng, không phải lo âu bởi những ý nghĩ và bận tâm đến thế giới xung quanh, sống theo trật tự đã được lập sẵn và được hoàn toàn bình tâm, không ưu phiền.

Ở đây cần nhấn mạnh rằng, lời kêu gọi ‟sống thầm lặng” của Êpiquya có liên quan đến nỗi sợ hãi của đại bộ phận người dân Hy Lạp thời đó, với nỗ lo lắng vì ‟những hành động không kìm nén được”. Êpiquya với tư cách một nhà tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc đã rất tỉnh táo trong quan hệ với

‟quần chúng” hoặc những dân lao động Hy Lạp cổ đại. Ông phản đối việc sử dụng vũ lực đối với tầng lớp này nhằm đảm bảo một cuộc sống vô ưu của

‟giới thượng lưu”. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng sự an toàn tin cậy nhất là

Một phần của tài liệu Học thuyết về tồn tại trong triết học êpiquya (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w