Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

133 842 9
Đời sống văn hóa ở huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa có lịch sử lâu đời, nhiều thành tựu, nội dung phong phú và giá trị nhân văn sâu sắc. Suốt trong tiến trình lịch sử, nền văn hóa đó đã trở thành nền tảng tinh thần, động lực đưa dân tộc Việt Nam vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, của các thế lực ngoại xâm để tồn tại, phát triển và có vị trí xứng đáng ở khu vực và trên thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiệm vụ và hoạt động xây dựng đời sống văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Từ Đại hội VII (1991) của Đảng, văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm sự nghiệp đổi mới, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh 11, tr. 53. Xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững 12, tr.55. Đảng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa: Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội 12, tr. 54,55. Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2004) của Đảng chỉ rõ: trong xây dựng và phát triển văn hóa có nhiều nhiệm vụ, trong đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; Xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư... Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng khẳng định: Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 13, tr.98 99. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nêu 12 định hướng lớn, trong đó có định hướng: Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. 13, tr.126. Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa. Đó là nơi khơi nguồn sáng tạo, đồng thời là nơi hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Đời sống văn hóa là nơi bảo tồn và phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, phong phú của văn hóa các dân tộc... Đời sống văn hóa vững mạnh là nền tảng, bước đi ban đầu để thực hiện thành công đường lối văn hóa của Đảng, là một trong những cơ sở, điều kiện, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Là một huyện của tỉnh Hưng Yên, Yên Mỹ có phong trào xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa từ khá sớm. Qua hơn mười năm (huyện được tái lập năm 1999) xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, đời sống văn hóa trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên cũng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần phải có sự đánh giá khách quan, có hướng và giải pháp tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng. Từ những lý do trên học viên đã lựa chọn đề tài luận văn Cao học là : Đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Đây là một vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của đề tài 12 7. Kết cấu của luận văn 12 Chương 1 13 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 13 VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 13 1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa 13 1.1.1. Quan niệm văn hóa 13 1.1.2. Đời sống văn hóa 19 1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa 25 1.2.1. Chủ thể văn hóa 27 1.2.2. Các giá trị văn hóa 28 1.2.3. Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa 31 1.2.4. Các hoạt động văn hóa 33 1.3. Vai trò của đời sống văn hóa với phát triển kinh tế- xã hội 34 1.3.1. Đời sống văn hóa góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế 34 1.3.2 Đời sống văn hóa góp phần tích cực vào giao lưu hội nhập 36 Chương 2 39 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 39 Ở HUYỆN YÊN MỸ 39 1 2.1. Các yếu tố tác động đến đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ giai đoạn hiện nay 39 2.1.1. Tác động của yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên 39 2.1.2. Tác động của yếu tố chính trị 44 2.1.3. Tác động của yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội 47 2.2. Diện mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ 51 Cấu trúc của đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố: Chủ thể văn hóa, các giá trị văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa, các hoạt động văn hóa. Những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tác động lẫn nhau. Trong đó, yếu tố giá trị văn hóa là yếu tố trung tâm, ẩn tàng trong các yếu tố còn lại. Vì vậy luận văn chỉ tập trung tìm hiểu diện mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ở các mặt: Chủ thể văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa, các hoạt động văn hóa 51 2.2.1. Chủ thể văn hóa 52 2.2.2. Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa 69 2.2.3. Các hoạt động văn hóa 78 2.3. Đánh giá chung 89 2.3.1. Những thành tựu 89 2.3.2 Những hạn chế 95 Chương 3 99 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 99 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN YÊN MỸ 99 3.1. Phương hướng 99 3.1.1 Dự báo xu hướng vận động của đời sống văn hóa huyện 99 3.1.2 Phương hướng, mục tiêu 101 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ 106 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể văn hóa 106 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa 113 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất 116 3.3.1. Đối với các ban ngành chức năng 116 3.3.2. Đối với huyện Yên Mỹ 117 2 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 129 Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 129 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 130 Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 130 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 131 Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 131 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa MTTQ Mặt trận Tổ quốc NXB Nhà xuất bản TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân VHNT Văn học nghệ thuật VH&TT Văn hóa và thông tin 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ năm 2010- 2012 54 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2010- 2012 55 Bảng 2.3 Bảng so sánh tỷ lệ phòng học kiên cố giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010 69 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa có lịch sử lâu đời, nhiều thành tựu, nội dung phong phú và giá trị nhân văn sâu sắc. Suốt trong tiến trình lịch sử, nền văn hóa đó đã trở thành nền tảng tinh thần, động lực đưa dân tộc Việt Nam vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, của các thế lực ngoại xâm để tồn tại, phát triển và có vị trí xứng đáng ở khu vực và trên thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiệm vụ và hoạt động xây dựng đời sống văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Từ Đại hội VII (1991) của Đảng, văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. "Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm sự nghiệp đổi mới, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh" [11, tr. 53]. Xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. "Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững" [12, tr.55]. Đảng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa: 6 Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [12, tr. 54,55]. Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2004) của Đảng chỉ rõ: trong xây dựng và phát triển văn hóa có nhiều nhiệm vụ, trong đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu; Xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư Văn kiện Đại hội XI (2011) của Đảng khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân." [13, tr.98- 99]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nêu 12 định hướng lớn, trong đó có định hướng: "Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế." [13, tr.126]. Đời sống văn hóa là một thành tố của văn hóa. Đó là nơi khơi nguồn sáng tạo, đồng thời là nơi hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Đời sống văn hóa là nơi bảo tồn và phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, phong phú 7 của văn hóa các dân tộc Đời sống văn hóa vững mạnh là nền tảng, bước đi ban đầu để thực hiện thành công đường lối văn hóa của Đảng, là một trong những cơ sở, điều kiện, nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội. Là một huyện của tỉnh Hưng Yên, Yên Mỹ có phong trào xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa từ khá sớm. Qua hơn mười năm (huyện được tái lập năm 1999) xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, đời sống văn hóa trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên cũng còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần phải có sự đánh giá khách quan, có hướng và giải pháp tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng. Từ những lý do trên học viên đã lựa chọn đề tài luận văn Cao học là : "Đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên". Đây là một vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan đến đề tài luận văn, có thể chia thành các nhóm sau: Một là, những công trình nghiên cứu lý luận chung về văn hóa, nổi bật là các tác giả, tác phẩm: Phạm Quang Nghị (chủ biên), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1999; Đỗ Huy, Văn hóa và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2005; PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên, Văn hóa- tiếp cận lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; 8 Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Phạm Duy Đức (chủ biên), Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Hai là, những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa trong thời kỳ đổi mới, nổi bật là các tác giả tác phẩm sau: Phạm Việt Long (chủ biên), Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998; Phạm Minh Hạc- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ Công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; TS. Đình Quang, Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005; Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây bắc- Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên- Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Trần Văn Bính (Chủ biên), Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ- Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Một số luận văn cao học nghiên cứu đời sống văn hóa ở một số địa phương, đơn vị, tộc người lưu tại Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh như: Nguyễn Thị Thu Lan, Đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Lao động– xã hội trong giai đoạn hiện nay, ĐH Văn Hóa Hà Nội, 2011; Đỗ Thị Minh Khuê, Đời sống văn hoá của cộng đồng dân cư ở huyện Thọ Xuân– Thanh Hoá, ĐH Văn Hóa Hà Nội, 2012; Vũ Thị Hòa, Đời sống văn hóa của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008; Nguyễn Tuệ Sơn, Đời sống văn hóa ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 9 2012; Trương Ngọc Lan, Đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012; Lê Thị Thanh Nhàn, Đời sống văn hóa ở nông thôn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012 Những công trình nghiên cứu ở hai nhóm trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận chung về văn hóa, đời sống văn hóa, vai trò của đời sống văn hóa trong phát triển kinh tế- xã hội, thực trạng đời sống văn hóa ở nước ta nói chung, một số địa phương nói riêng trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả luận văn đã kế thừa được những nội dung lý luận chung về văn hóa, đời sống văn hóa trong những công trình trên. Ba là, các công trình nghiên cứu về văn hóa ở Hưng Yên như: Hưng Yên 170 năm, NXB Hưng Yên, 2001; Hưng Yên thế và lực trong thế kỉ XXI , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Sở Văn hóa- Thông tin, Hưng Yên Phố Hiến lịch sử văn hóa, Nxb.Hưng Yên, 1998; Bảo tàng Hưng Yên, Di tích lịch sử văn hóa Hưng Yên, 2008; Nguyễn Phúc Lai (chủ biên), Hưng Yên vùng phù sa văn hóa, Nxb. Hưng Yên, 2009 Một số luận văn cao học nghiên cứu về văn hóa Hưng Yên, đời sống văn hóa ở Hưng Yên như: Lê Đình Dương, Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1997 đến năm 2010, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011; Lê Thị Hiền, Văn hóa gia đình trong việc giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường (Khảo sát ở Hưng Yên hiện nay), Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012 ; Đỗ Văn Sơn, Đời sống văn hóa tinh thần của sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012 Những công trình trên đã đề cập tới những nét cơ bản văn hóa truyền thống của Hưng Yên, văn hóa Hưng Yên trong thời kỳ đổi mới, đời sống văn 10 [...]... đời sống văn hóa điều hành các quan hệ, các hoạt động, các thiết chế và cảnh 34 quan văn hóa hướng về giá trị văn hóa để xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở cộng đồng Quan niệm về đời sống văn hóa, cấu trúc của đời sống văn hóa, như đã trình bày ở trên là cơ sở lý luận, phương pháp luận để luận văn nghiên cứu đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên hiện nay 1.3 Vai trò của đời sống văn hóa. .. lý luận cơ bản về văn hóa, đời sống văn hóa - Khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ năm 2000 đến nay - Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Khảo sát đời sống văn hóa gắn với các hoạt động văn hóa của chủ thể văn hóa trong sản xuất,... đánh giá thực trạng đời sống văn hóa Để đi đến một quan niệm hoàn chỉnh về đời sống văn hóa, chúng ta phải tiếp cận văn hóa như là một lĩnh vực trọng yếu của toàn bộ đời sống xã hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có liên quan với nhau: đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa Đời sống văn hóa về cơ bản chính là đời sống tinh thần của con người Cụ thể hơn, đời sống văn hóa là sự hiện diện,... dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tạo ra nét khởi sắc trong xây dựng đời sống văn hóa, nhất là đời sống văn hóa ở cơ sở Tuy vậy, trong một thời gian dài, vì chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, đời sống văn hóa nói riêng đối với sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế- xã hội nên trong hoạt động thực tiễn sự quan tâm đến xây dựng đời sống văn hóa cũng còn ở mức độ nhất... và lối sống của con người Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa [31, tr.253- 254] Điểm chung trong các quan niệm trên là, để làm rõ khái niệm đời sống văn hóa, các nhà khoa học thường tiếp cận từ phương diện bản chất của văn hóa Đời sống văn hóa là sự thể hiện tập trung nhất các mặt của văn hóa Đời sống văn hóa là... cứu văn hóa Hoàng Vinh cho rằng: "Muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và được vận hành trong đời sống xã hội, thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa" [63, tr.266] Từ những quan niệm về cấu trúc của đời sống văn hóa như đã giới thiệu và phân tích ở trên, từ cách tiếp cận đời sống văn hóa ở phương diện bản chất của văn hóa, có... sáng tạo văn hóa và các dạng hoạt động văn hóa, cũng như các sản phẩm văn hóa trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, nâng cao chất lượng của đời sống con người, đời sống cộng đồng xã hội Ở một góc độ khác, đời sống văn hóa cũng chính là môi trường văn hóa, môi trường hoạt động sống của con người Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, có sự hòa quyện giữa văn hóa cá nhân... cách văn hóa [27, tr 434] Báo cáo Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nêu định nghĩa: Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa. .. giữa môi trường văn hóa và đời sống văn hóa được thể hiện ở chỗ: Môi trường văn hóa là môi trường chứa đựng những giá trị văn hóa, nơi diễn ra các quan hệ văn hóa, các hoạt động văn hóa của con người Còn, đời sống văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu văn hóa (nhu cầu vật chất, cả nhu cầu tinh thần), hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, hướng con... niệm về đời sống văn hóa nên có những quan niệm khác nhau về cấu trúc của đời sống văn hóa Trong Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, hệ cử nhân chính trị, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cấu 26 trúc của đời sống văn hóa được xác định bao gồm các yếu tố: văn hóa vật thể và phi vật thể hiện diện ở mỗi cộng đồng; cảnh quan văn hóa (tự nhiên và nhân tạo); văn hóa . TỈNH HƯNG YÊN 129 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 130 Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 130 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 131 Ở HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN 131 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện. hiểu diện mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ở các mặt: Chủ thể văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa, các hoạt động văn hóa 51 2.2.1. Chủ thể văn hóa 52 2.2.2 văn hóa xã hội 47 2.2. Diện mạo đời sống văn hóa ở huyện Yên Mỹ 51 Cấu trúc của đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố: Chủ thể văn hóa, các giá trị văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa,

Ngày đăng: 03/05/2015, 23:29

Mục lục

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    6. Đóng góp của đề tài

    7. Kết cấu của luận văn

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

    VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

    1.1. Quan niệm về văn hóa, đời sống văn hóa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan