Dòng họ người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

30 812 0
Dòng họ người tày ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU QUỲNH CHÂU TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tên đề tài luận án: DÒNG HỌ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: NHÂN HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Nội - 2014 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có 1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh (73.594.000 người, chiếm 85,7%). Người Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú rải rác trên tất cả 63 tỉnh, thành phố nhưng tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,93% dân số toàn tỉnh), Với địa bàn cư trú đa dạng, người Tày đã tạo nên những sắc thái văn hoá địa phương phong phú, đa dạng. Nghiên cứu về người Tày, nhiều học giả và nhiều tài liệu đã khẳng định người Tày có mặt ở miền Bắc Việt Nam từ cuối Thiên niên kỷ thứ nhất Trước Công nguyên. Trong Thư tịch cổ Trung Quốc gọi các bộ lạc ở vùng phía Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là Bách Việt. Bộ lạc Âu Việt của nhóm Tày - Nùng và bộ lạc Lạc Việt của nhóm Việt - Mường nằm trong Bách Việt về sau liên minh với nhau thành Nhà nước Âu Lạc của thủ lĩnh An Dương Vương - Thục Phán, cư trú ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trải qua quá trình phát triển, người Tày dần di cư đến các địa phương trên cả nước. Mặc dù đa dạng về địa bàn cư trú nhưng trang phục, ngôn ngữ, chữ viết và phong tục tập quán của người Tày đều có những nét tương đồng, đặc biệt là trong thiết chế dòng họ. Giống như các dân tộc thiểu số khác người Tày có mối quan hệ cố kết gia đình, dòng họ, cộng đồng bền chặt ngay cả khi họ chuyển vùng cư trú. Do vậy, dòng họ người Tày có vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những thành tố cốt lõi tạo nên xã hội người Tày, là nền tảng cho sự tồn tại của thiết chế xã hội truyền thống, giữ vai trò quan trọng chi phối đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trong sự phát triển chung của quốc gia. Thông qua các hoạt động, kinh tế, văn hóa, xã hội, qua phong tục tập quán, nghi lễ thờ cúng dòng họ của các cá nhân, các gia đình người Tày đã tạo nên chất keo bền vững tạo nên sự cố kết chặt chẽ, bền lâu trong quan hệ dòng họ, thể hiện vai trò, vị trí dòng họ đối với các gia đình thành viên, với cộng đồng xã hội. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, đến nay dòng họ người Tày đã được nhiều học giả nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu về dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho đến nay vẫn là khoảng trống. Vậy nghiên cứu dòng họ người Tày ở đây sẽ giúp hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về tính đa dạng của dòng họ người Tày, đồng thời thấy được vị trí, vai trò của dòng họ người Tày truyền thống và biến đổi. Nghiên cứu dòng họ của người Tày còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần phát huy vai trò của những người có uy tín trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, nhằm xây dựng nông thôn mới ở vùng cao biên giới hiệu quả hơn. Mặt khác, góp thêm cơ sở khoa học để các nhà quản lý, hoạch định chính sách tham khảo cho phát triển kinh tế, quản lý xã hội ở địa phương. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dòng họ trên thế giới Vấn đề dòng họ đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Trong đó phải kể tới các tên tuổi như Emily A.Schultz, Robert H.Lavenda, Lévi-Strauss, Radcliffe-Brown, Với học thuyết về liên minh, nhà Dân tộc học người Pháp nổi tiếng Claude Lévi-Strauss trong tác phẩm The Elementary Structures of Kinship (Cấu trúc cơ bản của quan hệ thân tộc) đã đưa ra mô hình một trật tự xã hội có cấu trúc chặt chẽ. Theo ông, mọi xã hội con người đều xây dựng trên một đơn vị tối thiểu về thân tộc, là hạt nhân của thân tộc. Ông là người đầu tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của liên minh bên trong cấu trúc thân tộc, và nêu bật lên sự cần thiết phải trao đổi có đi có lại trong cấm kỵ loạn luân. Với phương pháp cấu trúc, Lévi-Strauss đã đem lại một sinh khí mới cho việc nghiên cứu quan hệ thân tộc [132]. Theo hai tác giả Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda trong tác phẩm Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh thì dòng họ được xác định bằng những mối quan hệ với tổ tiên, vì vậy chúng có một bề dày thời gian. Nguyên tắc của quan hệ dòng họ bao gồm sự truyền lại qua mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái và liên kết những người này lại với nhau thành một nhóm xã hội. Trong một số xã hội, tư cách thành viên trong một dòng họ sẽ quyết định cách thức người đó được huy động để phục vụ cho hành động xã hội như thế nào. Những quan hệ bắt nguồn từ hành vi tính giao được gọi là hôn nhân và những mối quan hệ dựa trên sinh đẻ được gọi là quan hệ dòng họ. Quan hệ dòng họ là một phạm trù có tính chất chọn lọc, phản ánh quan điểm của nền văn hóa nào đó về vai trò của con người. Xã hội mẫu hệ đề cao vai trò của phụ nữ thông qua sinh đẻ và xây dựng hệ thống thân tộc, dòng họ trên cơ sở này, không chú ý nhiều đến vai trò của nam giới trong sinh sản. Ngược lại, xã hội phụ hệ đề cao vai trò của người cha và xây dựng hệ thống thân tộc, dòng họ thông qua những người nam giới, mà coi nhẹ vai trò mang thai của người phụ nữ. Các nhà nhân học cho rằng, có thể có hai cách chính mà người ta sử dụng để thiết lập dòng họ: dòng họ song hệ (bilateral hay cognatic descent), là nhóm các thành viên có liên quan với nhau bằng một quan hệ như nhau thông qua bên cha và bên mẹ, và dòng họ đơn hệ gồm những người có liên hệ với nhau chỉ thông qua bên cha hoặc bên mẹ [99]. Bên cạnh đó cũng có một số nhà nghiên cứu nhân học như Grant Evans đã tiến hành nghiên cứu dòng họ và hôn nhân, trong đó tập trung vào mối quan hệ, vai trò của dòng họ và các tổ chức của những xã hội không có chữ viết [48]. Radcliffe-Brown, từ những trải nghiệm, khảo cứu của mình đã cho rằng, bản chất của một hiện tượng thân tộc hiểu rộng là sự thành lập những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ và trường tồn trong thời gian, nghĩa là có trước những cá nhân thành viên của những đơn vị ấy và tồn tại sau khi những cá nhân ấy đã chết [134]. Có thể nói các công trình nghiên cứu về dòng họ trên thế giới với những hướng tiếp cận khác nhau như trên là nguồn tài liệu tham khảo cơ bản, thiết thực cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dòng họ ở Việt Nam Hiện nay đã có một số công trình có đóng góp nhất định cho ngành khoa học xã hội và nhân học ở Việt Nam, như: Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968) của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) (1978) của các tác giả Việt Dân tộc học; Văn hoá Tày, Nùng (1984) của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư; Một số vấn đề lịch sử tộc người và những đặc điểm chủ yếu của văn hoá các dân tộc Tày, Nùng (1988) của Bế Viết Đẳng; Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam (1992) của các tác giả Viện Dân tộc học; Văn hoá truyền thống Tày, Nùng của Ma Khánh Quyết… Ở Việt Nam, dòng họ là một thiết chế xã hội quan trọng, góp phần tạo nên kết cấu làng xã và rộng hơn là đất nước, bởi gia đình - họ hàng - làng - nước được coi là sự tổng hòa của các mối quan hệ văn hóa - xã hội - chính trị - luật tục trong xã hội truyền thống. Chúng ta có thể tìm thấy những mô tả về phả hệ của các dòng họ, hệ thống các dòng họ trong các tác phẩm lớn như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục Tuy nhiên, các tác phẩm này chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, ảnh hưởng của dòng họ. Tài liệu đầu tiên có nhiều gợi ý quan trọng cho đề tài của chúng tôi là công trình Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou. Từ khảo sát thực tế tác giả đã thống kê được 202 dòng họ ở vùng châu thổ sông Hồng và bước đầu có những nhận xét về tên họ, sự phân bố các họ tại làng xã, vùng miền [50]. Đây có thể xem là công trình nghiên cứu có quy mô đầu tiên ở Việt Nam về dòng họ. Vào những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu dòng họ được triển khai mạnh mẽ dưới nhiều góc độ khác nhau như Sử học, Xã hội học, Dân tộc học, Văn hóa học… tiêu biểu là các công trình của Trần Quốc Vượng, Phạm Quang Hoan, Ngô Thị Chính, Phan Văn Các, Đặng Nghiêm Vạn, Phan Đại Doãn, Mai Văn Hai… Từ góc nhìn văn hóa học, Trần Quốc Vượng với bài viết “Đôi lời về văn hóa dòng họ ở Việt Nam” trong Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã có những phân tích về hệ thống thân tộc, dòng họ của người Việt với mối quan hệ ba họ, đó là: họ bố, họ mẹ, họ vợ chồng. Từ phương diện Dân tộc học, trong bài Bàn về dòng họ người Việt của Đặng Nghiêm Vạn lại cho rằng “họ” có thể được hiểu theo ba nghĩa: (1) Là những người cùng mang một tên họ, nhưng không thể chứng minh có chung một nguồn gốc…; (2) Là những thành viên mang cùng tên họ, có cùng một nguồn gốc…; (3) Là những người cùng thuộc về một ông tổ 5 đời (chi họ) [124]. Từ góc nhìn Sử học, Phan Đại Doãn trong bài Cơ sở kinh tế và thể chế tông pháp của dòng họ người Việt nhấn mạnh dòng họ của người Việt, có một thể chế phức tạp và chặt chẽ thường được gọi là thể chế tông pháp. Đó là những quy định về cách ứng xử giữa con người với con người cùng một tổ tiên, trước hết là các công việc quan, tang, hôn, tế, tức là các quan hệ trên cơ sở huyết thống về các mặt. Quan hệ dòng họ với người Việt thực sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày và có ý nghĩa là điểm tựa thường xuyên của cuộc sống con người [43]. Dựa trên những nghiên cứu kết hợp giữa xã hội học và sử học, hai nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn và Mai Văn Hai trong cuốn Quan hệ dòng họ ở châu thổ Sông Hồng đã chỉ rõ vai trò của dòng họ trong cộng đồng làng xã với tư cách là một đơn vị kinh tế, một bộ phận của tổ chức quyền lực và quản lý làng xã, một thiết chế trong đời sống văn hóa tín ngưỡng [56]. Dựa trên sự tiếp cận đồng đại và lịch đại, tác giả Ngô Thị Chính trong bài viết Vài nét về hệ thống thân tộc người Việt đã phân tích hệ thống thân tộc người Việt truyền thống qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như qua các tài liệu điền dã dân tộc học để đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về hệ thống thân tộc phụ hệ truyền thống của người Việt.[35] Từ góc nhìn xã hội học, tác giả Trịnh Thị Quang với bài viết Ảnh hưởng của mối quan hệ thân tộc và láng giềng tới việc sinh đẻ và số con trong gia đình nông thôn lại cố gắng tìm hiểu vai trò của dòng họ và quan hệ dòng họ mà tác giả gọi là “tổ chức thân tộc”. Tác giả cho rằng, quan hệ thân tộc thường đảm nhận chức năng: là một cộng đồng pháp lý, cộng đồng kinh tế, cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo. Bên cạnh đó, tác giả còn chú ý xem xét những chức năng đó đã và đang biến đổi như thế nào [ 91 ]. Một trong những công trình mang tính chuyên sâu về dòng họ được đánh giá cao là cuốn Cơ cấu tổ chức của Làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ. Trên cơ sở những lập luận mang tính biện chứng, tác giả đã đưa ra những ý kiến sâu sắc về làng và dòng họ, mối quan hệ của các thành viên trong dòng họ. Theo đó, dòng họ đóng một vai trò nhất định trong lịch sử xây dựng làng mới… Dòng họ còn đóng vai trò như một chỗ dựa tinh thần, và đôi khi là cả vấn đề chính trị chứ không phải chỉ đơn giản là sự viện trợ về vật chất cho các thành viên trong làng [117 ]. Trong các công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam cũng có một số lượng lớn đề cập đến dòng họ, trong đó tập trung chủ yếu vào các dân tộc có số lượng cư dân lớn như Thái, Nùng, Hmông, Dao Năm 1987, với bài viết “Quan hệ dòng họ trong xã hội người Hmông”, tác giả Vương Duy Quang đã nhấn mạnh đến sự cố kết của dòng họ của người Hmông ở ba bình diện cơ bản: cộng đồng cư trú, cộng đồng ý thức và tình cảm, cộng đồng tôn giáo và lễ nghi [92]. Bàn về thiết chế dòng họ người Hmông trong bài viết “Vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống trong việc quản lý nguồn tài nguyên cộng đồng người Hmông”, Phạm Quang Hoan cho rằng, tính cố kết dòng họ của người thể hiện ở hai phạm trù, đó là: cố kết rộng (bao gồm tất cả những người cùng dòng họ không phân biệt người đó cư trú ở đâu) và cố kết hẹp (mỗi dòng họ được xem như là một đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo dòng cha) [64]. Đề cập đến dòng họ và quan hệ dòng họ của người Thái, Cầm Trọng trong bài viết “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở Vùng Tây Bắc” cho rằng, trong một bản Thái cũng có khá đầy đủ mối quan hệ: ải nọng, lúng ta, nhính xao; ba họ này có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, thể hiện không chỉ trên góc độ huyết thống mà còn cả những quan hệ khác xoay quanh nó, đó là không phải anh cũng là em; chẳng phải họ bên vợ cũng là họ bên mẹ, bên bà; không phải họ bên nội cũng là họ nhà dâu gia. Bên cạnh công trình nghiên cứu của Cầm Trọng còn phải kể tới các bài viết “Đôi nét về dòng họ người Thái vùng đường 7, tỉnh Nghệ Tĩnh” của Vi An; “Dòng họ và mối quan hệ giữa gia đình và dòng họ ở người Thái” của Đỗ Thúy Bình; “Một hình thức “Tông tộc” ở người Thái Quỳ Châu, Nghệ Tĩnh” của Phan Chí Thành, các bài viết này phân tích kỹ về mối quan hệ tinh thần về ông tổ chung trong dòng họ, nghi lễ tôn giáo chung của dòng họ, vị trí, vai trò của trưởng họ, hội nghị tông tộc và chức năng của hội nghị tông tộc đối với những công việc chung của các gia đình trong tông tộc [3], [27], [105]… Luận án Tiến sĩ sớm nhất đề cập dòng họ tộc người thiểu số là Luận án Dòng họ của người Hmông Trắng tỉnh Sơn La của Hồ Ly Giang năm 2013. Luận án đã chỉ ra đặc điểm dòng họ của người Hmông Trắng, các mối quan hệ và vai trò của dòng họ trong đời sống cộng đồng người Hmông Trắng [49]. Một Luận án khác chọn nghiên cứu Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) năm 2014 của Lê Minh Anh. Trong đó, tác giả trình bày về cấu trúc, chức năng của dòng họ đối với đời sống cá nhân, gia đình và sự liên kết cộng đồng tộc người, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát huy yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới hiện nay [10]. Những năm gần đây, bộ môn Dân tộc học nay là bộ môn Nhân học thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội hướng dẫn nhiều khóa luận, luận văn liên quan đến vấn đề dòng họ ở một địa phương cụ thể như dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ), văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, dòng họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Các công trình đã cho thấy thực trạng và xu hướng vận động, biến đổi của dòng họ, quan hệ dòng họ tại các địa phương khác nhau, từ đó bước đầu làm rõ vai trò của quan hệ dòng họ cả về mặt tích cực lẫn hạn chế, trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có thể thấy vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình đi sâu phân tích sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố khách quan (địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế - xã hội, mặt bằng văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, sự cố kết dòng họ, dòng họ trong mối quan hệ với quyền lực…) đến quan hệ dòng họ cũng như sự phát triển, vai trò và vị trí của nó trong đời sống của cộng đồng dân cư. Đối với dân tộc Tày, từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là các khía cạnh văn hóa vật chật, văn hóa tinh thần Riêng vấn đề dòng họ qua khảo sát tư liệu cho thấy, vấn đề dòng họ vẫn chưa được chú ý đúng mức, vẫn còn là mảnh đất bỏ ngỏ. Đây cũng là vấn đề cấp thiết để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, nhằm hướng tới bổ sung cơ sở dữ liệu về dân tộc Tày toàn diện hơn. 3. Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1. Một số khái niệm cơ bản - Dòng họ (clan): Là toàn thể những người cùng huyết thống. Tính huyết thống có thể được tính theo bên bố (chế độ phụ hệ), hoặc bên mẹ (chế độ mẫu hệ). Theo đó, khi nói tới cấu trúc, tổ chức dòng họ là đề cập tới cấu trúc, tổ chức của những người cùng huyết thống. - Quan hệ dòng họ: là mối quan hệ với những người bên họ bố, họ mẹ và họ vợ/chồng (của người có vợ/chồng). Theo đó, khi nói tới cấu [...]... cứu dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, gồm các vấn đề: đặc trưng, vai trò và mối quan hệ của dòng họ trong đời sống kinh tế - xã hội và sinh hoạt cộng đồng 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề về dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn truyền thống và những biến đổi trong đối sánh với dòng họ người Tày ở một số địa phương khác trong tỉnh Bắc Kạn TÀI... kiến, lưu giữ hình ảnh về tổ chức dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Phỏng vấn sâu: để có thể đi sâu tìm hiểu chi tiết tổ chức bản của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau khi đổi mới, nghiên cứu sinh xác định đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được nghiên cứu sinh lựa chọn sẽ đa dạng về nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn để có cái nhìn toàn diện... khoa học 3.3 Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết, những kiến thức có được về vấn đề nghiên cứu qua nhiều đợt điền dã thực địa các đề tài, nghiên cứu sinh đặt ra một số giả thuyết cho Luận án như sau: - Mối quan hệ dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (truyền thống và biến đổi ) diễn ra như thế nào? - Những đặc trưng và vai trò của dòng họ trong đời sống người Tày ở huyện Bạch Thông,. .. được do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của Dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn với các tộc người khác trong địa phương và có thể ở phạm vi rộng hơn (huyện, tỉnh khác) Thuyết biến đổi văn hóa: Thuyết biến đổi văn hóa chủ yếu hình thành trên các lý thuyết về biến đổi xã hội được các học giả phương Tây xây dựng trong ngành Nhân học và Xã hội học Ở đó, biến đổi xã hội là một quá trình qua... huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn? - Giải pháp nào để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tổ chức dòng họ trong xã hội đương đại? 3.4 Kết quả nghiên cứu (dự định) Đề tài dự kiến sẽ đạt được những kết quả sau: - Qua kết quả nghiên cứu về dòng họ luận án góp phần làm rõ vai trò, ảnh hưởng của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới ở vùng người Tày huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Từ kết... tộc học Lê Minh Anh (2000), Dòng họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp, Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và 10 Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Minh Anh (2014), Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình, 11 Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội Lê Minh Anh (2011), "Hôn nhân truyền thống của người. .. một số dòng họ tiêu biểu ở Hà Tĩnh), luận án Tiến sĩ Văn hóa học, thư viện, 59 Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Lương Thị Hạnh (2012), Nghi lễ tang ma người Tày ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã 60 hội Lương Thị Hạnh (2010)," Tập tục ma chay cổ truyền của người Tày 61 Bắc Kạn" , Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, Tr 121 Erik Harms (2010), Quyền lực ở Việt... số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Bắc Kạn, Kết quả toàn bộ, tháng Nxb Thống kê1.Hà 36 Nội Hoàng Tuấn Cư (2012), Dòng họ của người Tày trong đời sống xã hội hiện nay trong Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát triển (kỷ yếu hội thảo Thái 37 học lần VI), Nxb Thế Giới, Hà Nội Nông Văn Cử, Vài nét về người Tày ở huyện Bạch Thông, Tư liệu 38 Viện Dân tộc học Bùi Thế... dân tộc Việt Nam, 122 Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh 123 124 phía Bắc) , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam, Hà Nội Trần Quốc Vượng (1997), Đôi lời về văn hóa dòng họ ở Việt Nam trong văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI... định lượng, Nxb Đại học Quốc gia Thành 25 phố Hồ Chí Minh Hoàng Bé, Hoàng Minh Lợi (1988), "Làng bản của người Tày" , Tạp 26 chí Dân tộc học số 4, tr.41 - 46 Nguyễn Dương Bình (1996), "Đôi nét về khởi nguyên và đặc điểm 27 dòng họ của người Việt", Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.18-23 Đỗ Thúy Bình (1994), "Dòng họ và mối quan hệ giữa gia đình và 28 dòng họ ở người Thái", Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr 32-35 . hệ dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (truyền thống và biến đổi ) diễn ra như thế nào? - Những đặc trưng và vai trò của dòng họ trong đời sống người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh. ảnh về tổ chức dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Phỏng vấn sâu: để có thể đi sâu tìm hiểu chi tiết tổ chức bản của người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau. nay dòng họ người Tày đã được nhiều học giả nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu về dòng họ người Tày ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho đến nay vẫn là khoảng trống. Vậy nghiên cứu dòng họ người

Ngày đăng: 30/07/2015, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan