Về tự nhiên, các nước Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển
Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện chiếm tới 40 % thương mại dịch vụ toàn cầu Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD cho ngành du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 triệu người Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên Dự tính đến năm 2020, số người hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,6 tỷ người, gấp đôi so với năm 2005 Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với
sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí,
du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới
Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước Tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, ngành du lịch đã đóng góp 6.7% vào tổng GDP cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 1,8 triệu người vào năm 2007 Ngành du lịch tại “Quốc đảo sư tử” Singapore cũng không kém phần quan trọng khi đóng góp tới hơn 5% tổng GDP cả nước, tạo ra khoảng hơn 150.000 việc làm mỗi năm1 Tận dụng được những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên
1 Nhật Minh - “Năm chữ A của Du lịch Singapor” - Việt Báo - 17/12/2006
Trang 2tươi đẹp đã mang lại nhiều thành công phát triển du lịch cho các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua Tuy nhiên, chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, dài lâu cộng với sự đầu tư hợp lý mới là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tại một số nước thành công như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, v.v Việt Nam là một đất nước có tiềm năng to lớn và vượt trội về du lịch so với nhiều nước khác trong khu vực Tuy vậy, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn, thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hoá Do đó, việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch từ ngay những nước láng giềng thành công có đặc điểm địa lý tương tự trong khu vực Đông Nam Á được xem là việc làm cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hướng
đi đúng cho ngành du lịch Việt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Nghiên cứ vấn đề này có ý nghĩa trong thực tiến, đồng thời nói lên tính cấp thiết của đề tài nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch
là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại một số nước điển hìnhtrong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu các tour du lịch nội địa
Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau:
- Khái quát chung về vai trò, tác động của ngành du lịch; Các loại hình du lịch hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển du lịch
Trang 3- Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia),
từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài trước tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á điển hình như Thái Lan, Singapore và Malaysia, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam
Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế
b Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch tại ba nước điển hình của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore, Malaysia xuyên suốt giai đoạn 1995 – 2009 Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 Trong khóa luận này, du lịch sẽ được xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước
4 Điểm mới của đề tài:
Đây là Khoá luận nghiên cứu chuyên sâu về mảng thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Trang 4Đề xuất được những giải pháp mang tính cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn
để xúc tiến phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong
xu thế toàn cầu hoá hiện nay
5 Nội dung đề tài:
Khoá luận gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về du lịch và các nước khu vực Đông Nam Á
- Chương II: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và
bài học rút ra cho Việt Nam
- Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 –
2020
Trang 5CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH:
1 Khái niệm chung về du lịch:
Mặc dù manh nha xuất hiện từ đầu thời kỳ xã hội nô lệ và gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội lần thứ ba nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa đưa ra một khái niệm thống nhất nào về du lịch Khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào góc độ xem xét
Từ năm 1941, hai nhà nghiên cứu W.Hunziker và Kraff (Thuỵ sĩ) đã định
nghĩa: Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ
việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; Hơn nữa, họ không ở đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo quan điểm của Nhà kinh tế Kalfiotis, Du lịch là sự di chuyển tạm thời
của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm của các tác giả Robert W Mc Intosh, Charles R.Goeldner,
J.R Brent Ritcie thì du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác
động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung cấp, nhà cung ứng, chính quyền
và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.Với
cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch; Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch; Chính quyền sở tại; Cộng đồng dân cư địa phương
Trang 6Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - WTO) đã đưa ra định nghĩa:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
Luật Du Lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khoá
XI năm 2005) đã nêu ra khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng dựa trên vai trò của du lịch đối với người đi du lịch và đối với nền kinh tế của một đất nước thì du lịch được hiểu trên hai góc độ:
Thứ nhất, khi xem xét ở góc độ cầu, góc độ người du lịch: Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật
Thứ hai, khi xem xét ở góc độ một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành
kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt như nâng cao hiểu biết
về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước Đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; Về măt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ
2 Các loại hình du lịch
Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định được những đóng góp về mặt kinh
tế cũng như hạn chế của từng loại hình du lịch, giúp các tổ chức du lịch có một cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại hình du
Trang 7lịch ở từng địa phương Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt động Marketing của các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách hàng mục tiêu phù hợp.
2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi:
Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow và Thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà nghiên cứu đã thống nhất phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi như sau:
2.1.1 Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu
biết về thế giới xung quanh như hiểu biết về văn hoá, lịch sử, điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế, đời sống xã hội, v.v Đối tượng tham quan thường
là một tài nguyên thiên nhiên như một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên
du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất
2.1.2 Du lịch giải trí: Nhằm tìm kiếm sự thư giãn thoái mái, giải toả tâm lý
và áp lực căng thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch, khách du lịch đi theo hình thức này thường chọn những nơi yên bình, thanh tĩnh, không có nhiều người đi lại Họ có thể có nhu cầu tham quan, tuy nhiên đấy không phải là yếu tố cơ bản
2.1.3 Du lịch kinh doanh: Hiện chúng ta không thể phủ nhận mục đích
kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là các thương gia Mục đích chính này thường là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn,…Đây được xem là đối tượng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh du lịch , đặc biệt là các cơ sở lưu trú
2.1.4 Du lịch công vụ: Mục đích chính của các khách du lịch công vụ là
tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường ngoại giao, trao đổi văn hoá Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thậm chí là hàng loạt các nhu cầu bổ sung như thông tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức
Trang 8hội họp, MICE, … Đối tượng khách du lịch này thường có khả năng chi trả lớn
2.1.5 Du lịch thể thao: Mục tiêu chính của loại hình du lịch này là hướng
vào các hoạt động thể thao ngoài trời, giúp con người phục hồi sức khoẻ, nâng cao thể chất, thể hiện mình và đặc biệt là đáp ứng lòng ham mê thể thao của du khách Tuy nhiên, loại hình này lại có những yêu cầu khắt khe như điểm du lịch phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở trang thiết bị phù hợp với từng loại hình cụ thể Đội ngũ nhân viên phải được huấn luyện chuyên nghiệp để có thể hướng dẫn và giúp đỡ khách du lịch chơi đúng cách
Du lịch thể thao còn được phân nhỏ thành du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động Du lịch thể thao chủ động là loại hình mà du khách
có thể tham gia trực tiếp các môn thể thao, bao gồm cả các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lướt ván, trượt tuyết, săn bắn Du lịch thể thao bị động là các chuyến đi xem các cuộc thi đấu thể thao mà khách du lịch ưu thích Khi đó, chính du khách sẽ trở thành cổ động viên của cuộc các cuộc thi đấu thế thao đó
2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch
là phục hồi sức khoẻ cộng đồng Điểm đến của loại hình du lịch này thường
là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các bãi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng Cho đến nay, đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam
2.1.7 Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan
phim, âm nhạc hay festival chuyên đề, …Mục đích của du lịch lễ hội là tạo
cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hoá, bản sắc và tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp
Trang 9dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế Vì vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch.
2.1.8 Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ
rất sớm và trở nên khá phổ biến Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến
đi của khách du lịch chủ yếu để thoả mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của người dị giáo Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa chiến, nhà thờ, thánh địa,…
2.1.9 Du lịch mạo hiểm:
Mục đích của du lịch mạo hiểm là khám phá thế giới Do đó, chẳng có gì là
lạ khi những nơi mạo hiểm như các đỉnh núi cao, các hang động bí hiểm, các khu rừng rậm, các đại dương, các bộ tộc sống ở các vùng xa xôi lạ trở thành những địa chỉ lý thú cho những du khách ưa mạo hiểm này
Loại hình du lịch này đòi hỏi phải có những trang thiết bị hộ trợ cần thiết, những chương trình huấn luyện, kiểm tra, chĩ dẫn và đặc biệt là đội ngũ ứng cứu hết sức cơ động Việt Nam là một nước có lợi thế khá lớn để phát triển loại hình du lịch này bởi được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam có tới ¾ diện tích là đồi núi có nhiều vực sâu, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có cơ hội “khoanh vùng” được nhiều điểm du lịch phù hợp cho du khách khám phá Tuy nhiên, việc phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi không ít về nguồn vốn và việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp so với các loại hình khác nên cũng có ít cơ hội phát triển trong tương lại gần
2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập:
Xuất phát từ nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học
đi đôi với hành, loại hình du lịch nghiên cứu và học tập đang ngày càng trở
Trang 10nên phổ biến Trên thực tế, có rất nhiều môn học cần có những hiểu biết thực tế như vật lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, kinh doanh, du lịch Nhiều nhà cung ứng dịch vụ đã biết tận dụng thực tế này để thiết kế các lớp học ngoài trời phù hợp với nội dung môn học Thông thường, các giáo viên phụ trách chuyên môn ở các trường sẽ trở thành chính những nhà điều hành tour, các huớng dẫn viên du lịch.
2.1.11 Du lịch thăm thân:
Mục đích chính của du khách trong hình thức này là thăm viếng gia đình,
bà con, bạn bè, v.v Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ kết hợp tham quan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hoá, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và
sự thay đổi theo thời gian mà họ muốn trải nghiệm
Đối với các nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi người thân giữa các vùng miền, các nước Tổng cục Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã thống kê được rằng có khoảng 20 % số khách đến Việt nam với mục đích thăm thân
2.2Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác:
Trong vài chục năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng hoạt động du lịch Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến, bao gồm:
2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên):
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tần lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học
Mục đích của du lịch sinh thái là thoả mãn sự khát khao đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của khách du lịch, đồng thời có tác dụng
Trang 11bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hoá.
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái được đưa ra dựa trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã định nghĩa:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (Có kèm các đặc trưng văn hoá – quá khứ cũng như hiện tại) có
hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ khách du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.
Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (Ecotourism Society) cũng đã định nghĩa
Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo đảm.
Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu trên, Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái (Hà Nội, tháng 9/1999) cũng đã đưa
ra một định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái như sau: Du lịch sinh thái
là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Như vậy, các định nghĩa trên đây đều thống nhất một số đặc điểm sau của
Du lịch sinh thái:
- Đây là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
- Các cơ quan cung ứng dịch vụ du lich, các hãng lữ hành, công ty du lịch, các đơn vị tổ chức, … và khách du lịch tham gia phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của
du lịch đối với môi trường và văn hoá
Trang 12- Các chương trình hoạt động đều do hướng dẫn viên địa phương đảm nhiệm Người này sẽ đóng vai trò trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng của vùng và khách du lịch từ bên ngoài
- Các trung tâm thông tin, cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, sách báo,…
là các phương tiện hỗ trợ chính cho các chương trình hoạt động du lịch sinh thái
- Thông qua hoạt động này, khách du lịch nâng cao được hiểu biết về thiên nhiên, nhận thức về môi trường và bảo tồn thiên nhiên, tôn trọng văn hoá bản địa
- Hoạt động này đem lại lợi ích về kinh tế cho xã hội và cộng đồng, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo
2.2.2 Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà du khách thực hiện các
chuyến đi hướng về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc
2.2.3 Du lịch văn hoá: là loại hình du lịch mà du khách nhằm mục đích
tham quan các di tích lịch sử, các thành phố và các di sản văn hóa
2.2.4 Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các chiến trường và
các công trình cổ xưa như các công trình xây dựng, kênh đào,
2.2.5 Du lịch nông nghiệp: là loại hình du lịch đi đến các trang trại để
nhằm mục đích hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương
2.2.6 Du lịch vườn: là loại hình du lịch nhằm giúp khách thăm các vườn
thực vật tại các nơi nổi tiếng
2.2.7 Du lịch hành hương: là loại hình du lịch hành hương đến các vùng
đất thánh cổ xưa như đến nhà thờ Mome (Ý), các đền thờ Phật Giáo tại Ấn
Độ, Trung Quốc, các đền thờ đạo Hindu tại Nepal Ở Việt Nam cũng có hành hương về Kiệu La Vang (Quảng Trị)
2.2.8 Du lịch sức khoẻ: Là loại hình mà khách du lịch muốn tìm đến địa
điểm du lịch vì mục đích giảm stress hoặc vì mục đích chữa bệnh
Trang 132.2.8 Du lịch vũ trụ: là các cuộc hành trình vào vũ trụ với mục đích tham
quan chứ không vì mục đích nghiên cứu khoa học Loại hình du lịch này mới chỉ bắt đầu phát triển vào năm 2004 khi con tàu vũ trụ tư nhân SpaceShipOne2 được đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu tham quan không gian của du khách Với sự phát triển của du lịch vũ trụ, NASA và Cơ quan vũ trụ liên bang Nga đã đồng ý việc sự dụng danh từ “Spaceflight participant” (ngưòi tham quan không gian) để phân biệt những người du hành vào không gian với những nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, do đòi hỏi nhiều kinh phí cùng với trình độ công nghệ kỹ thuật cao, loại hình du lịch này chỉ mới phát triển tại các cường quốc lớn, điển hình như Mỹ Tính đến năm 2008, mới chỉ có 470 người từ 34 quốc gia đã bay qua độ cao 100Km và hơn nữa so với mực nước biển, 467 người vượt qua Quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit) hoặc xa hơn
2 2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: là các chuyến du lịch tham quan
các vườn trồng nho, các ruộng nho, nơi sản xuất rượu vang, phòng thử rượu vang, tham dự festival rượu Vùng Bordeaux, Champagne (Pháp), Thung lũng Napa Valley, Sonoma Valley (California, Mỹ), Vùng Tuscany (Ý), thung lũng Valle Central (Chi Lê) từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm vang thượng hạng và là điểm phát triển du lịch thưởng thức rượu vang đặc thù trên thế giới Đà Lạt của Việt Nam cũng có tiềm năng rất lớn trong phát triển loại hình du lịch này
3 Vai trò của Ngành du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế tổng hợp Sự phát triển du lịch có vai trò to lớn đến nền kinh tế và đời sống xã hội tại
2 Tàu không gian chuyên chở hành khách đầu tiên trên thế giới, là sản phẩm tư nhân của nhà tỉ phú
Richard Brason, Tập đoàn Virgin Galactic.
Trang 14từng quốc gia trên thế giới Vai trò ấy được thể hiện qua những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường
3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước
- Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hoá các ngành nghề kinh
tế của các quốc gia, các địa phương
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển của du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, nông nghiệp, v.v
Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch thì nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách du lịch tại điểm đó sẽ tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một số lượng lớn hàng hoá, dịch vụ như vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là công nghiệp, nông nghiệp, chế biến Hơn thế nữa, các háng hoá, vật tư cung cấp cho khách du lịch thường có yêu cầu cao về chất lượng, đa dạng về kiểu dáng, chủng loại Điều này có nghĩa là chúng phải được sản xuất bằng công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến Do đó, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, các chủ doanh nghiệp buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn các lao động có tay nghề cao
- Du lịch cũng đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới và các quốc gia nhờ nguồn thu không ngừng tăng lên trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2004, thu nhập du lịch chiếm 10,9% GDP của thế giới Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 2,93 triệu người, tăng 20,5 %; khách du lịch nội địa đạt 14,5 triệu lượt người, tăng 11,3 %; Thu nhập từ du lịch đạt 26,500
tỷ đồng, tăng 18,1 % so với năm trước, tương đương gần 2 tỷ USD Con số này còn lớn hơn cả lượng vốn ODA giải ngân và chỉ kém hơn lượng vốn
Trang 15FDI thực hiện trong năm Dự kiến trong năm 2010, thu nhập du lịch sẽ đạt khoảng 4-5 tỷ USD
Bên cạnh đó, du lịch còn đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp Thuế trực tiếp là thuế thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân Thuế gián tiếp và thuế giá trị gia tăng (VAT) do khách du lịch - những người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng đóng góp Theo con số ước tính của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Travel and Tourism Council - WTTC), năm 1988, du lịch đã đóng góp khoản thuế khoảng 800 tỉ USD Trong năm 2010, con số này dự kiến là sẽ tăng lên gấp đôi
Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ Năm 2008, doanh thu du lịch quốc tế toàn thế giới đạt 944 tỷ USD Ở Việt Nam, doanh thu du lịch cũng đạt mức hơn 1 tỷ USD, riêng năm 2008 con số này là khoảng 64 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 3 tỷ USD), đến năm 2009 đã đạt 70 nghìn
tỷ đồng (tương đương gần 4 tỷ USD)3 Xét trong cơ cấu các ngành kinh tế,
du lịch thực sự có nhiều điểm nổi trội Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng dễ hư hỏng mà lại ít rủi ro như rau quả, thuỷ sản, thực phẩm tươi sống Thậm chí, do đặc điểm xuất khẩu tại chỗ, các mặt hàng này cũng không cần đóng gói hay bảo quản phức tạp Nhìn chung, các mặt hàng phục vụ du lịch không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được nhiều lao động, chênh lệnh giá giữa người mua và người bán không quá cao Người tiêu dùng mua hàng với giá thấp, người bán hàng bán được giá cao, điều này đã kích thích sản xuất và tiêu dùng
- Phát triển du lịch còn đóng vai trò đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế tại nhiều quốc gia thông qua sự gia tăng thu nhập ngoại
tệ Tại Thụy Sĩ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp được từ 50-70 % cán cân thâm hụt
3 Theo báo “Kinh tế đô thị” , bài viết “Năm 2009, doanh thu du lịch tăng 9 %” - Cập nhật 28/12/2009
Trang 16- Thu nhập của ngành du lịch là thu nhập kép Khi một nơi nào đó phát triển du lịch thì tại đó hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi, giải trí
sẽ không ngừng xuất hiện Sự ra đời của các cơ sở này sẽ đi kèm với việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác như: sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước John Tribe – Tác giả cuốn “The Economics of Leisure and Tourism” đã nhận định rằng, cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng
3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội:
- Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp Đây được xem là ngành thu hút một lực lượng lao động vô cùng đông đảo tại nhiều nước trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2008, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7 % tổng lao động trên toàn thế giới Và cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,3-3,3 việc làm ở các ngành khác Tại Việt Nam,
du lịch cũng tạo thêm 15.000 – 20.000 việc làm trực tiếp mỗi năm trong các cơ sở du lịch, nhà hàng, khách sạn
- Phát triển du lịch góp phần giảm nghèo đói và hạn chế sự di dân từ nông thôn ra thành thị Tại các nơi có du lịch phát triển, người dân địa phương có
cơ hội tìm việc làm với thu nhập cao ngay trên chính quê hương của mình Đồng thời, họ còn có cơ hội phát triển dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với số lượng nhiều và giáo cao hơn hẳn Bên cạnh đó, dân cư tại các điểm du lịch cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
- Du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giao lưu, tiếp cận cuộc sống hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
Ở chừng mực nào đó, du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, phục hồi sức
Trang 17khỏe, tăng tuổi thọ và khả năng lao động của con người Công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981 đã chỉ ra rằng bệnh tật của dân
cư thế giới giảm trung bình 30% nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, trong đó bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30 %, v.v
- Du lịch quốc tế góp phần mở rộng và củng cố các quan hệ đối ngoại, tăng hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới Hội nghị du lịch thế giới
tổ chức tại Manila (Philipin) năm 1980 đã khẳng định “Du lịch là nhân tố
tạo thuận lợi ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc”
- Du lịch mang đến một sắc màu mới cho các vùng quê thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa:
- Sự phát triển của du lịch tăng khả năng bảo tồn các di sản văn hóa thế giới Doanh thu từ vé tham quan, biểu diễn của các hoạt động du lịch được
sử dụng phần lớn vào việc trùng tu lại các di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian, các di sản văn hóa phi vật thể như các làng nghề truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống
- Du lịch mang theo mình sứ mệnh quảng bá nền văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia với bạn bè thế giới thông qua các chương trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các lễ hội truyền thống, các sự kiện tổ chức và triển lãm giới thiệu văn hóa, ẩm thực
- Du lịch có tác dụng giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nước, khơi dậy
lòng tự hào dân tộc, bảo tồn tính đa dạng văn hóa dân tộc Thông qua các chuyến tham quan di tích lịch sử, công trình văn hóa, được nghe sự thuyết minh cặn kẽ của người hướng dẫn viên, du khách sẽ hiểu được sâu sắc nhứng giá trị văn hóa, tinh thần của những nơi mà thường ngày họ không
để ý hoặc chưa biết tới
Trang 183.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường:
Bên cạnh những tác động tiêu cực thường được nhắc đến, người ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của Du lịch tới Môi trường
- Du lịch góp phần bảo tổn và phát triển các nguồn tài nguyên Hiệu quả sử dụng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cảnh quan, rừng, mặt nước được tăng lên nhờ du lịch Du lich góp phần khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn các không gian thiên nhiên như hang động, núi đá, sông suối, v.v Đồng thời, nó thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện và công nhận thêm nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn, tăng cường đầu tư xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí
- Du lịch làm tăng cả chất và lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Để thu hút được khách du lịch, các nhà đầu tư phải không ngừng làm giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và đặc hữu Họ làm giàu
tự nhiên thông qua các dự án trồng rừng, mở rộng rừng, tái sinh rừng cạn kiệt Đầu tư du lịch của họ cũng góp phần làm đa dạng sinh học thông qua việc bổ sung các loài động thực vật mới tại những khu du lịch trọng điểm
- Du lịch làm tăng những giá trị tài nguyên và môi trường Những cảnh quan bình thường như miệt vườn, các tràn chim, rặng san hô vốn không có
gì là mới lạ đối với người dân địa phương nhưng lại là điểm đến lý tưởng của các du khách
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch:
4.1 Tài nguyên du lịch:
a Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Nếu khách du lịch là chủ thể của du lịch thì tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể thu hút khách du lịch và được ngành du lịch khai thác
Trang 19nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia, địa phương.
Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã định nghĩa: Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố vị trí địa lý, địa hình; khí hậu; hệ động thực vật; nguồn tài nguyên nước ngọt, mặn;…
Vị trí địa lý tác động rất lớn đến khả năng phát triển du lịch thông qua điều kiện, sự tiếp cận đến nguồn cung du lịch bằng các loại phương tiện khác nhau Khoảng cách du lịch từ nơi đi đến điểm đến mà quá xa nhau sẽ gây nhiều bất lợi do du khách phải trả thêm nhiều chi phí đi lại
Địa hình đa dạng thường gắn liến với nhiều cảnh đẹp và sự đa dạng cảnh quan Khách du lịch thường tìm đến các địa điểm có địa hình đa dạng, đan xen giữa rừng, biển, sông, hồ, đồng bằng hoặc những vùng núi cao, núi lửa Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Đảo Phú Quốc của Việt Nam là những điểm du lịch điển hình về tính đa dạng địa hình như vậy
Điều kiện khí hậu cũng được khách du lịch rất quan tâm khi chọn lựa điểm
đi Các điều kiện khí hậu khác nhau lại thích hợp với những loại hình du lịch khác nhau Các vùng đồi núi, bãi biển có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành phù hợp với khách du lịch nghỉ mát trong khi những vùng có nhiệt độ thấp, tuyết bao phủ quanh năm lại là sự lựa chọn của những khách
du lịch trượt tuyết
Hệ động thực vật cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của du lịch Khu vực nào có hệ động thực vật càng phong phú, càng quý hiếm, càng nhiều
Trang 20vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thì càng có sức hút đối với khách
du lịch, đặc biệt là nhóm du khách trẻ, thích khám phá tự nhiên hay nhóm
du khách nghiên cứu Thông thường, khách du lịch thường có xu hướng tìm kiếm các hệ động thực vật không có tại nơi họ sống hoặc các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng, đang được ghi trong sách đỏ Khách du lịch vùng nhiệt đới thường thích khám phá hệ động thực vật tại vùng ôn đới trong khi du khách vùng ôn đới lại tò mò về các khu rừng nhiệt đới Loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, đời sống các loài động vật hoang dã hiện đang chiếm nhiều ưu thế trong thị trường du lịch Hiện nay, với khoảng 22 vườn quốc gia cùng hàng trăm khu bảo tồn khác nhau, Việt Nam đang hứa hẹn một bước tiến mạnh trong loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu
Các nguồn tài nguyên nước mặt như ao, hồ, sông, suối, đầm phá, biển, …không chỉ giúp điều hòa khí hậu, phát triển hệ thống giao thông vận tải mà còn tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch thể thao Với chiều dài bờ biển hơn 3000 km, Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch biển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách nội địa trong những ngày hè nóng bức Hệ thống nước khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh và hồi phục sức khỏe Việt Nam cũng
là quốc gia có nguồn nước khoáng phong phú trên thế giới và phân bổ tại nhiều địa phương như Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi (Hòa Bình), Tản Dà (Hà Tây), Sơn Kim (Hà Tĩnh), v.v
b Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xa xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Các di tích lịch sử, di sản
Trang 21văn hóa; các công trình kiến trúc; các nhà bảo tang, vườn tượng; các lễ hội; các làng nghề truyền thống; ẩm thực; tôn giáo; âm nhạc, hội họa
Trong đó, tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa là các công trình xây dựng có các di vật, cổ vật, bảo vật của quốc gia có giá trị lịch sử Các di tích này được chia theo ba cấp độ: Di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh và
di sản văn hóa thế giới (được UNESCO công nhận) Tính đến năm 2005, Việt Nam đã có 7 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận
Các lễ hội truyền thống có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch Bản thân
nó là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc hay hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày mùa hay là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội và phần hội thường thu hút được khách du lịch hơn
Ngoài ra, làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩm thực với các món ăn mang phong vị đặc trưng riêng của từng quốc gia dân tộc, tôn giáo với các công trình kiến trúc đến thờ, chùa chiền, nhà thờ và giá trị về mặt tâm lý cũng là yếu tố thu hút khách tại các quốc gia trên thế giới
4.2 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách
Các điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch bao gồm:
- Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch cho khách du lịch như các công ty du lịch, lữ hành, xí nghiệp vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, v.v
- Đội ngũ lao động chuyên nghiệp làm việc trong ngành du lịch
- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung Ương và địa phương
- Hệ thống các thể chế quản lý Nhà nước về du lịch như Luật Du lịch
và các văn bản pháp quy dưới luật, các chính sách và cơ chế quản lý
du lịch, quy hoạch phát triển du lịch
Trang 224.3 Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hệ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Đối với ngành du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi
Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho
sự phát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển còn tiết kiệm được thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi
4.4 Điều kiện kinh tế:
Tiềm lực kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của khu vực Khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch, bảo tồn các tài nguyên, di tích văn hóa hay đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch đều phụ thuộc vào quy mô tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Thực tế, các nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới đều là những nước có ngành du lịch phát triển lâu đời như Anh, Pháp, Mỹ Khách du lịch cứ ùn ùn đổ về các nước này, đơn giản bởi vì họ được hưởng các tiện nghi, các dịch vụ (như ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bán lẻ rộng khắp, đạt chuẩn mực quốc
tế, nhân viên ngành du lịch được đào tạo tốt, có tính chuyên nghiệp cao) đáng với đồng tiền họ bỏ ra Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại ở nước này đã tạo đà cho ngành du lịch phát triển thuận lợi Đây cũng chính là những mặt hạn chế và khó khăn khiến các
Trang 23ngành du lịch ở các nước đang phát triển kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
4.5 Điều kiện về an toàn đối với du khách.
Tình hình chính trị ổn định là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch tại mỗi quốc gia Trước khi đi du khách, du khách thường
có quá trình tìm hiểu trước điểm du lịch mà mình sẽ đến Họ có xu hướng đến những nơi đảm bảo an toàn nhất cho họ, ít đến những nơi có chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc hay có dịch bệnh, thiên tai
Hình thức du lịch bình đẳng (Tourism equitable) hay còn gọi là du lịch sự kiện đặc biệt (Tourism Event) chỉ thu hút một lượng khách đặc biệt Mục đích của du khách hình thức này là vừa thưởng ngoạn, vừa chia sẻ và giúp
đỡ khắc phục những hậu quả của sự kiện đó
4.6 Một số điều kiện khác
Một số sự kiện đặc biệt cũng có khả năng thu hút khách du lịch với số lượng lớn Chúng thường là các Hội nghị, Đại hội, Triển lãm, Thi đấu thể thao, Liên hoan Toursim Festival Mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không thường xuyên nhưng chúng lại có khả năng thu hút khách đến với số lượng lớn và có vai trò tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước tổ chức sự kiện
Nhìn chung, để phát triển du lịch cần có nhiều yếu tố Mỗi yếu tố trên đây tác động độc lập đến ngành du lịch Do vậy, khi một trong các yếu tố ấy không được thỏa mãn, nó có thể làm trì trệ sự phát triển du lịch Tính chất này đòi hỏi ngành du lịch tại các quôc gia phải có chiến lược phát triển đồng bộ các yếu tố trên để thúc đầy du lịch phát triển
Trang 24II/ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1 Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á là một khu vực của Châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, diện tích 4.494.047 km² , dân số 556.2 triệu người (2004) Mười một quốc gia Đông Nam Á gồm: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Về địa hình, Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào
Về tự nhiên, các nước Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa Đặc trưng gió mùa vừa đem lại thuận lợi cho con người đồng thời cũng tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong vùng với biên độ không lớn lắm Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ
Trang 25sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà;cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng Đây là điều kiện thuận lợi để cho khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh ngành du lịch.
Về kinh tế, các nước Đông Nam Á đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế
quốc tế năng động cùng khu vực và thế giới Trong những thập kỷ qua, đã không ít các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực của các nước trên thế giới được thành lập nhưng ASEAN được coi là một trong vài trường hợp thành công nhất Được thành lập từ năm 1967 tại Bangkok, trải qua quá trình trưởng thành và phát triển hiện Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN
đã có 10 thành viên gồm Campuchia, Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore Tuy nhiên, do chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ giữa năm
2008, nền kinh tế của các nước ASEAN cũng có phần bị sụt giảm Năm
2009, khi tổng trị giá thương mại hàng hoá của thế giới giảm 24% thì tổng kim ngạch hàng hóa buôn bán hai chiều của các nước ASEAN cũng chỉ đạt
gần 1539 tỷ USD, giảm 20% so với kết quả thực hiện của năm 2008, thấp
hơn cả mức giảm trị giá thương mại hàng hoá bình quân của thế giới Tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN trong năm 2009 là 814
tỷ USD (giảm 18 % so với kết quả thực hiện của 1 năm trước đó), tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 725 tỷ USD (giảm 23 % so với kết quả thực hiện của năm 2008)4
2 Ngành du lịch ở các nước Đông Nam Á
Hiện tại, Đông Nam Á - ASEAN được coi là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động nhất trên thế giới Tốc độ tăng trưởng du lịch
4 Hải quan Việt Nam - “Tổng kim ngạch thương mại hàng hoá của ASEAN trong giai đoạn 2009 giảm 20
%” - – www.customs.gov.vn - Cập nhật 10/5/2010
Trang 26của các nước ASEAN đạt gần hai con số, thường cao gấp hai lần so với tốc
độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới Năm 2007, tốc độ tăng trưởng du lịch của các ASEAN đạt 12,2 %, cao gần gấp 1,85 lần so với tốc
độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới Các nước thành viên ASEAN cũng đã đón 59,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm này, chiếm 6,6 % tổng số khách du lịch quốc tế đến trên thế giới, tăng 12,2 % so với năm 2006 và gấp 1,5 lần so với 10 năm trước đây Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2010, các nước ASEAN sẽ đón 72 triệu lượt khách quốc tế từ các thị trường gửi khách trọng điểm là Tây Âu, Châu Mỹ, Đông Bắc Á và đặc biệt là khách du lịch nội khối ASEAN (chiếm khoảng 40 % lượng khách quốc tế của ASEAN)
Bảng 1: Thị trường du lịch ASEAN (Dưới góc độ khách du lịch quốc tế đến)
Khách du lịch quốc tế đến
(triệu lượt)
Thị phần (%)
Thay đổi (%)
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới – “UNWTO
World Tourism Baromete”- 2009, Trang 3
Trang 27Hiện nay, hầu hết các nước thành viên ASEAN đều tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng, xếp vào hàng thứ hai hoặc thứ ba trong nền kinh tế quốc dân Malaysia, Thái Lan, Singapore hiện là những quốc gia có ngành du lịch phát triển vào loại bậc nhất khu vực Các nước này đã trở thành những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút hàng triệu khách du lịch nội khối và các khu vực còn lại trên toàn thế giới Theo con số thống kê của Tổ chức du lịch thế giới năm 2009, Malaysia hiện tại đang đứng đầu bảng các nước ASEAN về số lượt khách đến du lịch với trên 22,052.000 lượt khách Tiếp theo là Thái Lan với 14,584,000 lượt khách, Singapore với 7,778,000 lượt, Indonesia với 6,234,000 lượt, Việt Nam với 4,236,000 lượt, Philippines với 3,139,000, Brunei với 226,000 lượt Myammar 193,000 lượt, Lào với 1,295,000 lượt5
Nhìn chung, tính thời vụ du lịch trên thị trường khách quốc tế ASEAN không có biến động lớn (Xem bảng 3) Mùa du lịch cao điểm ở thị trường này kéo dài quanh năm Đây vừa là một lợi thế rất tốt cho các nước thành viên ASEAN đồng thời cũng là một thách thức vì nó đòi hỏi phải có biện pháp để đảm bảo tính bền vững của thị trường
Lượng khách du lịch không ngừng gia tăng đã mang lại những lợi ích kinh
tế đáng kể cho các nước thành viên ASEAN Năm 2009, tổng lượng du khách đến khu vực ASEAN đạt 65 triệu lượt khách , tăng 0,18 % so với năm 2008, trong có 49 % khách nội khối6.Trong năm 2009, tổng doanh thu
từ du lịch quốc tế của các quốc gia ASEAN đạt 57 tỉ USD, chiếm 6,5 % tổng thu nhập thế giới từ du lịch quốc tế đến Tổng thu nhập từ du lịch của các nước Đông Nam Á đã không ngừng tăng liên tục hai con số từ năm
2005 – 2008 ( Năm 2006 tăng 16 % so với năm 2005, năm 2007 tăng 13%
5 Tổ chức du lịch thế giới –“UNWTO Barometer” - 2009, Trang 8
6 : “Liên kết phát triển du lịch trong ASEAN” - Cập nhật 29/3/2010
Trang 28
http://asean2010.vn/asean_vn/news/36/2DA869/Lien-ket-phat-trien-du-lich-trong-ASEAN#-so với năm 2006, năm 2008 tăng 10,48 % http://asean2010.vn/asean_vn/news/36/2DA869/Lien-ket-phat-trien-du-lich-trong-ASEAN#-so với năm 2007) Tuy nhiên,
đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới,
tổng thu nhập thế giới từ du lịch quốc thế giới đã sụt giảm 6,7 % so với
năm 2008
Bảng 2: Thị trường du lịch ASEAN (Dưới góc độ thu nhập từ du lịch quốc tế đến)
(Tỉ Euro)
Bq đầu khách 06/05 07/06 08/07 2008 2007 2008 2008 2007 2008 2008
“UNWTO World Tourism Barometer 2009”, Trang 10
Các nước ASEAN đã có một quá trình hợp tác du lịch từ năm 1969 để tạo
một thị trường chung trong khu vực thông qua sự ra đời của Uỷ ban
Thương Mại và Du lịch, trực thuộc Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA)
đảm nhận việc nghiên cứu, định hướng và phát triển du lịch của tất cả các
nước thành viên Khách du lịch của các nước Đông Nam Á thường có xu
hướng tham gia du lịch nội địa, du lịch nội khối trước khi tham gia các tour
Trang 29du lịch xa hơn Điều này là do nguyên nhân tăng trưởng kinh tế diễn ra trong khu vực Hiện nay, nhằm thu hút khách du lịch, các quốc gia ASEAN đang tăng cường nỗ lực, hướng vào khách mới và quan tâm thu hút khách đến nhiều lần
Trang 30Bảng 3: Lượng khách quốc tế đến các nước thành viên ASEAN trong năm 2007
(Đơn vị : Lượt người)
Tháng Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanma Philippine Singapore Thái Lan Việt
Trang 3112 19.123 246.083 439.609 185.372 1.956.733 31.457 295.465 946.634 1.465.258 354.000
Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới – “UNWTO World Tourism Barometer” – 2008 – Trang 3
Trang 32CHƯƠNG II KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC RÚT RA
CHO VIỆT NAM
I / KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI LAN
1.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Thái Lan
Thái Lan nằm phía Tây Đông Nam Á, diện tích 513.115 km2, dân số 67 triệu7 được xem như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất nước nụ cười” của khu vực Dân số Thái Lan chủ yếu là người Thái (chiếm 80 %), số còn lại là người Hoa, người Mã Lai và người dân tộc thiểu số Đơn vị tiền tệ là đồng Bạt (Baht)
Thái Lan có vị trí tương đối thuận lợi, có đường biên giới tiếp xúc với nhiều quốc gia, dân tộc nên văn hoá Thái Lan mang tính kế thừa, pha trộn
và ảnh hưởng nhiều nét độc đáo của các dân tộc láng giềng tạo nên một Thái Lan với bản sắc văn hoá riêng, biểu tượng của một đất nước nông nghiệp và đạo Phật
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với ba mùa đặc trưng: mùa khô, nóng (từ tháng 2 đến tháng 5, nhiệt độ trung bình 340C, độ ẩm 75 %), mùa mưa nhiều nắng từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 290C, độ ẩm 87 %), mùa mát (Tháng 11- tháng 1, nhiệt độ 20-300C ) Miền Bắc và Đông Bắc nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm
Ngôn ngữ chính của người dân xứ chùa vàng là tiếng Thái Lan, tuy nhiên tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi, nhất là ở Bangkok Các biển hiệu quảng cáo song ngữ Anh – Thái được treo khắp mọi nơi
Trang 33Thái Lan phát triển mạnh về kinh tế, du lịch Theo thống kê Văn phòng phụ trách đối ngoại Đông Nam Á – Thái Bình Dương của Mỹ (Bureau of East Asian and Pacific Affairs – U.S Department of State) năm 2009, Thái Lan
có thu nhập bình quân theo đầu người đạt 3.916 USD/ năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 262 tỉ USD8 Du lịch là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của Thái Lan, chiếm 6 % tổng sản phẩm giá trị quốc nội (GDP) năm 2009 Riêng năm 2009, Thái Lan đã có 14,09 triệu lượt khách9
Thủ đô cũ là Ayut Thaya, thủ đô hiện tại là Bangkok có khoảng 10 triệu dân Sân bay quốc tế là Bangkok cách trung tâm 35 km, đi mất 40 phút, có
40 cửa, hàng năm đón 25 triệu khách, cứ 4 phút có một máy bay hạ cánh, cất cánh
Cũng giống như VN, Thái Lan được thiên nhiên ban tặng một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với nhiều thành phố biển đảo nổi tiếng Đến thăm Thái Lan, du khách không thể bỏ qua:
Bangkok: Thủ đô hiện đại với các hoạt động buôn bán, du lịch sầm uất,
văn hoá ẩm thực phong phú, các khu mua sắm giá rẻ, … Không ngạc nhiên khi Bangkok là sự lựa chọn của hơn 5 triệu du lịch quốc tế mỗi năm
PhuKet: là hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á nằm ở phía Nam Thái Land
PhuKet nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp Với những bãi biển dài, cát trắng mịn, rừng thông xanh mướt và những rặng san hô lung linh, hòn đảo được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng Năm 2009, PhuKet cũng đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế, số lượng phòng lên tới 40,000 với 750 khách sạn, resort trên 3 sao, trong khi đó dân số của đảo chỉ khoảng 330,000 người10
8 Bureau of East Asian and Pacific Affairs – U.S Department of State - “Kingdom of Thailand”- -
31/1/2010 - http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2814.htm
9 Tổ chức du lịch thế giới – “UNWTO World Tourism Barometer” -2009-2010
10 Tài liệu du lịch - “Đừng lãng phí tài nguyên du lịch” -02/03/2010 –
http://tailieudulich.wordpress.com/2010/03/02/d%E1%BB%ABng-lang-phi-tai-nguyen-du-l%E1%BB
Trang 34Pattaya: Thành phố biển rực rỡ nhất của Thái Lan, thu hút khách du lịch
bởi hơi thở của các hoạt động vui chơi giải trí Pattaya một trong những thành phố biển cao cấp nhất thế giới, Pattaya phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch từ mua sắm, cho đến các hoạt động vui chơi, giải trí như chèo thuyền, bơi lặn, xem box Thái
Chiang Mai: Từng là cố đô của nhiều thế kỉ, là đầu tàu cho sự phát triển
Vùng Bắc Thái Lan Chiang Mai nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, bảo tồn được nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nghệ thuật như Wat Chiang Mai, Doi Suthep, công viên voi, rừng rậm…Là điểm đến của những người muốn tìm hiểu văn hoá Thái Lan
Phi Phi Island: là một quần đảo lớn nằm ngoài khơi PhuKet, Phi Phi là
hòn đảo du lịch nổi tiếng, gồm 6 đảo nhỏ bên trong, được đánh giá một trong những bài biển sạch nhất thế giới
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Thái Lan là Cục Du lịch Thái Lan TAT (Tourism Authority of Thailand) ra đời năm 1960
1.2 Chiến lược phát triển du lịch Thái Lan hiện tại:
I.2.1 Chủ trương lôi kéo du khách theo “số đông trước ” của Thái
Trang 35vậy, các tour du lịch quốc tế 5 ngày với mức phí tổn khiêm tốn như vậy chỉ
có thể tìm thấy ở điểm đến là Thái Lan Để làm được điều này, Chính phủ Thái Lan đã phối hợp với các công ty du lịch của các nước để xây dựng tour với giá rẻ nhất Theo đó, hàng năm các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi cùng thống nhất hạ giá cho khách tour Ví dụ như hãng máy bay bán
vé group (nhóm) hàng năm giá hạ 30 - 40%, khách sạn cũng giảm 40 - 50%, nhà hàng và các điểm du lịch thì bán vé đoàn, tính ra mỗi du khách chỉ mất 20% so với đi lẻ Tính theo giá chuẩn năm 2009 của một đoàn khách 20 người ở khách sạn 3 sao thì chi phí mặt đất (land fees) một ngày dành cho một khách mua tour thông thường ở Thái Lan là 25-30 USD Đây được xem là mức giá thấp và có khả năng cạnh tranh lớn so với các thị trường du lịch khác trong khu vực (Malaysia khoảng 40 USD, Việt Nam 60 USD, Singapore 70 USD)12 Giai đoạn 2008 – 2009, để đối phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế và bất ổn chính trị, ngành du lịch Thái Lan đã có những điều chỉnh mau lẹ về giá để thu hút khách du lịch như chương trình
“Thailand Sorry” (Thái Lan xin lỗi) với giá phòng khách sạn giảm đến 70
% ở Phuket, 50 % ở Bangkok Thêm vào đó, với chương trình bay miễn phí miễn phí trên tất cả các đường bay quốc tế của Hãng hàng không giá rẻ AirAsia, xuất phát từ Bangkok tới Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, v.v ngay lập tức đã mang đến cho Thái Lan ít nhất hàng trăm ngàn khách du lịch trên các chuyến bay từ 6-1 đến 31-3-200913
Dịch vụ du lịch hoàn hảo, không chê vào đâu được của Thái cũng là một trong những yếu tố “hút” khách du lịch vào đất nước triệu voi này Chỉ nguyên nói về nhà ăn của một điểm du lịch Thái Lan cũng không thể nói hết được và không biết đến bao giờ Việt Nam mới làm được như vậy Đơn
12 Phan Đình Huệ, chuyên gia du lịch - “Chi phí du lịch Việt Nam đắt nhất Đông Nam Á”- 3/2010 –
http://tailieudulich.wordpress.com
13 Thanh Vũ- Tuổi trẻ online – Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần - “Du lịch chậm vượt khó”- Cập nhật
Trang 36cử như, điểm nào cũng có nhà ăn sạch sẽ, đẹp mắt phục vụ các đoàn khách tham quan liên tục, cả ngàn người ăn một lúc vẫn không hết chỗ, ai vào ăn cũng có cảm giác là người ta chỉ có chờ mình đến để phục vụ Nhìn cách cư
xử của người Thái đã đủ đánh giá chất lượng phục vụ ở đây rồi Người Thái hiếu khách, buôn bán đàng hoàng, thân thiện Họ không chèo kéo bán hàng hay làm tội làm tình du khách như ở Việt Nam Các phó nháy săn ảnh
du khách, sau đó bán lại với phong cách rất lịch thiệp Khách mua hay không mua đều được Nhưng có lẽ vì thế mà nhiều du khách sẵn sàng trả tiền cho một tấm ảnh kỷ niệm của mình Nhẩm tính nếu với tỉ lệ 3/10 người chịu mua (150 baht/tấm), thì mỗi ngày tại điểm du lịch Hoàng Cung Thái Lan ở Bangkok – nơi đón tiếp khoảng 10 000 khách một ngày, tiền bán ảnh thu được hơn 450.000 baht (khoảng 225 triệu đồng), chưa kể các điểm
Trang 372.000USD Chỉ mới một đoàn thôi mà bán được như vậy thì viện này khỏi cần phải đi tiếp thị và mở đại lý ở đâu cho xa Trong khi trên thực tế, số khách du lịch đến Bangkok lớn hơn rất nhiều, đạt tới 10,21triệu người vào năm 200814 Rồi tại cơ sở sản xuất da ở Bangkok cũng áp dụng cách làm tương tự, Công ty du lịch Thái Lan thường đưa du khách tới đây để thăm thú và mua đồ lưu niệm Sản phẩm được sản xuất từ các loại da thú, rất đắt tiền, một túi xách phụ nữ giá khoảng 200 - 300USD, một chiếc móc khoá nhỏ xíu cũng 60.000 đồng Nếu mỗi ngày chỉ chừng có 100 đoàn đến tham quan cơ sở sản xuất thì chỉ cần bán móc khóa thôi cơ sở này cũng có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi ngày Vườn Bướm cũng là một trong những địa danh du lịch của Thái Lan mà du khách đổ tiền ra khá nhiều Nơi đây bán các loại dược phẩm như cao hổ cốt, sữa ong chúa, mật ong ở vùng Tam giác vàng, tổ yến ở đảo Phu Ket Sau khi xem bướm, xem hoa, sự lãng mạn đang còn phơi phới trong tâm hồn, du khách sẽ được nghe giới thiệu về các loại thuốc giúp sống lâu, giữ tuổi xuân, đàn ông thì cường tráng, đàn bà thì trẻ đẹp Mỗi một gói thuốc trên có giá 50 - 150USD vậy mà du khách vẫn
cứ mua ầm ầm Du khách các nước đều rất thích mua cao hổ cốt và tổ yến
ở đây vì rất có chất lượng và uy tín
Tại Thái Lan, mọi hoạt động du lịch đều được “thương mại hóa” một cách hợp lý nhất Du khách biết đấy là cách “móc túi” mà vẫn tự nguyện chi những đồng tiền tiết kiệm không tiếc tay Chỉ đơn cử như sau mỗi show diễn voi biểu diễn ở Vườn hoa Nong Nooch thuộc thành phố Pattaya, du khách không khỏi bị quyến rũ bởi những chú voi Và ai xin đứng cạnh voi, lên ngồi trên vòi voi để chụp ảnh Giá trả cho voi là 50 baht (khách tự chụp) Chưa kể là cưỡi voi, bỏ ra 200 baht
Trang 38Tìm hiểu du lịch Thái Lan mới thấy, ngành du lịch và ngành thương mại của xứ sở “đất nước và nụ cười” này kết hợp với nhau rất nhuyễn, một bên chuyền bóng, một bên làm bàn rất đẹp.
1.2.3 Tư nhân hoá các cơ sở du lịch để xây dựng một hệ thống cơ sở
du lịch hoàn hảo, dịch vụ đa dạng.
Ngoài cạnh tranh về giá, các điểm du lịch của Thái Lan đều là của tư nhân,
họ chủ động và linh hoạt trong kinh doanh, biết xây dựng nhiều chương trình, màn biểu diễn phong phú, hấp dẫn Trên diện tích 600 ha, chủ nhân Vườn thú lộ thiên SafariWorld đã cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng những động vật thả hoang không nhốt chuồng như sư tử, hổ, gấu, hươu, nai, cá heo với số lượng vô cùng phong phú Nguyên bầy hươu cao cổ cũng đến mấy chục con, khác xa so với tình trạng quý hiểm chỉ một hoặc hai con như các khu bảo tồn, vườn thú Việt Nam
Dù không có nhiều điểm du lịch nhưng người Thái đã làm mới lạ và chuyên môn hoá không gian du lịch của mình Chỉ với những cảnh quan đẹp nhưng không có gì là quá đặc sắc ở thủ đô Bangkok, Đảo PhuKet, thành phố biển Pattaya, Chiang Mai, Đảo Phi Phi nhưng người Thái đã biến những điểu “tưởng không thành có”
Đơn cử chỉ cần đi tour Bangkok – Pattaya là du khách đã có thể thoả sức tận hưởng các hoạt động giải trí và không gian sống động của Tiger Zoo với các chương trình biểu diễn của cá sấu và cá heo đặc sắc; đáp cano cao tốc thăm đảo san hô, tắm ở bãi biển tuyệt đẹp, tham gia hàng loạt các trò chơi giải trí trên biển (dù bay, đua mô tô nước, lướt sóng, lặn biển giữa rừng san hô dày đặc, cho cá ăn, đi tàu chuối), thăm Vườn nhiệt đới Noong Nooch với nhiều giống hoa lan quý hiếm , xem biểu diễn văn hóa Thái và các màn biểu diễn của voi đặc sắc (voi đi xe đạp, voi đá bong, voi massage, voi vẽ tranh,v.v) Ấn tượng nhất tại Pattaya là chương trình biểu diễn nghệ
Trang 39thuật Alcaza Show (ShowBoy) nổi tiếng do các vũ công chuyển giới biểu diễn và Tiffany Show (ShowGirl) với các màn biểu diễn độc nhất vô nhị chỉ tìm thấy ở Thái Lan; Tại Marine Park - nơi tập trung các loại thú quý hiếm trên thế giới, du khách có thể xem các chương trình biểu diễn đặc biệt của các loài thú, thăm trại rắn Du khách sẽ thấy thú vị với Vườn thú lộ thiên Safariworld, xem các trò biểu diễn của khỉ, chim, cá heo hay các màn trình diễn đặc sắc của các diễn viên đóng thế trong bộ phim 007, màn biểu diễn của các chàng cao bồi Tây Âu; Cung điện Hoàng Gia Thái Lan, chùa Phật Ngọc, chùa Thuyền, nơi tu hành của Hoàng Tử Thái Lan và là nơi lưu giữ và trưng bày những xá lị của các Phật tử đến từ các nước theo Đạo Phật trên thế giới Trong đó, Cung điện Hoàng Gia Thái Lan cũng là một điểm
du lịch nổi tiếng của Bangkok, trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt người vào xem, cao điểm có 30.000 lượt người15
Trên hành trình, du khách còn được nhiều cơ hội tự dâng hiến những đồng tiền tiết kiệm khi đến thăm các trung tâm mua bán đá quý hay mua sắm tại các siêu thị: BigC, Lotus, Sogo Market, Tokyu, cửa hàng miễn thuế King Power và chợ bán buôn quần áo Pratunam Hay tự do dạo chơi chợ đêm lớn nhất Bangkok SuanLum Night Bazaar, xem Showgirl hoặc thưởng thức các loại hoa quả tươi ngon của Thái Lan
Pattaya trước năm 1975 chỉ là một làng chài nhỏ, làm căn cứ quân sự của
Mỹ vậy mà dưới bàn tay cải tạo của người Thái nó đã trở thành trung tâm
du lịch nổi tiếng được cả thế giới biết đến từ những năm 1968 Hàng năm,
có tới 2/3 các tour đến Thái Lan đều vòng qua đây Dân số khoảng 200 nghìn người nhưng Pattaya có tới khoảng 80 nghìn khách du lịch Mỗi năm, Pattaya đón khoảng 11 triệu khách du lịch, quả là con số đáng nể16
15“Đừng lãng phí tài nguyên du lịch”- 02/03/2010 ttp://tailieudulich.wordpress.com/2010/03/02/d
%E1%BB%ABng-lang-phi-tai-nguyen-du-l%E1%BB%8Bch/
Trang 40Trong khi đó, mục tiêu năm 2010 của du lịch Việt Nam chỉ dừng ở con số đạt 5,5 -6,0 triệu du khách nước ngoài
Nếu muốn tìm một nơi nghỉ ngơi lý tưởng, du khách có thể tìm đến với tuyến du lịch nổi tiếng thế giới BăngKok – Phu Ket Đảo Phu Ket được mệnh danh là hòn đảo của thiên thần! Là một hòn đảo có bờ biển dài, mội trường trong sạch, nước trong xanh và dải cát trắng mịn, du khách có thể thả mình cả ngày trong làn nước mà không thấy sự chán Hòn đảo này mang riêng trong mình một dáng vóc của sự sang trọng, quyến rũ mà người Thái đã trang hoàng cho nó Năm 2009, Phuket đã đón hơn 5 triệu khách
du lịch quốc tế, số lượng phòng lên tới 40.000 với 720 khách sạn, resort trên 3 sao, trong khi dân số tại đây chỉ khoảng 330.000 người17
Tuyến du lịch nổi tiếng Thái Lan là Bangkok – Chiang Mai giúp du khách tìm hiểu văn hóa và đời sống những người dân thiểu sinh sống phía Bắc Thái Lan đồng thời khám phá hai thành phố được các tạp chí Mỹ xếp hạng thứ nhất và nhì về thu hút khách du lịch của Châu Á
1.2.4 Phát triển hình thức du lịch MICE
Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng mang lại nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế đất nước, đó là phát triển MICE
MICE (Meeting, Incentives, Conferences/Congress, Events/Exhibition)- tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như