- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp
a. Đặc điểm chung
+ Đường là công trình kéo dài, là công trình tổng hợp gồm đường (đường sắt, đường bộ…), cầu, nhà ga, đường hầm…Do kéo dài nên đi qua các dạng địa hình khác nhau, qua các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, điều kiện ĐCCT khác nhau.
+ Mục đích và nhiệm vụ khảo sát: - Mục đích:
+ Lập luận chứng cho việc chọn tuyến đường
+ Lập thiết kế kiến trúc và thi công cho tuyến đường chọn - Nhiệm vụ
+ Xác định độ ổn định của mái dốc, của nền đường và các vấn đề khác + Khối lượng khảo sát phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và loại công trình, vị trí, chiều sâu của công trình, phương pháp thi công, cấp đường.
b. Các giai đoạn khảo sát
1) Khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế nhiệm vụ
Mục đích: khảo sát để tìm ra phương án (các tuyến) có triển vọng
Yêu cầu: làm sảng tỏ các vấn đề: cấu trúc địa chất, bề dày phong hoá, các hiện
tượng địa chất, vật liệu địa phương nền đường và rải đường…
Nội dung và phương pháp khảo sát: chủ yếu là phương pháp đo vẽ ĐCCT, tuỳ
theo điều kiện tự nhiên (địa hình, cấu trúc địa chất…) thường bao gồm: a) Khảo sát ĐCCT cho nền đường thông thường:
b) Khảo sát địa chất cho nền đường cho các đoạn đào sâu, đắp cao c) Khảo sát địa chất cho các công trình trên tuyến đường (cầu, cống…) d) Khảo sát mỏ vật liệu
Phải điều tra các mỏ vật liệu xây dựng gồm: đá, đất cấp phối. Sơ bộ đánh giá trữ lượng và chất lượng, khoảng cách, điều kiện khai thác vận chuyển.
Cuối giai đoạn báo cáo kết quả các phương án (các tuyến).
2) Khảo sát cho giai đoạn thiết kế và thi công
Chia 2 thời kỳ:
a) Khảo sát sơ bộ trên các tuyến, sau đó chọn 1 Nội dung
- Đo vẽ ĐCCT trên các tuyến với tỷ lệ 1:100 000 – 1:10 000 - Miêu tả, quan sát
- Khoan đào: bố trí dọc tuyến 200 – 500m/1 điểm, rộng ra 2 bên (50 – 100m) ÷ (200 – 300m); chiều sâu xác định được bề dày đất đá đệ tứ đến đá gốc. - So sánh chọn phương án tối ưu
b) Khảo sát tỉ mỉ: trên tuyến đã chọn để lập dự án kinh tế cho phương án chọn và các công trình phụ
Nội dung
- Đo vẽ ĐCCT tỷ lệ 1:100 000 – 1:10 000, chú ý các đoạn yếu, các trụ, mố cầu, các vị trí có các hiện tượng địa chất phát triển.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu ở thời kỳ này phụ thuộc vào dạng địa hình và địa chất của tuyến đường (vùng đồng bằng, vùng thung lũng song, vùng núi đồi, vùng đầm lầy…)
- Đối với công trình cầu: lập dự án kỹ thuật, bố trí trụ, mố cầu, chiều dài cầu, chiều sâu hố móng.
- Khảo sát mỏ vật liệu xây dựng: số liệu về mỏ đất đá, điều kiện và khả năng khai thác, trữ lượng; lấy mẫu đất, đá thí nghiệm.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Tự đọc trước ở nhà Làm tiểu luận chương 5
Bài giảng 15: Đọc và thể hiện bản đồ địa chất + Ôn tập
Chương 5 Mục 5.5
Tiết thứ: 29- 30 Tuần thứ: 15
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất phục vụ xây dựng + Củng cố lý thuyết và bài tập chương 2 +3 + Thảo luận các câu hỏi về môn học
+ Sẵn sàng để thi cuối học kỳ
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 5t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính:
+ Giới thiệu bản đồ địa chất và cách đọc bản đồ phục vụ xây dựng
+ Ôn tập
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Nắm chắc thời gian thi + phòng thi + các quy chế thi Tự ôn tập