- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp
c. Độ mạnh của động đất theo tính đàn hồi của đất đá
5.1.1. Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích: cung cấp các thông tin về điều kện ĐCCT để lập quy hoạch, chọn những phương án thiết kế, biện pháp thi công và chế độ khai thác, sử dụng công trình một cách hợp lý
- Điều kiện địa chất công trình: là những điều kiện địa chất tự nhiên có ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, phương án thiết kế, biện pháp thi công và chế độ khai thác sử dụng công trình.
1) Điều kiện địa hình, địa mạo
Địa hình là hình thái mặt đất ngày nay, đây là sản phẩm của các quá trình địa chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động nói chung và xây dựng nói riêng. Địa mạo là khoa học nghiên cứu địa hình có xét đến nguyên nhân hình thành, kích thước, xu thế phát triển của địa hình trên một khu vực nào đó, như vậy điều kiện địa mạo là điều kiện xét đến hình dáng, kích thước, nguồn gốc tạo thành, xu thế phát triển của địa hình ở một khu vực nào đó.
Điều kiện địa hình, địa mạo quyết định đến vị trí đất công trình, phân bố các hạng mục công trình trên khu vực xây dựng (chọn quy hoạch vùng). Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta phải phân ra các dạng địa hình, đây là các thể tự nhiên cấu tạo nên địa hình, chúng bao gồm các yếu tố là những điểm, đường và mặt giới hạn các dạng địa hình.
2) Điều kiện về cấu tạo địa chất
Địa tầng là sự phân bố đất đá theo chiều sâu, sự có mặt của các lớp đất đá theo chiều sâu trong vùng chịu nén của nền đất dưới tác dụng của tải trọng công trình rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng chịu tải của nền đất, phụ thuộc vào tầng đất tốt hay xấu mà quyết định phương án móng công trình (loại móng, kết cấu, chiều sâu đặt móng) và do vậy quyết định đến biện pháp thi công và cuối cùng là giá thành công trình.
Đặc điểm kiến tạo: Là một yếu tố quyết định đến khả năng xây dựng được hay không xây dựng được của khu vực nghiên cứu. Nếu xây dựng được thì có thể xây dựng được dạng công trình nào, phương pháp thi công ra sao, sử dụng biện pháp nào để đảm bảo công trình được ổn định.
3) Điều kiện về tính chất cơ lý của đất đá
Cùng với việc mô tả đất đá, cần phải nghiên cứu các tính chất cơ lý của chúng. Mục đích của việc nghiên cứu này là đánh giá khả năng chịu tải của nền đất, nghĩa là xác định đất tốt hay yếu theo quan điểm ĐCCT
4) Điều kiện địa chất thuỷ văn
Nước dưới đất có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình cũng như điều kiện thi công công trình. Nước dưới đất có thể làm thay đổi trạng thái tính chất của đất đá, từ đó là giảm độ bền của đất đá. Ngoài ra, nước còn gây nhiều tác hại đến công tác xây dựng như: chảy vào các công trình, gây áp lực thấm tới công trình, ăn mòn vật liệu xây dựng…Nước dưới đất còn là nguyên nhân làm phát sinh, phát triển các hiện tượng và quá trình địa chất như: xói ngầm, karst, trượt đất đá…làm ảnh hưởng đến độ ổn định của công trình.
5) Điều kiện về các hiện tượng địa chất động lực công trình (ĐCĐLCT)
Các hiện tượng địa chất động lực công trình là các hiện tượng địa chất tự nhiên do tự nhiên, cũng như do hoạt động xây dựng công trình và khai thác lãnh thổ về mặt kinh tế gây nên
6) Điều kiện về vật liệu xây dựng tự nhiên (VLXD)
Khi khảo sát thiết kế để xây dựng một công trình thì một trong những nội dung nghiên cứu là nghiên cứu tình hình VLXD tại chỗ. Việc có thể khai thác, sử dụng VLXD địa phương có ý nghĩa quan trọng đến việc lựa chọn kiểu và kết cấu công trình, cũng như giá thành công trình.
- Vấn đề địa chất công trình: Những hiện tượng và quá trình địa chất nảy sinh trong quá trình thi công cũng như khai thác sử dụng công trình được gọi là những vấn đề địa chất công trình.
- Nhiệm vụ khảo sát ĐCCT:
1) Xác minh các điều kiện ĐCCT để lập qui hoạch, chọn phương án thiết kế, biện pháp thi công cũng như chọn chế độ khai thác sử dụng công trình.
2) Trên cơ sỏ nghiên cứu điều kiện ĐCCT dự đoán một cách có khoa học các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như khai thác sử dụng công trình
3) Đề ra các biện pháp xử lý các điều kiện địa chất bất lợi và các biện pháp ngăn ngừa các vấn đề ĐCCT
4) Tiến hành thăm dò và đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ.
5.1.2. Nội dung
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, trong khảo sát ĐCCT thường tiến hành các nội dung sau:
1) Thu thập các tài liệu có sẵn của vùng, tổng hợp và phân tích các tài liệu thu được, trên cơ sở đó đề ra hướng khảo sát và nhiệm vụ tiếp theo (rút ngắn thời gian, giảm khối lượng, giá thành khảo sát)
2) Tiến hành khảo sát thực địa bằng các phương pháp khác nhau (đo vẽ bản đồ, địa vật lý, khoan đào thăm dò…) để làm sang tỏ những điều kiện ĐCCT còn tồn tại. Chọn các phương pháp sao cho có thể thu được các kết quả khảo sát nhanh nhất hiệu quả và đỡ tốn kém nhất
3) Tiến hành thí nghiệm trên hiện trường và trong phòng để xác định phần định tính, định lượng đất đá khu vực xây dựng. Cụ thể là phải xác định các tính chất và chỉ tiêu cơ lý của đất đá, của nước dưới đất
4) Tiến hành khảo sát bổ sung trên những nơi mà điều kiện ĐCCT không thuận lợi để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa có hiệu quả nhất
5) Chính lý các tài liệu thu được để chọn các trị số tính toán trung bình đặc trưng cho một tính chất nào đó để sử dụng trong tính toán thiết kế, thi công và sử dụng công trình (loại bỏ các giá trị ngẫu nhiên, khả nghi, không đúng do sai sót về tính toán, chọn mẫu và trường hợp đặc biệt
6) Phải có chế độ quan trắc thường xuyên khi sử dụng, khai thác công trình nhằm theo sự biến đổi các tính chất của đất đá, sự phát sinh của các hiện tượng và các quá trình địa chất cũng như hiệu quả của các biện pháp xử lý ngăn ngừa đã sử dụng, phát hiện kịp thời các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra.
- Yêu cầu SV chuẩn bị:
Bài giảng 13: Các giai đoạn và các phương pháp khảo sát ĐCCT.
Chương 5 Mục 5.2 + 5.3
Tiết thứ: 25- 26 Tuần thứ: 13
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu chung về khảo sát ĐCCT và các phương pháp khảo sát ĐCCT.
+ Yêu cầu hiểu được mục đích, nhiệm vụ và nội dung khảo sát ĐCCT, nắm được các phương pháp khảo sát ĐCCT.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính: