- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp
4.4. Hiện tượng Cáctơ.
- Khái niệm chung: Cactơ là hiện tượng địa chất tự nhiên do tác dụng hòa tan của nước đối với các loại đá dễ hòa tan. Kết quả của quá trình hòa tan là hình thành trong đá những hình thái đặc biệt như: hang động, sông suối ngầm...tạo nên những qui luật vận động đặc biệt của nước dưới đất trong vùng cactơ.
+ Ở vùng đá vôi, cactơ phát triển mạnh gây rất nhiều khó khăn và tốn kém cho việc xây dựng công trình: gây thấm mất nước ở nền đập, hồ chứa...;
+ Sự có mặt của hang động cactơ gây khó khăn cho công tác tháo khô trong vùng khai thác mỏ, xây dựng công trình ngầm;
+ Cactơ phát triển ngầm dưới đất có thể gây hiện tượng sụt hoặc biến dạng nền đất dẫn tới mất ổn định các công trình trên mặt đất.
- Các hình thái Cáctơ:
+ Đá tai mèo và rừng đá.
+ Phễu cáctơ và động hút nước. + Động cáctơ và sông ngầm. + Vùng trũng và thung lũng cáctơ.
- Điều kiện phát sinh, phát triển cáctơ: 2 điều kiện.
+ Điều kiện về đá: Đá phải có tính hòa tan và phải có tính thấm nước + Điều kiện về nước: Nước phải có tính ăn mòn và nước phải luôn luôn vận động
- Biện pháp xử lý:
+ Phương pháp nghiên cứu: Chiều sâu, thế nằm đá hòa tan, cường độ phát triển, độ thấm nước...
Chiều sâu, thế nằm, bề dày của đá bị hòa tan; địa hình bề mặt đá và tính chất tầng trầm tích phủ. Độ thấm nước của đá bị hòa tan; chiều sâu, thế nằm của mực nước cactơ.
Sự phân bố không gian của các loại hình cactơ trên mặt và dưới sâu cũng như cường độ phát triển, tần số xuất hiện, nguyên nhân và các điều kiện thúc đẩy nó phát triển.
Phạm vi chịu nén của công trình trong vùng cactơ và khả năng chịu tải của đá này; cột nước có áp với các công trình móng sâu, công trình ngầm và thủy lợi.
Những nguyên tắc và phương pháp đang được áp dụng để xây dựng và đảm bảo sự ổn định của các công trình trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm xây dựng và khai thác nhiều công trình trong khu vực nghiên cứu.
+ Biện pháp xử lý:
Sửa sang lại mặt bằng lãnh thổ (bịt khe nứt, lấp hố sụt, phễu), điều tiết dòng chảy và làm kênh tiêu thoát nước.
Gia cố đất đá theo hướng tăng tính liền khối, độ bền, độ ổn định và độ cách nước của đá bằng cách phụt xi măng vào đá.
Làm màn chống thấm đề phòng mất nước do thấm quan nền hoặc vai đập bằng cách bơm vữa xi măng vào lỗ khoan đã khoan dọc theo mặt chịu áp của đập.
Các biện pháp kết cấu: điều chỉnh độ sâu đặt móng, làm đệm đá dăm, bêtông cốt thép lót dưới móng, tăng cường cốt thép cho công trình, hạn chế tầng nhà và mật độ xây dựng.
Biện pháp đê quai và giếng vây nhằm giữ nước trong hồ chứa khỏi thấm mất nước đi theo các phễu, hang động cactơ. Với cactơ ngầm thì tiến hành khoan phụt vữa để lấp nhét khe hở, hang động; vữa thông thường là ximăng, sét, bitum.
Giảm khả năng hòa tan của nước bằng phương pháp trung hòa. Người ta cho muối khoáng vào nước, làm cho nước bão hòa các thành phần vật chất. Tại vùng cactơ phát triển phức tạp, thường tiến hành phối hợp nhiều biện pháp để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới công trình.
- Cáctơ ở Việt Nam: Ở nước ta, các vùng phân bố đá vôi rất rộng rãi; trước hết là ở Bắc Bộ, Trung Bộ và ít hơn là ở Nam Bộ. Tổng diện tích đá vôi chiếm 1/6 diện tích toàn quốc, riêng miền Bắc diện tích phân bố đá vôi khoảng 50 000Km2 chiếm 1/3 diện tích toàn miền Bắc
Bài giảng 11: Hiện tượng trượt đất đá. Hiện tượng động đất.
Chương 4 Mục 4.5 + 4.6
Tiết thứ: 21- 22 Tuần thứ: 11
- Mục đích, yêu cầu:
+ Giới thiệu về các hiện tượngtrượt đất đá và hiện tượng động đất. + Yêu cầu hiểu được các hiện tượng trên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 2t; Tự học, tự nghiên cứu: 2t.
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công
- Nội dung chính: