Hiện tượngtrượt đất đá.

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất công trình (Trang 32)

- Yêu cầu SV chuẩn bị: Tự đọc trước khi lên lớp

4.5. Hiện tượngtrượt đất đá.

- Khái niệm chung: Khối trượt là khối đất đá đã hoặc đang trườn về phía dưới sườn dốc, mái dốc (sườn nhân tạo) do ảnh hưởng của trọng lực, áp lực thuỷ động, lực địa chấn và một số các lực khác.

+ Hiện tượng trượt làm biến đổi địa hình mặt đất, mất ổn định công trình. + Trượt ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi điều kiện tự nhiên nói chung và sự phát triển của nhiều quá trình điạ chất khác thường có liên quan đến nguồn gốc với nó.

+ Hiện tượng trượt tạo ra vật liệu đất đá trượt, về sau đất đá trượt rất dễ bị rửa xói và trong các thung lũng sông miền núi, các thành tạo đất đá trượt sẽ tham gia vào sự phát triển hịên tượng lũ bùn đá. Ở các đới ven bờ của biển hồ, hồ chứa và sông hiện tượng trượt hay phá huỷ bờ và sườn bờ.

- Các yếu tố trượt:

(1) Thân trượt, (2) mặt trượt, (3) chân trượt, (4) đỉnh trượt - Nguyên nhân gây trượt:

+ Sự tăng cao độ dốc của sườn. + Sự giảm độ bền của đất đá.

+ Tác động của áp lực thủy động và thủy tĩnh. + Sự biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá. + Tác động bên ngoài.

- Các giai đoạn trượt và phân loại trượt:

+ Thời kỳ chuẩn bị trượt: thời kỳ làm giảm dần độ ổn định của các khối đất đá;

+ Thời kỳ thành tạo trượt thực thụ: thời kỳ độ ổn định của đất mất đi tương đối nhanh hoặc rất đột ngột;

- Các biện pháp xử lý trượt:

+ Chấm dứt tác động của các nguyên nhân gây trượt như làm tường chắn sóng, tường hướng dòng để tránh tác dụng đào xói chân dốc của nước mặt

+ Thoát nước dưới đất, bạt mái dốc

+ Chống sự dịch chuyển của đất đá bằng các công trình chắn giữ khối trượt, cọc, tường chắn, bệ phản áp.

+ Tăng cường độ đất đá bằng các phương pháp xi măng hoá, sét hóa, điện hoá…

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất công trình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)