tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay

16 2.6K 9
tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI TÀI SẢN BẢO ĐẢM HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015 2 MỤC LỤC Trang I. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO 3 1. TÀI SẢN BẢO ĐẢM : Khái niệm – Đặc điểm – Vai trò 3 2. CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN 4 2.1 Cầm cố tài sản của 4 2.2 Thế chấp tài sản 4 2.3 Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba 5 2.4 Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay 6 II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TÀI SẢN BẢO ĐẢM HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 7 1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CỦA HÌNH THỨC BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY 7 1.1 Đối với khách hàng vay 7 1.2 Đối với tài sản hình thành từ vốn vay 8 1.3 Xác định giá trị TS bảo đảm hình thành từ vốn vay 9 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DÙNG HÌNH THỨC CHO VAY BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY 9 2.1 Đối với khách hàng vay 9 2.2 Đối với Ngân hàng thương mại 10 3. THỰC TIỀN ÁP DỤNG CHO VAY BẰNG TSBĐ HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI 2 NHTM VIỆT NAM 11 III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY 13 3 I. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO 1. TÀI SẢN BẢO ĐẢM : Khái niệm – Đặc điểm – Vai trò 1.1. Khái niệm: Theo khoản 7 điều 3 và khoản 1, 2 điều 4 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Thủ tướng chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 13/01/2007 quy định: Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. 1.2. Đặc điểm: Tài sản bảo đảm có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm là tài sản của người đi vay, hoặc tài sản bảo đảm có thể là tín chấp hay bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng và khách hàng có thể sử dụng Tài sản bảo đảm dưới hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay chính là là tài sản hình thành trong tương lai tức là chưa hình thành hay chưa tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng giao dịch bảo đảm. Tài sản bảo đảm chưa thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm. Có thể nói, TSBĐ hình thành trong tương lai là một loại tài sản mang tính đặc thù. 1.3. Vai trò: Đối với Ngân hàng thương mại, tài sản bảo đảm là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng, hạn chế được tâm lý ỷ lại vào vốn vay của khách hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ và hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng. 4 Đối với khách hàng, tài sản bảo đảm là cơ sở rằng buộc khách hàng phải có trách nhiệm sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ cho ngân hàng và đồng thời hình thức tín dụng này cũng giúp khách hàng hạn chế bị ngân hàng phát mãi tài sản. 2. CÁC HÌNH THỨC BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN 2.1 Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho TCTD (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hay nói cách khác, cầm cố trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc người đi vay dùng động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vay tại ngân hàng. Nó là một hợp đồng phụ gắn liền với nghĩa vụ chính – nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Bên nhân cầm cố có quyền giữ và quản lý tài sản cầm cố đó trong thời gian bên cầm cố chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ. Đối tượng của cầm cố là động sản, bao gồm cả quyền tài sản đáp ưng scacs yêu cầu sau: + Động sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm. + Động sản có giá trị chuyển nhượng hoặc mua, bán dễ dàng (được phép giao dịch) và không có tranh chấp. + Bên bảo đảm mua bảo hiểm đối với tài sản (động sản) mà pháp luật qui định phải được bảo hiểm. Các loại tài sản cầm cố gồm: + Máy móc ,thiết bị, hàng tiêu dùng, + Kim khí đá quý , ngoại tệ, số dư, tàu biển, tàu bay, + Chứng từ có giá, quyền khai thác tài nguyên, quyền phát sinh… 2.2 Thế chấp tài sản: 5 Thế chấp tài sản là việc một bên vay vốn dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay và không chuyển giao tài sản đó cho bên cho vay. Tài sản thế chấp do bên đi vay giữ và tiếp tục sử dụng. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Việc thế chấp tài sản phải được thực hiện theo quy trình, lập hồ sơ thế chấp gồm các loại giấy tờ có liên quan như giấy đề nghị vay vốn có thế chấp TS, giấy CN quyền sở hữu, tờ khai thuế trước bạ, thuế chuyền quyền sử dụng đất, tài liệu kỹ thuật, tài liệu khác có liên quan… lập thành văn bản, hợp đồng thế chấp, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong hợp đồng thế chấp thường quy định rõ số tiền cho vay được bảo đảm bằng TSTC, thời hạn thế chấp, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, phương thức xử lý khi vi phạm hợp đồng và cam kết của các bên lien quan để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong một số trường hợp pháp luật có quy định văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì việc thế chấp tài sản phải tuân thủ các hình thức đó. Đối tượng của TSTC là động sản, bất động sản, quyền sở hữu tài sản. TSTC gồm có: + Nhà ở, đất ở, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất, + Quyền sử dụng đất, vật phụ gắn lien ftreen đất, tàu biển, tàu bay, + Tài sản khác, hoa lợi, lợi tức, bảo hiểm… 2.3. Bảo lãnh của bên thứ ba: Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: + Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 6 + Mục đích đề nghị bảo lãnh là hợp pháp. + Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng + Phải có tài sản đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Quy định về đảm bảo cho bảo lãnh nói rõ: "Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật". + Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong thời hạn cam kết. +Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì ngoài các điều kiện trên, khách hàng còn phải thực hiện các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối và các quy định có liên quan khác. + Đối với trường hợp nhận bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về thương phiếu. Khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh thì các quan hệ sau đây phát sinh: + Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh). + Thứ hai, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng với khách hàng (bên có nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh) phát sinh do thoả thuận giữa các bên trong việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng và nghĩa vụ hoàn trả của khách hàng với tổ chức tín dụng. 2.4 Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay: Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai, tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm. 7 Hình thức này được sử dụng phổ biến đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài như: cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mu axe con… Mức cho vay của ngân hàng dực vào khả năng tài chính của khách hàng, thường tối đa 50-60 % giạ trị tài snar mua sắm. Sau khi được phê duyệt cho va, ngân hàng mở tài khoản giữ hộ và chờ thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ ( thời điểm nhận nợ là thời điểm ngân hàng chuyển tiền cho người bán). Khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản của mình tại ngân hàng, ngân hàng cho vay sẽ thanh toán cho người bán 100% giá trị tài sản và đề nghị giao tài sản cho khách hàng, trên cơ sở đó người bán giao tài sản cho khách hàng và khách hàng chịu trách nhiệm đăng ký, lưu hàng, mua bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm là ngân hàng cho vay và chuyển toàn bộ giấy tờ cho ngân hàng. Ngân hàng ký hợp đồng cầm cố và giao bản sao cho khách hàng, thực hiện đăng ký hợp đồng cầm cố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ta sẽ đi sâu vào tìm hiều hình thức TSBĐ này ở mục II. II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TÀI SẢN BẢO ĐẢM HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CỦA HÌNH THỨC BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Đối với khách hàng vay: Khách hàng vay phải: Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Có mục đích vay hợp pháp, có khả năng tài chính và có các nguồn thu nhập hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Có dự án đầu tư phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. 8 Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đáp ứng được một trong ba trường hợp sau đây: + Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống , tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. + Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. + Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. 1.2. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải là “vật” xác định được, bao gồm động sản, bất động sản, vật chính, vật phụ, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại…, cụ thể: + Quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng của khách hàng vay: Đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải xác định được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó và dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì khách hàng vay phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luât. + Tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp. + Đối với tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay là vật tư, hàng hóa thì các ngân hàng phải có khả năng quản lý, giám sát tài sản bảo đảm. + Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng. 9 Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm, và tài sản đó chưa được hình thành. Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai dùng vào việc bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, nhưng hiện tại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. 1.3. Xác định giá trị TS bảo đảm hình thành từ vốn vay: Tùy theo từng ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau về cách xác định giá trị tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay dùng để ra quyết định mức cho vay và ký hợp đồng bảo đảm được xác định trên cơ sở phương án, dự án được duyệt. Mức cho vay thường dao động từ 50 – 85% tuỳ theo từng loại tài sản đảm bảo. Riêng giá trị quyền sử dụng đất, mức cho vay tối đa bằng 50%. 2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DÙNG HÌNH THỨC CHO VAY BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY 2.1 Đối với khách hàng vay: Với đa số khách hàng, việc vay vốn tín dụng để đầu tư vào tài sản cố định và lấy tài sản cố định đó làm tải sản bảo đảm cho số vốn mình vay làm một hình thức tín dụng thuận lợi. Chỉ cần chứng minh được thu nhập, năng lực tài chính đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và hồ sơ mua TSCĐ kèm cam kết bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản cho Ngân hàng khi tài sản được hoàn tất các thủ tục về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng; sau đó Ngân hàng xác minh lại thông tin khách hàng cung cấp để từ đó đưa ra quyết định ký hợp đồng bảo đảm và hỗ trợ cho vay vốn theo một tỷ lệ nhất định, mức tối đa Ngân hàng hộ trợ cho vay có thể lên đến 85%, tuy nhiên thường thì các ngân hàng sẽ cho vay khoảng 50-70% giá trị TSBĐ, và sẽ yêu cầu khách hàng trả nợ trong vòng 4-15 năm tùy vào loại TSBĐ cũng như thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay khách hàng vẫn được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi và lợi tức từ TSBĐ đó. Tuy nhiên, hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng, đặc biệt là khi nền kinh tế rơi vào lạm phát, lãi suất cho vay 10 của ngân hàng biến động tăng quá cao cộng với khoản phí quản lý TSBĐ cũng tăng lên, khiến khách hàng phải trả một khoản chi phí lãi vay + phí khá cao. Bên cạnh đó việc tiếp cận vốn vay cũng là một khó khăn đối với khách hàng, mặc dù quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước trong trường hợp vay vốn bằng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay thì chủ đầu tư phải có ít nhất 15% vốn tự có nhưng các ngân hàng lại hiếm khi hoặc không áp dụng tỷ lệ này mà thông thường áp dụng tỷ lệ 30- 50%. Đặc biệt trong giai đoạn nay, khi chính phủ đang đưa ra yêu cầu các TCTD phải duy trì mức dư nợ tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất đến hạn cuối là 30/06/2011 phải đạt dưới 22%. Với quy định này, các khách hàng có nhu cầu vay vốn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay càng khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản dự án. Một vấn đề nữa đối với khách hàng khi vay vốn có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay đó là khả năng chuyển đổi tài sản đó cho người khác gặp nhiều khó khăn, vì một lý do nào đó, khách hàng không muốn đầu tư vào tài sản đó nữa, nhưng khi muốn bán hoặc sang tên cho người khác thì gặp phải một loạt các thủ tục pháp lý rất khó khăn, đặc biệt là trong khâu công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng. Khi ký hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng không được bán, trao đổi,chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê, góp vốn bằng TSBĐ khi chưa có biện pháp đảm bảo khác để bảo đảm nghĩa vụ cho Ngân hàng và chưa được sự đồng ý bằng văn bản của ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản, xử lý TSBĐ (nếu có); đồng thời phải mua bảo hiểm cho TSBĐ trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và quyền thụ hưởng bảo hiểm thuộc về ngân hàng, giấy tờ bảo hiểm do ngân hàng giữ. 2.2. Đối với ngân hàng thương mại Việt nam: Đa số các ngân hàng thương mại đều thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của mình bằng nhiều cách, trong đó có hình thức cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Với hình thức tín dụng này các ngân hàng sẽ thu được lãi vay cùng phí quản lý TSBĐ khá cao. [...]... Loại tiền vay: VND hoặc USD o Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng  Cho vay có tài sản khác làm đảm bảo thì mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay nhưng không được vượt quá tỷ lệ cho vay quy định của MHB đối với từng loại tài sản đảm bảo  Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay : mức cho vay tối đa 60% giá trị tài sản đảm bảo  Cho vay không... QUẢ HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY Đảm bảo tín dụng bằng TSBĐ, đặc biệt là TSBĐ hình thành từ vốn vay được đánh giá là mức độ rủi ro rất cao Trong thời gian qua các ngân hàng thương mại Việt nam khi sử dụng hình thức tín dụng có TSBĐ hình thành từ vốn vay còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và bất cập như: Vướng mắc trong việc công chứng hợp đồng Hợp đồng bảo đảm đối với TSBĐ hình. .. tài sản hình thành trong tương lai liên quan đến nhà thì giao dịch bảo đảm phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến bất động sản Việc giải ngân của bên nhận thế chấp cho bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai phải tuỳ thuộc vào tiến độ hình thành tài sản Mục đích vay vốn phải phục vụ trực tiếp cho việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, tức là tài sản hình thành. .. khi nhận TSBĐ hình thành từ vốn vay được quyền giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng và quản lý các giấy tờ liên quan đến TSBĐ Ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ khi bên vay vi phạm hợp đồng bảo đảm Tuy nhiên TSBĐ hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai nên tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, rõ ràng tài sản chỉ được xem là chưa hình thành hoặc đang... đưa ra là nên hình thành một chế định thống nhất và hệ thống về tài sản hình thành trong tương lai một cách cụ thể, áp dụng cho mọi khâu của giao dịch bảo đảm như việc xác định tài sản, trình tự thủ tục giao kết hợp đồng, đăng ký gao dịch bảo đảm và xử lý tài sản thế chấp Các nội dung của chế định gồm các nội dung chính như: Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa được hình thành đầy đủ trong... sản hình thành từ vốn vay Phạm vi xử lý tài sản phụ thuộc vào mức độ xác lập quyền sở hữu của bên thế chấp đối với tài sản Như vậy qua một số tìm hiểu ở trên, có thể kết luận rằng TSBĐ hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai và đây là một loại tài sản mang tính đặc thù Cần có một hệ thống đầy đủ các qui định riêng, cụ thể điều chỉnh các giao dịch bảo đảm bằng loại tài sản này Các qui... vụ được bảo đảm là “có thật” và “phải được xác định cụ thể”, do vậy không thể công chứng các hợp đồng bảo đảm với TSBĐ hình thành từ vốn vay, vì đối tượng của các hợp đồng này có đặc điểm là tài sản hình thành trong tương lai và không thể xác nhận cho hợp đồng, giao dịch bảo đảm với quy định sẽ bảo đảm cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh từ các hợp đồng tín dụng, giao dịch tiền vay được hình thành sau... giao dịch đó là vật bảo đảm được hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ được hình thành trong tương lai, đồng thời nêu rõ căn cứ để hình thành nghĩa vụ dân sự và phần nào TSBĐ đó để chứng minh rằng trong tương lai nghĩa vụ hoặc tài sản đó sẽ được hình thành đúng và đầy đủ theo cam kết trong hợp đồng bảo đảm, thuộc sở hữu của bên bảo đảm Vướng mắc trong việc xác định tài sản hình thành trong tương lai... việc làm xưởng) với các thông tin sau: - Số tiền vay: được xác định dựa trên tổng giá trị bất động sản, nhu cầu vay của khách hàng - Thời hạn khoản vay: tùy thuộc vào mục đích vay và nguồn trả nợ của khách hàng (tối đa 20 năm) - Tài sản đảm bảo: Chính là tài sản hình thành từ vốn vay - Tỷ lệ vay /tài sản đảm bảo: tối đa 70% - Phương thức trả nợ: Doanh nghiệp có thể trả gốc hàng tháng hoặc hàng quý (có thể... cụ thể về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, nhưng lại chưa quy định cụ thể việc bán, xử lý TSBĐ hình thành từ vốn vay để các Ngân hàng áp dụng 3 THỰC TIỀN ÁP DỤNG CHO VAY BẰNG TSBĐ HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI 2 NHTM VIỆT NAM Ngân hàng Đông Nam Á SeABank đang hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn (mua bất động sản cho việc làm xưởng) với các thông tin sau: - Số tiền vay: được xác định . sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai sử dụng vào giao dịch bảo đảm, và tài sản đó chưa được hình thành. Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình. chức tín dụng. 2.4 Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay: Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là tài sản hình thành trong tương lai, tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa. hàng có thể sử dụng Tài sản bảo đảm dưới hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay chính là là tài sản hình thành trong tương

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan